【persikabo 1973】Sắp xếp kế hoạch học tập hợp lý cho sinh viên
Một số trường đã chuẩn bị khẩu trang y tế phát tặng khi sinh viên đi học trở lại
Điều chỉnh kế hoạch giảng dạy
Nguyễn Minh Thanh,ắpxếpkếhoạchhọctậphợplýchosinhviêpersikabo 1973 sinh viên một trường ĐH tại Huế lo ngại, sau một tuần được nghỉ để phòng dịch virus Corona thì nhà trường lại thông báo cho sinh viên nghỉ thêm một tuần. Với tình hình dịch hiện nay, thời gian chính thức đi học trở lại vẫn chưa chắc chắn, song lo ngại lớn nhất là sau kỳ nghỉ kéo dài này, sinh viên phải đối mặt với lịch học bù dày.
Trao đổi với đại diện nhiều cơ sở đào tạo, hiện nhiều trường đã chuẩn bị các phương án đảm bảo kế hoạch học tập hợp lý cho sinh viên, đồng thời khẳng định sẽ không tập trung dạy bù dồn dập khi hết dịch. TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Phú Xuân cho biết, sau 1 tuần nghỉ để phòng dịch virus Corona, hiện nhà trường đã chuẩn bị về mọi mặt để tuần tiếp theo sẽ chuyển sang đào tạo trực tuyến trong thời gian còn dịch.
“Trước đây, nhà trường đã có đào tạo trực tuyến phối hợp với hình thức dạy trực tiếp trên lớp, chủ yếu là môn tiếng Anh. Trong tuần tới, sẽ áp dụng đại trà và mở rộng hơn ở các môn để đảm bảo kế hoạch giảng dạy không bị gián đoạn. Đối với một số học phần phải nghỉ thời gian qua, nhà trường sẽ có kế hoạch học bù, song sẽ giãn thời gian hợp lý”, ông Minh cho biết.
Các trường đang điều chỉnh kế hoạch giảng dạy đảm bảo lịch học hợp lý cho sinh viên trong thời gian tới
Đối với các cơ sở giáo dục thành viên của ĐH Huế, phương án phổ biến nhất là điều chỉnh kế hoạch giảng dạy. ThS. Phan Thanh Tiến, Phó trưởng phòng Đào tạo ĐH, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế cho biết, tại trường có một số học phần được đào tạo trực tuyến. Trong thời gian tới, nhà trường sẽ ưu tiên cho giảng dạy các học phần có đào tạo trực tuyến trước, sau đó khi hết dịch, sẽ đổi kế hoạch trả lại thời gian cho các học phần không đào tạo trực tuyến. Kế hoạch tổ chức đào tạo của một học kỳ là 15 tuần nhưng nhà trường bố trí thêm một tuần dự trữ. Nếu chỉ nghỉ học hai tuần thì thời gian dạy bù đối với các học phần không dạy trực tuyến chỉ là một tuần. “Khi hết dịch, chúng tôi sẽ thống kê tình hình dạy học để tính toán, sẽ không để sinh viên học bù liên tục mà có thể kéo dài hơn để sinh viên nghỉ hè muộn hơn vài ngày”, ThS. Phan Thanh Tiến cho biết.
Hiện, các trường ĐH cũng đã họp để chuẩn bị các phương án tổ chức dạy học cũng như kế hoạch thi kết thúc học phần đối với một số môn. PGS.TS. Võ Viết Minh Nhật, Phó Trưởng Ban Đào tạo ĐH Huế cho biết, việc cho sinh viên tạm nghỉ học chắc chắn có ảnh hưởng đến kế hoạch chung trong đào tạo, song các trường đều có phương án điều tiết hợp lý, sinh viên không nên quá lo lắng.
Theo dõi kỹ sinh viên
Hiện nay, các trường cũng đã thực hiện một số biện pháp khử trùng, vệ sinh môi trường, nhất là trang bị xà phòng diệt khuẩn để cán bộ và sinh viên sử dụng. Đồng thời, các trường cũng liên tục phát đi các thông tin, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh đến sinh viên.
