【kq bd hang 2 duc】Khơi nguồn sáng tạo cho học sinh
(CMO) Chỉ với ống truyền nước biển và chai nhựa 1 lít (đã qua sử dụng), hai em học sinh Phạm Chí Hiểu và Trương Thanh Nguyên, lớp 11C1, Trường THCS-THPT Tân Lộc, huyện Thới Bình, đã tạo nên hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước cho cây trồng, được Ban Giám khảo cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên - nhi đồng năm 2021 đánh giá cao, bởi tính ứng dụng và hữu ích, có thể áp dụng ngay tại vườn rau nhà lưới của trường.
Em Phạm Chí Hiểu cho biết: “Xuất phát từ việc nhà lưới trồng rau của trường cần quá nhiều bạn để tưới cây, nên em và Nguyên đã nảy ra ý tưởng này”. Hai em đã tham khảo nhiều trên Internet và ứng dụng thực tế trên cây cà chua.
“Tiết kiệm nước ngọt trong sản xuất trước tình hình xâm nhập mặn là rất quan trọng. Với mô hình này sẽ giảm được 50% lượng nước tưới cho cây, giảm rác thải y tế, rác thải nhựa trong trường học sau khi sử dụng và còn giảm được nhân công khi tưới nước cùng nhiều chi phí khác”, Chí Hiểu lý giải.
Quan sát mô hình có thể thấy rõ, lượng nước tưới trực tiếp cho rễ cây cà chua, có thể giữ được độ ẩm cho rễ trong những ngày nắng nóng để cây phát triển tốt nhất. Ưu điểm của mô hình chính là được thiết kế đơn giản từ những vật dụng đã qua sử dụng; các loại cây trồng khác nhau có thể thiết kế bình nước tưới phù hợp (từ 5-20 lít) và điều chỉnh lượng nước điều tiết.
“Nếu được đầu tư nhiều hơn, em sẽ thiết kế đo lượng cảm biến nhiệt độ và mở tự động để không cần ra vườn tưới mà dùng thiết bị điều khiển từ xa hoặc điện thoại để cung cấp nước cho cây trồng, cũng như áp dụng thêm việc tưới phân bón cho cây”, em Phạm Chí Hiểu chia sẻ thêm.
Thầy Ðoàn Văn Ðà, giáo viên chủ nhiệm lớp 11C1, cho rằng, hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước cho cây trồng đơn giản, gần gũi và dễ thực hiện tại các gia đình cũng như các trường học. Nhất là đối với các thành phố lớn, khi diện tích trồng cây nhỏ, hoặc trên sân thượng hay đối với người ít có thời gian tưới cây thì mô hình này rất hữu dụng.
“Tôi thấy cuộc thi rất bổ ích, tăng tư duy sáng tạo cho các em học sinh, ngay cả giáo viên chúng tôi cũng không nghĩ đến phải tận dụng những vật dụng bỏ đi để làm gì hữu dụng”, thầy Ðà tấm tắc.
Ấp ủ từ lâu về mô hình “Ngôi trường hạnh phúc”, cuộc thi là cơ hội để nhóm 8 người bạn của em Võ Thanh Phương thể hiện. Thế là chỉ trong 10 ngày, các bạn đã hoàn thiện mô hình “Ngôi trường hạnh phúc của Trường THCS-THPT Tân Lộc”, với tỷ lệ 2/100 được làm từ giấy, lưới, sáp keo… hoàn toàn bằng thủ công.
Mô hình “Ngôi trường hạnh phúc” của nhóm bạn Võ Thanh Phương. |
“Ðây là ngôi nhà thứ 2 của tụi em, mỗi ngày đến trường mang nhiều niềm vui và hạnh phúc. Ðến trường, không chỉ học kiến thức mà còn được vui chơi và truyền cho nhau những câu chuyện tích cực nhất, giúp nhau tiến bộ mỗi ngày”, Thanh Phương háo hức.
