会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ti so bing da】Sức vươn công nghiệp hoá ở nơi “chim Việt đậu cành Nam”!

【ti so bing da】Sức vươn công nghiệp hoá ở nơi “chim Việt đậu cành Nam”

时间:2024-12-23 06:40:00 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:566次

Những chuyển động mới bắt đầu từ tầm nhìn,ứcvươncôngnghiệphoáởnơichimViệtđậucàti so bing da chủ trương quan tâm phát triển công nghiệp, sáng tạo trong thu hút đầu tư, xây dựng hạ tầng giao thông, công nghiệp…

Những chỉ số trongsổ tay Bí thư tỉnh uỷ

Mới đây, khi Báo Công Thương công bố bảng xếp hạng những chỉ số kinh tế quan trọng được thống kê của ngành như chỉ số phát triển công nghiệp, chỉ số kim ngạch xuất khẩu, chỉ số phát triển thương mại điện tử, chúng tôi đã tranh thủ lấy ý kiến của lãnh đạo một số tỉnh, thành về việc làm này.

Bí thư Tỉnh uỷ Nam Định Phạm Gia Túc bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới những chỉ số và bảng xếp hạng đó. Ông cho rằng, đó phải là những con số trong “sổ tay”, thậm chí nằm lòng đối với mỗi lãnh đạo địa phương. Chỉ có hiểu được sức khoẻ nền kinh tế địa phương mình, định lượng và đo đếm được kết quả phát triển bằng những con số cụ thể thì người lãnh đạo mới sớm đưa ra được những chủ trương sát đúng nhất.

Nhà lãnh đạo VCCI một thời là người hiểu chuyện đầu tư, kinh doanh và những khó khăn của doanh nghiệp nên khi trên cương vị mới, ông rất quan tâm tìm hướng phát huy tiềm năng, thế mạnh để Nam Định “vươn mình” đổi mới; có thêm nhiều chính sách thông thoáng, mở đường cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương. Bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước chảy mạnh hơn về Nam Định, nhà máy mọc lên khắp nơi, nguồn nhân lực bốn phương quy tụ về... đã biến vùng đất thuần nông, khô cằn, kém hiệu quả trở thành những khu, cụm công nghiệp trọng điểm.

Khát vọng thực hiện lời Bác dạy: Trở thành một tỉnh thật giàu có

Tháng Năm gợi nhớ ngày 21/5/1963, đánh dấu lần thứ 5 Bác Hồ về thăm Nam Định năm xưa với lời căn dặn: “Nam Định là một tỉnh ruộng đất phì nhiêu, tài nguyên phong phú, dân cần cù, có nhiều khả năng trở thành một tỉnh thật giàu có”.

Nam Định sẽ có khu công nghiệp Mỹ Thuận hơn 1.621 tỷ đồng
Ảnh minh họa

Nam Định giờ đã phát triển là trung tâm công nghiệp dệt, công nghiệp nhẹ cả nước, trung tâm thương mại - dịch vụ phía Nam của vùng Đồng bằng sông Hồng; là một trong số ít tỉnh, thành phố đi đầu cả nước trong phong trào xây dựng nông thôn mới…

Những năm qua, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện có nhiều khó khăn nhưng năm 2021, tổng sản phẩm GRDP của tỉnh đạt mức tăng từ 7,7%-8,2% so với năm 2020; Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 14%; giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 2,6 tỷ USD, tăng trên 18%; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 6.325 tỷ đồng tăng 11% so với dự toán và tăng gần 5% so với năm 2020; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 15,5%...

Quy hoạch đi trước mở ra không gian phát triển

Để phát triển, lãnh đạo Nam Định sớm xác định công tác quy hoạch phải đi trước một bước để tạo ra các không gian phát triển. Hiện Nam Định là một trong số không nhiều các tỉnh đã hoàn thành Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 các huyện, thành phố. Triển khai các bước lập Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tập trung triển khai lập các quy hoạch vùng liên huyện; các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết của các quy hoạch đã được phê duyệt, làm cơ sở xúc tiến, thu hút các nhà đầu tư.

