【7m ti so】Sẽ cho phép linh động áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế
Theẽchophéplinhđộngápdụngbiệnphápcưỡngchếthuế7m ti soo Ban soạn thảo, nếu thực hiện lần lượt từng biện pháp cưỡng chế (hết thời hạn hiệu lực của quyết định cưỡng chế này thì mới được tiếp tục áp dụng quyết định cưỡng chế tiếp theo) thì khó đạt được hiệu quả của việc đảm bảo thu hồi nợ cho NSNN.
Trong khi đó, cơ quan quản lý có đủ thông tin, điều kiện để xác định biện pháp cưỡng chế tiếp theo có hiệu quả hơn. Do đó, tại dự thảo Thông tư đang lấy ý kiến các đơn vị theo hướng cho phép chuyển sang áp dụng biện pháp cưỡng chế tiếp theo mà không phải đợi đến khi biện pháp cưỡng chế trước hết hiệu lực thi hành.
Cũng theo Ban soạn thảo, theo quy định tại Khoản 26, Điều 1 Luật Quản lý Thuế số 21/2012/QH13 và Điều 32, Khoản 2, Điều 35 Nghị định 127; Khoản 3, Điều 3 Nghị định 166/2013/NĐ-CP, các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trong lĩnh vực hải quan được áp dụng lần lượt, trừ trường hợp người nộp thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tấn tài sản thì có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp (không cần phải áp dụng lần lượt).
Trường hợp áp dụng biện pháp cưỡng chế này nhưng chưa thu đủ tiền thuế, tiền phạt, cơ quan Hải quan áp dụng các biện pháp cưỡng chế tiếp theo. Quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 1 năm (trừ quyết định cưỡng chế trích tiền gửi từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, Tổ chức tín dụng, yêu cầu phong tỏa tài khoản có hiệu lực thi hành trong thời hạn 30 ngày).
Tuy nhiên, tại Nghị định 127 và Thông tư 190 không có quy định phải hết thời hạn hiệu lực thi hành quyết định cưỡng chế này (30 ngày hoặc 1 năm) thì mới được áp dụng biện pháp cưỡng chế khác mà chỉ quy định về việc phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế lần lượt, theo đúng trình tự.
Ban soạn thảo cũng cho rằng, các quy định của pháp luật hiện hành về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan không quy định rõ trình tự, thủ tục khi áp dụng biện pháp cưỡng chế này thay thế cho biện pháp cưỡng chế khác.
Tham khảo tại Thông tư 215/2013/TT-BTC hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tuy có quy định rõ hơn so với Nghị định 127 và Thông tư 190, tuy nhiên, theo Tổng cục Hải quan về nguyên tắc, mỗi cá nhân, tổ chức vi phạm chỉ có thể bị áp dụng từng biện pháp cưỡng chế. Do đó, khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế này thì phải chấm dứt biện pháp cưỡng chế khác.
Để tương đồng với quy định tại Thông tư 215/2013/TT-BTC và để thuận lợi cho cơ quan Hải quan khi áp dụng vào thực tế, Tổng cục Hải quan dự kiến bổ sung quy định về trình tự, thủ tục khi chấm dứt quyết định cưỡng chế vào dự thảo Thông tư theo hướng: “Trường hợp Quyết định cưỡng chế đối với một số biện pháp chưa hết hiệu lực nhưng không có hiệu quả mà cơ quan Hải quan có đủ thông tin, điều kiện để xác định biện pháp cưỡng chế tiếp theo hoặc biện pháp cưỡng chế trước đó có hiệu quả hơn thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế có thẩm quyền chấm dứt quyết định cưỡng chế đang thực hiện và ban hành quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế tiếp theo hoặc biện pháp cưỡng chế trước đó. Nội dung quyết định mới ban hành cần phải thể hiện việc chấm dứt hiệu lực của Quyết định cưỡng chế trước đó”.
Đóng góp ý kiến để hoàn thiện dự thảo Thông tư, tại Chương II của dự thảo Cục Hải quan Hà Tĩnh đề nghị, Ban soạn thảo quy định cụ thể trình tự, thủ tục, mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chức năng, các bước tiến hành cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1, Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính như: Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm phương tiện.
Hải quan Hà Tĩnh cho rằng, hiện nay có một số DN cố tình trây ỳ không hợp tác việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả “buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện vận tải tạm nhập” theo quy định. Do đó, cơ quan Hải quan gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định nơi lưu giữ hàng hóa, phương tiện vận tải để tổ chức áp dụng biện pháp cưỡng chế. Vì vậy, trong dự thảo Thông tư cần quy định rõ ràng, cụ thể hơn để thực hiện biện pháp cưỡng chế “buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện vận tải tạm nhập”.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bình Định khởi công tuyến đường hơn 1.170 tỷ đồng
- ·Quảng Ninh vào top 3 địa phương dẫn đầu về chỉ số chuyển đổi số
- ·Bình Dương: Phấn đấu chuyển đổi số đứng trong TOP 10 cả nước
- ·Sau 15 năm, CMC Telecom mở rộng hệ sinh thái với 2 khối dịch vụ mới
- ·Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran nhất trí vai trò của định dạng Astana ở Syria
- ·Doanh nghiệp bán lẻ đặt mục tiêu tăng trưởng những tháng cuối năm
- ·Khai mạc “Tuần hàng OCOP
- ·Doanh nghiệp Cà Mau số hoá hoạt động sản xuất kinh doanh
- ·Thủ tướng: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
- ·172 doanh nghiệp cùng 325 sản phẩm đạt “Thương hiệu quốc gia Việt Nam” năm 2022
- ·Ứng dụng AI cho cuộc sống thân thiện với môi trường
- ·Trung Quốc ‘trấn áp’ cờ bạc trực tuyến, nền tảng livestream thiệt hại nặng
- ·Doanh nghiệp logistics gặp khó do bất ổn về nguồn cung và giá xăng dầu
- ·Bình Phước chủ động đảm bảo an toàn thông tin trong cơ quan nhà nước
- ·Đồng hồ analog hỗ trợ thanh toán digital
- ·Bình Định 'nói không' với trễ hẹn giải quyết thủ tục hành chính
- ·Antsomi nhận vốn đầu tư từ đối tác Nhật
- ·Ðơn giản hoá thành phần hồ sơ, thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số Cà Mau
- ·Viettel tăng trưởng 2 con số, nộp ngân sách 44,3 nghìn tỷ đồng
- ·Nhà mạng cam kết dừng bán SIM qua đại lý từ 10/9