Sinh viên ở ký túc xá cũng được theo dõi quá trình đi lại, tình hình sức khỏe thường xuyên
Lực lượng sinh viên ở các cơ sở đào tạo, nhất là các trường thuộc ĐH Huế khá đông, với khoảng 40.000 sinh viên hệ chính quy, đến từ nhiều địa phương trong cả nước nên các trường cũng đang triển khai theo dõi kỹ. TS. Nguyễn Quang Phục, Trưởng Phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế cho biết, hiện nhà trường đang làm các phiếu thăm dò sinh viên qua hệ thống trực tuyến, tập trung các câu hỏi về thời gian sinh viên nghỉ học có đi du lịch đến các vùng có dịch hoặc tiếp xúc với người nghi nhiễm, gia đình có ai đi từ vùng dịch trở về, vấn đề sức khỏe hiện tại… Đối với các trường hợp có thông tin cần phải xác minh thì tiếp tục liên lạc phụ huynh.
“Hiện, đã có hơn 3.000 sinh viên của trường phản hồi thông tin. Chúng tôi cũng dựa vào dữ liệu này để có kế hoạch hợp lý khi sinh viên đi học trở lại”, TS. Nguyễn Quang Phục nhấn mạnh.
Ngoài giải pháp trên, một số trường đang triển khai hệ thống kiểm soát tình hình qua mạng lưới giáo viên cố vấn, chia nhỏ các nhóm theo đầu mối để nắm chắc thông tin sinh viên, đồng thời thực hiện chế độ báo cáo vào buổi chiều mỗi ngày. Đối với những trường hợp đáng lo ngại sẽ có báo cáo lên ban chỉ đạo phòng chống dịch để có kế hoạch hợp lý.
Theo đại diện một số trường, qua theo dõi tình hình trước khi sinh viên đi học trở lại, trường hợp có dấu hiệu sức khỏe đáng ngại sẽ được tạo điều kiện để theo dõi sức khỏe kỹ hơn trước khi đến giảng đường. Bên cạnh đó, một số trường cũng sẽ phát khẩu trang y tế miễn phí cho sinh viên khi đi học trở lại.
Bài, ảnh: Hữu Phúc
(责任编辑:World Cup)
- ·Hợp tác công tư PPP phát triển hạ tầng: Cách nào hấp dẫn nhà đầu tư?
- ·Xây dựng trạm sạc xe điện miễn phí: 'Khó và tốn kém nhưng Việt Nam đã làm được'
- ·Vô tình mua cu li trong sách đỏ về làm cảnh, người đàn ông giao nộp kiểm lâm
- ·Người dùng xe máy điện có bắt buộc phải đăng ký và gắn biển số?
- ·Ngày 4/1: Giá gạo trong nước, gạo xuất khẩu tiếp tục giảm nhẹ
- ·Bất ngờ về sự khác biệt giữa xe máy điện và xe đạp điện
- ·Việt Nam cần thêm 56 GW điện tái tạo để đạt mức trung hòa khí hậu năm 2050
- ·Một số nhược điểm của xe máy điện ít người biết
- ·Kỳ vọng thanh khoản chứng khoán sớm đảo chiều
- ·'Phủ xanh' sàn thương mại điện tử
- ·Thông tin mới nhất về quy định chụp ảnh chủ thuê bao di động
- ·Kinh tế xanh ở Việt Nam còn rất khiêm tốn
- ·Vinamilk được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp trách nhiệm châu Á
- ·Trung Quốc lại đột phá phát minh, tạo ra pin lithium thể rắn mới
- ·Thời tiết ảnh hưởng do bão số 1, Hải Phòng và Quảng Ninh cấm biển
- ·Ô nhiễm không khí trong nhà
- ·Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero tại Hội nghị sữa
- ·Chủ xe điện VinFast được gửi miễn phí, sạc miễn phí ở nhiều điểm
- ·Nhận định, soi kèo Lens vs Toulouse, 21h00 ngày 5/1: 7 lần thất bại
- ·Góp ý dịch vụ của Xanh SM, khách có thể nhận tới 5 triệu đồng