Bí thư tỉnh uỷ Phạm Gia Túc cho biết, ông quan tâm và đánh giá cao những phát biểu của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên về những quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, năng lượng, thúc đẩy sản xuất hàng hoá mà Bộ đã và đang nỗ lực xây dựng cũng như tư duy “muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì hãy đi cùng nhau”. Trong xây dựng quy hoạch cũng như thực tiễn chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội, Nam Định sẽ gắn kết với quy hoạch chung của quốc gia, các quy hoạch vùng, đặc biệt là những quy hoạch kinh tế ngành mà ngành Công Thương là nơi có nhiều quy hoạch tạo ra cẩm nang, hệ quy chiếu để địa phương bám sát, giúp tạo ra các chuỗi giá trị, chuỗi liên kết…

Hiện nay, sản xuất công nghiệp của Nam Định đạt mức tăng trưởng khá, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 14% so với năm 2020, chủ yếu là sự đóng góp từ các ngành công nghiệp dệt may, da giầy, thuốc, dược liệu... Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp tiếp tục được đầu tư mở rộng để thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Hiện Nam Định đã thành lập 9 khu công nghiệp (KCN), 06 cụm công nghiệp (CCN) trong đó có 04 KCN, CCN đã đi vào hoạt động. Trên địa bàn tỉnh có KCN Hòa Xá và CCN An Xá đã được lấp đầy và đi vào hoạt động sản xuất ổn định.

Ngày 25/11/2021 vừa qua, UBND tỉnh Nam Định tiếp tục tổ chức khởi công dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Mỹ Thuận với diện tích hơn 158ha, tổng mức đầu tư trên 1.621 tỷ đồng. Hiện nay đã có một số Tập đoàn lớn đã tiếp tục đến khảo sát và quyết định đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh, điển hình như Dự án Nhà máy gang thép số 1 Xuân Thiện Nam Định có tổng mức đầu tư 66.000 tỷ đồng và Dự án Nhà máy cán thép Xuân Thiện Nghĩa Hưng có tổng mức đầu tư 3.000 tỷ đồng...

“Làm tổ đón đại bàng”

Nhờ những cách làm quyết liệt, đồng bộ trong quy hoạch và phát triển hạ tầng phục vụ công nghiệp chính vì vậy, năm 2021, Nam Định đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới và điều chỉnh tăng vốn cho 75 dự án với tổng số vốn đăng ký gần 74.000 tỷ đồng và 62 triệu USD. Kết quả thu hút đầu tư năm 2021 của Nam Định như vậy chỉ trong năm đầu tiên đã đạt trên 90% so với mục tiêu về tổng số vốn đầu tư giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh. Số vốn đầu tư trong nước gấp trên 4,5 lần so với cả giai đoạn 2016-2020, lớn nhất từ trước đến nay.

Kết quả thu hút đầu tư đã đóng góp quan trọng vào kết quả tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,9% đứng thứ 11/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công năm 2020 thuộc nhóm 16 tỉnh cao nhất cả nước. Chỉ số đánh giá về chuyển đổi số năm 2020 đứng thứ 11/63 tỉnh, thành phố. Duy trì thành tích 27 năm liên tục trong tốp dẫn đầu cả nước về chất lượng giáo dục.

Theo báo cáo xếp hạng chỉ số PCI năm 2021, Nam Định xếp thứ 24/63 tỉnh, thành phố với tổng số 64,99 điểm (cao hơn năm trước 1,89 điểm), tăng 16 bậc, vươn lên nhóm khá của cả nước. So với năm 2020, trong 10 chỉ số thành phần PCI năm 2021 của tỉnh có 6 chỉ số tăng điểm; tăng cao nhất là chỉ số chi phí không chính thức đạt 7,62 điểm, tăng 1,36 điểm.