Theo em, để xây dựng ngôi trường hạnh phúc, cần phải tạo ra môi trường học tập an toàn thân thiện, có đầy đủ cơ sở vật chất tiện nghi để học sinh mỗi ngày đến trường đều cảm thấy vui vẻ. Hạnh phúc hơn khi được giáo dục, được các thầy cô tổ chức các hoạt động bổ ích, ý nghĩa, tạo ra các sân chơi cho học sinh tham gia, vui chơi giải trí lành mạnh để nâng cao tình đoàn kết, tin vào chính bản thân. Hạnh phúc đơn giản là khi được học trong chính ngôi trường của mình, với môi trường học tập tốt, không có bạo lực học đường, không có sự phân biệt đối xử giữa giáo viên hay học sinh mà quan trọng là lan toả bầu không khí tích cực. Học sinh chính là trung tâm ngôi trường hạnh phúc!
Thầy Trần Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Tân Lộc, đánh giá cao các ý tưởng, sự sáng tạo của học sinh tham gia cuộc thi. Bởi, sản phẩm được tạo ra đều từ các nguyên vật liệu sẵn có, đó là tận dụng rác thải nhựa, vật dụng bỏ đi; đặc biệt là tính ứng dụng cao.
Theo thầy Dũng, đây là năm đầu tiên nhà trường tổ chức cuộc thi này với sự phối hợp tổ chức của Huyện đoàn Thới Bình.
Các em học sinh trình diễn bắn tên lửa nước. |
“Năm học 2020-2021, nhận thấy hiệu quả từ việc thay vì cho những bài kiểm tra trên giấy, bài kiểm tra miệng, các em học sinh có thể tạo ra những sản phẩm học tập thực tế, qua đó giáo viên đánh giá chất lượng học tập của học sinh; do đó, dựa trên thành quả các em đã tạo ra những sản phẩm học tập, nhà trường phát động cuộc thi với mong muốn khơi dậy sự sáng tạo của học sinh bằng những sản phẩm tích cực phục vụ cho việc học tập của các em, cũng như khuyến khích đam mê nghiên cứu khoa học. Thời gian tới, nhà trường sẽ đưa vào kế hoạch định kỳ hàng năm để học sinh có thể tiếp cận với cuộc thi sáng tạo khoa học - kỹ thuật cấp tỉnh, cấp quốc gia”, thầy Dũng cho biết thêm./.
Băng Thanh
(责任编辑:Thể thao)
- ·Vé máy bay dịp Tết: Nhiều chặng bay cháy vé hạng phổ thông
- ·TPBank tăng cường vị thế là ngân hàng uy tín, chất lượng
- ·Tổng cục Hải quan và Học viện Tài chính tiếp tục mở rộng hợp tác đào tạo
- ·Chống thất thu thuế kinh doanh qua mạng: Cần sự vào cuộc của các ngành
- ·National Assembly kicks off 2025 with key legislative agenda
- ·Thêm một phiên tụt dốc, VN
- ·Giá xăng ngày mai giảm gần 1.000 đồng/lít?
- ·Bảo đảm an ninh, trật tự phải góp phần mở rộng không gian phát triển
- ·Giá lăn bánh Hyundai Grand i10 đầu năm 2025 rẻ không tưởng
- ·Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào thăm chính thức Việt Nam
- ·Tỉnh Bình Dương: Đón nhận đầu tư hơn 1,7 tỷ USD
- ·Giao lưu quốc phòng 2 tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam)
- ·Hà Nội: Hướng dẫn nộp lệ phí trước bạ ô tô, xe máy điện tử
- ·Bắc Giang: 100% báo cáo tài chính nhà nước cấp tỉnh đã gửi thành công
- ·Lửa thiêu rụi quán nổi trên sông Trà Bồng
- ·TPBank tăng cường vị thế là ngân hàng uy tín, chất lượng
- ·Công ty Thủy điện Sơn La: Ấn tượng từ những con số
- ·Phát huy hiệu quả cầu nối cử tri với Quốc hội
- ·Ngư dân tử vong thương tâm sau khi rơi xuống biển ngất xỉu
- ·Công nghiệp điện tử ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam