【tỷ lệ đức】Các nước EU bộc lộ mâu thuẫn trong vấn đề ngân sách hậu Brexit
Những tranh cãi liên quan đến ngân sách là “vấn đề muôn thuở” của EU, nhưng lần này đặc biêt phức tạp hơn với sự ra đi của nước Anh.
Lỗ trống ngân sách mà Anh để lại cho giai đoạn 2021 - 2027 là 75 tỷ euro (81 tỷ USD), nhưng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron quả quyết rằng điều này không có nghĩa là EU phải giảm bớt những tham vọng của mình bằng cách cắt giảm chi tiêu.
Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin phản đối quan điểm này khi cho rằng EU cần phải “thực tế” sau sự ra đi của một trong những nước đóng góp ròng lớn nhất của khối.
Mâu thuẫn giữa các nước EU xoay quanh các vấn đề ngân sách cần tăng thêm bao nhiều, cần điều chỉnh chi ngân sách cho các vấn đề ưu tiên như thế nào và mỗi nước thành viên nên đóng góp bao nhiêu phần trăm trong GDP của mình.
Một vấn đề nhạy cảm nữa là phần ngân sách hoàn lại cho một số nước giàu hơn có nên được duy trì hay không.
Bốn nước nổi tiếng “căn cơ” trong EU là Áo, Đan Mạch, Hà Lan và Thụy Điển muốn thắt chặt ngân sách và chỉ bù đắp một phần cho lỗ trống mà nước Anh để lại. Cũng như Đức, các nước này cũng muốn giữ nguyên phần ngân sách hoàn lại cho nước mình.
Các nước ở phía Nam và phía Đông châu Âu lại muốn duy trì phần chi cho nước mình để nâng cấp cơ sở vật chất lên ngang tầm với các nước giàu có hơn.
Trong khi đó, những quốc gia nhạy cảm về nông nghiệp như Pháp, Tây Ban Nha và Ba Lan cũng muốn giữ các khoản trợ cấp cho nông dân.
Nghị viện châu Âu (EP) muốn ngân sách dài hạn của EU, hay còn gọi là khung tài chính dài hạn (MFF), tăng lên 1.320 tỷ euro để chi cho các mục tiêu lớn như biến EU thành nền kinh tế trung hòa carbon trong 30 năm nữa. Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) lại đặt mục tiêu 1.130 tỷ euro.
Trước hội nghị lần này, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đề xuất MFF ở mức 1.090 tỷ euro, giảm chi cho các quỹ gắn kết và trợ cấp nông nghiệp để tài trợ cho các ưu tiên khác.
Tuy nhiên, kế hoạch này của ông Michel không nhận được nhiều sự ủng hộ. EP cho rằng nó quá ít, trong khi Đức xem đó là một “sự thụt lùi”, còn Tây Ban Nha chỉ trích đề xuất nói trên không công nhận vai trò của nông nghiệp trong sự gắn kết của EU.
Nhiều nguồn tin từ EU cho biết những bất đồng quá lớn đến mức hội nghị lần này có thể kết thúc sớm hơn dự kiến và có thể phải cần đến một hay hai hội nghị nữa trong vài tháng tới./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Hà Nội sẽ thu phí xe vào nội đô, phụ thu thêm phí ô nhiễm
- ·Lịch thi đấu bóng đá Cúp C1 hôm nay 29/11 mới nhất
- ·Vụ hỗn loạn trên sân Quy Nhơn, VFF vào cuộc
- ·Chứng khoán phái sinh: Các hợp đồng đóng cửa trái chiều với chỉ số cơ sở
- ·Chống hàng giả, hàng nhái: Báo chí phải tiên phong, bản lĩnh
- ·Bình Định tạo mọi điều kiện tổ chức giải đua thuyền máy nhà nghề quốc tế 2024
- ·Tín hiệu tích cực từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp
- ·Lợi suất trái phiếu chính phủ tăng nhẹ ở các kỳ hạn
- ·Sắp thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành ATTP tại 9 tỉnh, thành
- ·Chứng khoán hôm nay (8/11): Cổ phiếu bất động sản, ngân hàng đỏ lửa, VN
- ·Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ
- ·Hải quan TP.Cần Thơ: Thu ngân sách tăng trên 31%
- ·BCG Energy lãi luỹ kế 504 tỷ đồng, hoàn thành 98% kế hoạch lợi nhuận cả năm
- ·MBS chào bán hơn 25 triệu cổ phiếu để huy động vốn
- ·Giá xăng dầu hôm nay (25/9): Tuần 'lao dốc không phanh'
- ·Thành viên Hội đồng quản trị Công ty Nước Thủ Dầu Một muốn mua 1 triệu cổ phiếu
- ·Ngành Hải quan triển khai tháng hành động phòng chống HIV/AIDS
- ·Làng cổ Phước Tích nằm trong tour du lịch “Hương xưa làng cổ” tại Festival Huế 2012
- ·Hướng đến tăng trưởng xanh với bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 14030
- ·Kỳ vọng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết tăng trưởng 16