Tương tự với chỉ số kim ngạch xuất khẩu năm 2021, theo công bố của Bộ Công Thương, Nam Định xếp thứ 22, thuộc tốp khá của cả nước. Vừa qua, Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam công bố Báo cáo chỉ số thương mại điện tử 2021 ghi nhận Nam Định ở vị trí xếp hạng thứ 17 của cả nước.

Có được “quả ngọt” ban đầu nhưng Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nam Định vẫn không ngủ quên trên chiến thắng mà luôn nhìn thẳng vào thực tế. Bí thư Tỉnh uỷ Nam Định Phạm Gia Túc từng phát biểu: Nam Định vẫn còn đó những khó khăn, hạn chế như quy mô nền kinh tế của tỉnh còn nhỏ, tốc độ tăng trưởng chưa cao, chưa đạt kế hoạch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động còn chậm, tỉnh ta chưa có nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lớn, công nghệ cao, đóng góp ngân sách Nhà nước lớn. Cơ sở hạ tầng giao thông chưa thuận lợi, chưa có nhiều khu, cụm công nghiệp có mặt bằng sạch để thu hút đầu tư.

Nhận diện khó khăn, hạn chế đã khó nhưng tháo gỡ những “điểm nghẽn” còn khó hơn nhiều. Chính vì vậy, những năm qua, lãnh đạo tỉnh Nam Định đã đề ra hàng loạt các giải pháp. Trong đó, trước hết đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Nam Định đã đưa ra định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Năm 2022 và thời gian tới, tỉnh cũng quyết tâm hoàn thành lập và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, xây dựng Đề án thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ. Triển khai quy hoạch vùng liên huyện Hải Hậu - Giao Thủy, Nghĩa Hưng - Ý Yên đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070; Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn các huyện đến năm 2030; Điều chỉnh Quy hoạch phân khu hai bên đại lộ Thiên Trường, Quy hoạch chung xây dựng xã giai đoạn đến năm 2030...

Để tạo ra những đột phá mới, Nam Định có nhiều nghị quyết quan trọng như tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Tỉnh ủy về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến và thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2025”; Nghị quyết về “Chuyển đổi số tỉnh Nam Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Nghị quyết về xây dựng, phát triển vùng kinh tế ven biển tỉnh Nam Định; Nghị quyết của Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu gắn với Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021-2025. Tập trung phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tích cực triển khai đồng bộ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Đặc biệt, những ngày này, khi Hội nghị Trung ương 5 sôi nổi thảo luận về vấn đề đất đai thì đối với Nam Định, đây cũng là vấn đề được quan tâm từ lâu. Nhằm tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, Tỉnh uỷ Nam Định từng có Kết luận số 43-KL/TU về tăng cường công tác quản lý đất đai; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định. Phát biểu tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh gần đây, Bí thư tỉnh uỷ Phạm Gia Túc từng đưa ra thông điệp: “Tỉnh ta mong muốn đẩy mạnh thu hút đầu tư nhiều dự án lớn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2022 và những năm tiếp theo, với tinh thần thượng tôn pháp luật, tỉnh ta muốn làm mạnh thì phải làm đúng, đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước!”.

Nam Định đề ra mục tiêu năm 2022 cơ cấu kinh tế công nghiệp, xây dựng, dịch vụ phải chiếm 83,%; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng từ 14,0% trở lên; giá trị xuất khẩu đạt từ 3.000 triệu USD trở lên. Thời gian tới tỉnh đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu, CCN để thu hút nhà đầu tư thứ cấp tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, như: KCN Dệt may Rạng Đông; KCN Mỹ Thuận; CCN Thịnh Lâm, huyện Giao Thủy; CCN Thanh Côi, huyện Vụ Bản; CCN Yên Bằng, huyện Ý Yên… Hoàn thiện thủ tục sớm khởi công xây dựng mở rộng KCN Bảo Minh, KCN Trung Thành.

