会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【soi kèo everton vs tottenham】Đánh giá rủi ro quản lý chặt hoạt động cho vay lại vốn ODA!

【soi kèo everton vs tottenham】Đánh giá rủi ro quản lý chặt hoạt động cho vay lại vốn ODA

时间:2024-12-23 14:10:01 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:711次
Đánh giá rủi ro quản lý chặt hoạt động cho vay lại vốn ODA
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Văn Chung

Tăng cường công tác quản lý nợ công

Theo bà Phạm Thị Hồng Vân - Trưởng phòng Dự án trung ương – Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ là một phương thức hỗ trợ vốn của Chính phủ cho các đối tượng được vay để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư. Việc quản lý hoạt động cho vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo sử dụng nguồn vốn này đúng mục đích, có hiệu quả và hạn chế tối đa thất thoát, lãng phí.

Cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài khoảng 600 dự án

Điều kiện đặc thù của Việt Nam là nợ vay lại và bảo lãnh chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nợ vay nước ngoài của Chính phủ và nợ công. Tính đến cuối năm 2023, danh mục cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ bao gồm khoảng 600 dự án và tổng dư nợ cho vay lại (không bao gồm cho vay chính quyền địa phương) là 196.106 tỷ đồng, tương đương 8 tỷ USD.

Luật Quản lý nợ công năm 2009 được Quốc hội ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Theo đánh giá của các chuyên gia trong nước và nước ngoài, từ khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Quản lý nợ công năm 2017, hệ thống văn bản pháp luật về quản lý nợ công được hoàn thiện thêm một bước. Trong giai đoạn vừa qua, công tác quản lý nợ công được tăng cường và đạt nhiều kết quả quan trọng.

Luật Quản lý nợ công năm 2017 ra đời với nhiều điểm nổi bật. Việc cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ được quy định chặt chẽ hơn, tăng cường trách nhiệm sử dụng vốn của người vay lại, nâng cao ý thức của người vay lại trong việc xây dựng dự án, tính toán khả năng trả nợ.

Quy trình, thủ tục, điều kiện cho vay lại rõ ràng và minh bạch hơn. Vì vậy, cơ quan quản lý có thể chủ động đưa ra ý kiến về cơ chế cho vay lại ngay từ khâu đề xuất dự án. Cơ quan cho vay lại cũng chủ động hơn trong khâu thẩm định dự án. Bộ Tài chính thực hiện định kỳ công bố và cập nhật điều kiện vay của các nhà tài trợ lớn, qua đó giúp chủ dự án chủ động trong việc nghiên cứu, lựa chọn nguồn vốn phù hợp nhằm đảm bảo khả năng trả nợ cho dự án. Các cơ chế về phòng ngừa, quản lý và xử lý rủi ro được quy định tương đối đồng bộ và chặt chẽ đã hạn chế được việc phát sinh nợ xấu đối với vốn cho vay lại.

Việc cho vay lại đã được quy định cụ thể từ khâu thẩm định cho vay lại (thẩm định tư cách pháp nhân, việc đáp ứng các điều kiện được vay lại; năng lực tài chính của bên vay lại; tính khả thi của phương án sử dụng vốn vay và trả nợ, phương án bảo đảm tiền vay), thực hiện dự án (giải ngân, giám sát dự án, quản lý tài sản đảm bảo), thu hồi và xử lý nợ cho vay lại từ luật, nghị định đến thông tư.

Rủi ro vĩ mô gia tăng

Theo nhận định của các chuyên gia, trong giai đoạn tới Việt Nam phải đối mặt với rủi ro vĩ mô gia tăng so với thời kỳ trước, như: rủi ro tăng trưởng kinh tế chững lại, mặt bằng lãi suất gia tăng, rủi ro nghĩa vụ nợ dự phòng cũng như chi phí gia tăng do dân số bị già hóa.

Trong khi đó, các nhà tài trợ nước ngoài đã từng bước điều chỉnh chính sách hợp tác phát triển với Việt Nam theo hướng chuyển dần từ việc cung cấp ODA sang các khoản vay với điều kiện kém ưu đãi hơn, chi phí huy động vốn của một số khoản vay tăng gấp đôi so với giai đoạn trước đây làm gia tăng nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ, việc kiểm soát rủi ro, tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn vay là cần thiết.

Hoạt động tín dụng, cho vay là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Mặc dù trước khi quyết định cho vay, các tổ chức tài chính tín dụng với tư cách là cơ quan được ủy quyền cho vay lại của Chính phủ đã thực hiện các khâu thu thập, xử lý, phân tích và thẩm định kỹ khả năng trả nợ của khách hàng nhưng vẫn chưa thể nào loại bỏ được rủi ro tín dụng.

Đánh giá rủi ro quản lý chặt hoạt động cho vay lại vốn ODA
Hội thảo về quản lý rủi ro cho vay lại doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp. Ảnh: Khánh Huyền

Qua đánh giá của các chuyên gia quốc tế, đại diện cơ quan được ủy quyền cho vay lại đều cho rằng, công tác quản lý cho vay lại doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) thời gian qua cũng vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc. Cụ thể như, việc quản lý cho vay lại đối với ĐVSNCL gặp khó khăn về tài sản thế chấp và thẩm định khả năng trả nợ dẫn đến việc mặc dù hiệp định vay đã ký nhưng không thể hoàn tất ký kết hợp đồng cho vay lại.

Hay như, các dự án cho vay lại của doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong triển khai, do vướng mắc trong việc hoàn thành thủ tục đầu tư trong nước (như xác định cơ quan chủ quản của các doanh nghiệp nhà nước là thành viên của các tập đoàn, tổng công ty; xác định cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng).

Đối với việc xử lý rủi ro cho vay lại, một số tồn tại như: Các cơ quan chủ quản dự án vay lại trước đây sau khi cổ phần hóa nay không còn trách nhiệm đối với dự án, dẫn đến không hoàn tất được thủ tục để xây dựng phương án xử lý nợ quá hạn theo quy định hiện hành. Một số doanh nghiệp chưa nghiêm túc, chây ỳ trong việc trả nợ cho Chính phủ...

Trước thực trạng như vậy, ngày 15/5/2024, Bộ Tài chính đã tổ chức hội thảo, với sự tham dự của đại diện các cơ quan xây dựng chính sách, các cơ quan được ủy quyền cho vay lại, người vay lại, chuyên gia tư vấn về kinh nghiệm quốc tế, nhằm nhận diện, đánh giá, xác định các nguyên nhân khách quan và chủ quan, xác định mức độ rủi ro tín dụng đối với cho vay lại.

Trên cơ sở đó, giúp cho Bộ Tài chính, các cơ quan cho vay lại xây dựng các phương án xử lý rủi ro đối với khoản vay về cho vay lại trong thời gian tới, khi nguồn vốn ODA ngày càng giảm dần, tiến tới chủ yếu vay thương mại, nhằm đảm bảo an toàn tài chính quốc gia./.

Hoàn thiện văn bản pháp luật để quản lý chặt chẽ nợ công

Luật Quản lý nợ công năm 2009 được Quốc hội ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2010/NĐ-CP về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, tạo ra khuôn khổ pháp lý đầy đủ cho việc vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ. Với các quy định tại Nghị định số 78, việc cho vay lại đã đạt được kết quả nhất định trong việc tạo nguồn vốn lớn, dài hạn để thực hiện các chương trình/dự án đầu tự vào một số ngành, lĩnh vực chính như: điện, dầu khí, hàng không, đường cao tốc...

Trong giai đoạn 2016-2020, thực hiện định hướng về quản lý nguồn vốn cho vay lại tại Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 về việc "tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay về cho vay lại"; các quy định của Luật Quản lý nợ công 2017 về nguyên tắc, phương thức và điều kiện cho vay lại, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài (Nghị định 97) để thay thế Nghị định số 78.

Việc xây dựng Nghị định 97 đã bám sát quy định của Luật Quảy lý nợ công và Nghị quyết số 07-NQ/TW, kiểm soát chặt chẽ nguồn cho vay lại gắn với an toàn nợ công và trên nguyên tắc sử dụng vốn cho vay lại đúng mục đích, có hiệu quả.

Ngoài ra, thực hiện quy định của Luật Quản lý nợ công 2017, Bộ Tài chính cũng siết chặt hơn việc cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ thông qua việc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án huy động, sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài giai đoạn 3 năm, 5 năm, cũng như xây dựng hạn mức cho vay lại hàng năm đối với địa phương và doanh nghiệp, ĐVSNCL.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Yêu anh từ những nỗi đau…
  • Bắt giữ 2 đối tượng mang 25 kg thuốc nổ đi bán
  • Cách tính điểm tốt nghiệp THPT Quốc gia 2017
  • Hà Nội: Nhiều bệnh nhân được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả hơn một tỷ đồng
  • Hương cỏ lau
  • Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine sẽ kết thúc thế nào?
  • Nga dọa tấn công đoàn viện trợ vũ khí phương Tây ở Ukraine
  • Bang California thu hồi thêm các sản phẩm sữa tươi do nhiễm virus cúm gia cầm
推荐内容
  • Tình không lối thoát: chị dâu – em chồng
  • Inforgraphics: Nhìn vào mã số nào trên thẻ để biết được mức hưởng bảo hiểm y tế?
  • An ninh Ukraine tuyên bố triệt phá mạng lưới điệp viên Nga lớn chưa từng có
  • Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội: Hoàn thành vượt mức 4 chỉ tiêu quan trọng
  • Chồng lười việc nhà, lại kiếm ra ít tiền
  • ‘Cuộc chiến’ Nga – phương Tây tại Hội đồng Bảo an LHQ về vấn đề Ukraine