【kq serie b brazil】Nên ra Nghị quyết hay xây dựng thành Luật Thừa phát lại?
Nhiều kết quả tích cực sau thí điểm
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết,ênraNghịquyếthayxâydựngthànhLuậtThừaphátlạkq serie b brazil tính đến hết ngày 30/9/2015, các văn phòng TPL đã tống đạt 939.544 văn bản, thu được gần 70 tỷ đồng, trong đó, tại TP. Hồ Chí Minh đã tống đạt được 579.642 văn bản, thu hơn 40,7 tỷ đồng. Nhìn chung, việc tống đạt văn bản của TPL đã hỗ trợ tích cực cho tòa án và cơ quan thi hành án dân sự tập trung thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính của mình.
Đối với hoạt động lập vi bằng, các văn phòng TPL đã lập và đăng ký được 42.911 vi bằng, thu gần 59 tỷ đồng. Với nhiều nội dung khá phong phú, việc lập vi bằng góp phần bổ sung nguồn chứng cứ, giúp các bên đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, hạn chế tranh chấp, đồng thời giúp cơ quan tài phán xem xét, giải quyết vụ việc khách quan, đúng pháp luật.
“Đây được coi là hoạt động mang lại hiệu quả tốt nhất trong các hoạt động của TPL trong thời gian thí điểm”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhấn mạnh.
Cũng theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường, hoạt động xác minh điều kiện thi hành án, các văn phòng TPL đã xác minh điều kiện thi hành án 885 vụ việc, thu được hơn 3,2 tỷ đồng. Qua đó người dân có thêm công cụ hỗ trợ tích cực cho việc bảo đảm quyền lợi hợp pháp của mình trong quá trình thi hành án, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự.
Riêng với hoạt động trực tiếp tổ chức thi hành án, các văn phòng TPL đã trực tiếp tổ chức thi hành án 378 vụ việc, thu được gần 4,6 tỷ đồng; góp phần giảm tải cho cơ quan thi hành án, tạo thêm cơ chế để người dân lựa chọn tổ chức thi hành hiệu quả bản án, quyết định cho mình.
Cơ bản tán thành với với đánh giá của Chính phủ về kết quả thực hiện thí điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp (UBTP) Nguyễn Văn Hiện cũng cho rằng, hoạt động TPL đã xác định được vị trí của mình trong đời sống xã hội, tạo lập một loại hình dịch vụ pháp lý mới để người dân lựa chọn. Sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng hoạt động của các văn phòng TPL khẳng định chủ trương và nội dung thí điểm đã thành công bước đầu, nhất là trong điều kiện các loại hình dịch vụ TPL cung cấp có tính chất khá mới so với hệ thống pháp luật hiện hành.
Chỉ ra Nghị quyết hay xây thành Luật?
Theo Tờ trình của Chính phủ, dự thảo Nghị quyết về việc thực hiện chế định TPL được soạn thảo dưới hình thức là nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật, bao gồm 9 điều quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước về TPL, trong đó, các điều cơ bản được nâng từ quy định hiện hành của Chính phủ.
Chủ nhiệm Nguyễn Văn Hiện cho biết, căn cứ Nghị quyết số 36 của Quốc hội, đến 31/12/2015, thời hạn thí điểm chế định TPL phải kết thúc, từ kết quả tổng kết thực hiện thí điểm, UBTP tán thành với Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về chế định TPL theo hướng: Chấm dứt thí điểm và cho phép chính thức hoạt động TPL trong phạm vi cả nước.
Tuy nhiên, phương án cụ thể về hình thức, nội dung của Nghị quyết này hiện còn 2 loại ý kiến.
Theo đó, loại ý kiến thứ nhất cho rằng, hình thức nghị quyết của Quốc hội có chứa quy phạm pháp luật chỉ nên áp dụng đối với thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh, cần được kiểm nghiệm trong thực tế. Việc thí điểm TPL đã hết thời hạn, do đó nếu ban hành Nghị quyết như dự thảo của Chính phủ trình là không phù hợp.
Hơn nữa, một số nội dung trong dự thảo Nghị quyết vẫn còn ý kiến khác nhau, nên cần được nghiên cứu kỹ hơn. Vì vậy, “đề nghị Quốc hội ban hành nghị quyết cho chấm dứt thí điểm, công nhận kết quả thí điểm và tính pháp lý của các tổ chức TPL đã thành lập, xác định rõ: Các tổ chức TPL tiếp tục hoạt động theo quy định hiện hành của Chính phủ từ ngày 1/1/2016 cho đến khi Quốc hội ban hành Luật TPL. Đồng thời, giao Chính phủ chuẩn bị dự án Luật TPL để đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội Khóa XIV", Chủ nhiệm UBTP cho biết.
Theo ông Nguyễn Văn Hiện, đây cũng là ý kiến được đa số thành viên UBTP tán thành.
Loại ý kiến thứ hai thì cho rằng, cơ bản tán thành với Tờ trình của Chính phủ về việc ban hành Nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, Nghị quyết chỉ nên quy định một số vấn đề cơ bản như: Chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức, hoạt động của TPL; tiêu chuẩn TPL; các điều cấm đối với TPL và vấn đề quản lý nhà nước đối với TPL.
Trên cơ sở đó, giao Chính phủ quy định chi tiết nhằm tháo gỡ những vướng mắc về pháp lý, tạo điều kiện để TPL mở rộng và nâng cao hiệu quả công việc xác minh điều kiện thi hành án và tổ chức thi hành án dân sự./.
Duy Thái
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tiền thóc có đủ tiền thuốc?
- ·Bất ổn ở chính trường nước Anh
- ·Kỷ niệm 60 năm ‘đứa con đầu lòng’ của ngành công nghiệp điện miền Bắc
- ·Nga đóng “hành lang ngũ cốc” ở Biển Đen: Khẩu chiến về khủng hoảng lương thực
- ·Phải ở 10 năm mới có quyền bán nhà thu nhập thấp?
- ·Bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ: Tổng thống Biden đối mặt với nhiều khó khăn
- ·Quy trình pháp lý về các dự án thuỷ điện: Nhìn từ những dẫn chứng cụ thể!
- ·Ngăn chặn hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp
- ·Con ước được chữa khỏi bệnh, còn không cho con chết đi
- ·Đại sứ Đan Mạch: Thái tử Frederick rất mong chờ quay trở lại Việt Nam
- ·“Anh có muốn tình một đêm?”
- ·Vỡ đập thủy điện tại Lào: Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ
- ·Cục Cảnh sát hình sự triển khai các quyết định về tổ chức, cán bộ
- ·Vượt qua nhiều thách thức, thu ngân sách nhà nước năm 2020 đạt 98%
- ·Chủ tịch UBND tỉnh – Nguyễn Văn Út tiếp và làm việc với Tập đoàn Tripod
- ·Quy tụ người tài đức dốc lòng vì nước
- ·Thái tử kế vị Đan Mạch thăm Việt Nam góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương
- ·Sức vươn công nghiệp hoá ở nơi “chim Việt đậu cành Nam”
- ·Sổ đỏ bị mất, xử lý thế nào?
- ·Phát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ phục vụ xuất khẩu