Đến năm 2030 cơ bản hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá về công nghiệp trong vùng Đồng bằng sông Hồng. Đến năm 2045 tỉnh Nam Định trở thành tỉnh công nghiệp phát triển hiện đại.

“Chim Việt đậu cành Nam”

Để hiện thực hoá, Nam Định đã tập trung vào thực hiện điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp trên địa bàn tỉnh phù hợp với định hướng phát triển các vùng kinh tế của tỉnh. Bên cạnh đó, Nam Định đã và đang tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng một số khu, cụm công nghiệp để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào sản xuất kinh doanh; tạo quỹ đất sạch để thu hút các dự án có vốn lớn, công nghệ thân thiện với môi trường.

Đặc biệt, thời gian qua, lãnh đạo tỉnh Nam Định đã xây dựng chính sách mở cửa, sẵn sàng đón “đại bàng về làm tổ” khi chủ động gặp gỡ, làm việc với Đại sứ quán các nước và các doanh nghiệp, tập đoàn lớn có tiềm lực để giới thiệu các tiềm năng, thế mạnh, các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh để thu hút các nhà đầu tư lớn, có tiềm năng.

Ông Phạm Gia Túc cho biết thêm, Nam Định luôn thực hiện phương châm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp về tìm hiểu, đầu tư tại tỉnh; ưu tiên thu hút các dự án có vốn lớn, công nghệ cao, thân thiện với môi trường, có khả năng đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách; với phương châm coi thành công của doanh nghiệp là thành công của tỉnh.

Ông Phạm Đình Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho rằng: Để thu hút đầu tư phát triển kinh tế, tỉnh Nam Định luôn xác định trước tiên phải làm tốt công tác quy hoạch. Trong đó, có quy hoạch giao thông, quy hoạch các khu, cụm công nghiệp. Đây là tiền đề để Nam Định thu hút đầu tư theo quy hoạch để phát triển ổn định, phát triển lâu dài, phát triển bền vững.

Nhà bác học Lê Quý Đôn từng có câu bất hủ: “Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng”. Nam Định với tầm nhìn quan tâm phát triển công nghiệp và thương mại mạnh mẽ chắc chắn một ngày không xa sẽ bật lên cao hơn trên những bảng xếp hạng các chỉ số của ngành Công Thương, sớm định vị vóc dáng một tỉnh công nghiệp, một trong những tỉnh đi đầu về “trải thảm đỏ đón nhà đầu tư”, để câu thành ngữ “chim Việt đậu cành Nam” còn có một hàm nghĩa riêng cho vùng đất tươi đẹp này.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Vạn du khách đổ về Lễ hội du lịch biển, xem bắn pháo hoa ở Sầm Sơn
  • UAE bắn 21 loạt đại bác chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính
  • Khoảnh khắc nhà máy nhiên liệu Nga bốc cháy sau đòn tập kích của Ukraine
  • Gam màu u tối đằng sau thị trường giao đồ ăn lớn nhất thế giới
  • Vợ chồng Việt
  • Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Ukraine, khẳng định sự ủng hộ với Kiev
  • Lầu Năm Góc cảnh báo kho vũ khí Mỹ cạn dần do viện trợ cho Ukraine
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp ngắn Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
推荐内容
  • Khủng bố tại Brussels là lỗ hổng an ninh của châu Âu
  • Lầu Năm Góc cảnh báo kho vũ khí Mỹ cạn dần do viện trợ cho Ukraine
  • UAV Nga đánh 'thẳng mặt' xe bọc thép Stryker do Mỹ sản xuất ở Ukraine
  • Nga chuẩn bị điều kiện thuận lợi cho binh sĩ Triều Tiên tham chiến ở Ukraine
  • Du khách đổ về lặn ngắm san hô, Bình Định chỉ đạo ‘nóng’ loạt bè nổi trái phép
  • Công dân Nga có thể có mặt trên máy bay bị bắn hạ ở Châu Phi