【bxh giải brazil】Sẽ có chính sách hỗ trợ thuê bao 2G chuyển sang smartphone
Kế hoạch dừng sóng 2G cũng như các chính sách hỗ trợ người dùng mạng 2G chuyển đổi sang sử dụng smartphone nhằm thúc đẩy chuyển đổi số,ẽcóchínhsáchhỗtrợthuêbaoGchuyểbxh giải brazil đưa người dân lên môi trường số vừa được Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long thông tin với báo chí tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 9 của Bộ vào chiều ngày 6/9.
Thứ trưởng Phạm Đức Long cho biết, giấy phép tần số cấp cho các nhà mạng triển khai mạng 2G sẽ hết hạn vào tháng 9/2024. Bộ TT&TT sẽ quy hoạch lại, và các băng tần 1800MHz, 1900MHz tới đây sẽ không còn phục vụ cho máy 2G Only nữa.
Năm 2020, Bộ TT&TT đã có Thông tư quy định việc không nhập khẩu máy 2G Only vào Việt Nam. “Hiện Bộ TT&TT đang đề nghị các Sở TT&TT địa phương triển khai thanh, kiểm tra xem trên thị trường còn tình trạng nhập không chính thức các máy 2G nhiều hay không? Nếu còn chúng ta sẽ xử lý, để đảm bảo đến tháng 9/2024, khi giấy phép tần số cấp cho mạng 2G hết hạn, sẽ không còn máy 2G”, đại diện Bộ TT&TT cho hay.
Thứ trưởng Phạm Đức Long thông tin thêm, có lẽ sóng 2G sẽ cần được duy trì thêm một thời gian, không phải để phục vụ cho máy 2G, mà phục vụ cho một số máy 4G. Bởi lẽ, theo thống kê, hiện ở Việt Nam có khoảng 15 triệu máy 4G không thể sử dụng thoại, tin nhắn trên mạng 4G, phải dùng xuống mạng 2G, 3G.
Nghĩa là, chúng ta sẽ không còn máy 2G, đáp ứng đúng mục tiêu; song sẽ duy trì sóng 2G thêm một thời gian để tiếp tục chuyển đổi nốt lượng máy 4G nêu trên. “Đến tháng 9/2024, sẽ không còn máy 2G trên mạng viễn thông di động, đúng theo tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ TT&TT”, Thứ trưởng Phạm Đức Long khẳng định.
Đại diện Bộ TT&TT cũng cho hay, chu kỳ sử dụng của một thiết bị đầu cuối là khoảng 3 năm. Kể từ năm 2020, chúng ta đã ra quy định cấm nhập khẩu máy 2G, các máy nhập vào thị trường Việt Nam hiện nay là theo đường tiểu ngạch. Như vậy, các máy 2G tại Việt Nam đang ở vào cuối của chu kỳ sử dụng, khi máy hỏng sẽ được người dùng thay thế.
Giải đáp băn khoăn của phóng viên về vấn đề hỗ trợ người dùng máy điện thoại 2G chuyển đổi sang smartphone, đại diện Bộ TT&TT cho biết, các nhà mạng viễn thông di động hiện đang xây dựng các chính sách hỗ trợ người dùng khi dừng sóng 2G, tập trung vào 2 hỗ trợ chính là hỗ trợ thiết bị đầu cuối và hỗ trợ cước sử dụng để khách hàng chủ động chuyển đổi sang sử dụng smartphone.
“Chắc chắn về nguyên tắc sẽ không để người dân bị mất liên lạc, các nhà mạng sẽ đều có chính sách hỗ trợ chuyển đổi”, Thứ trưởng Phạm Đức Long nhấn mạnh.
Trước đó, tại phiên họp chuyên đề thứ 2 trong năm 2023 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số có chủ đề “Giải pháp đột phá để phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực” ngày 30/8, Cục trưởng Cục Viễn thông Nguyễn Thành Phúc đã nêu đề xuất các nhóm giải pháp để nâng cao tỷ lệ thuê bao sử dụng smartphone nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Theo thống kê của Cục Viễn thông, trong 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, số địa phương có tỷ lệ thuê bao smartphone cao hơn 80% là 25; 38 địa phương còn lại có tỷ lệ dưới 80%.
Trên cơ sở phân tích tình hình thực tế tại Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm quốc tế, Cục Viễn thông đề xuất 5 nhóm giải pháp nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng smartphone tại các địa phương để thúc đẩy kinh tế số.
Trong đó, 2 giải pháp trọng tâm là chỉ đạo doanh nghiệp xây dựng và triển khai chương trình chuyển đổi thuê bao sử dụng công nghệ cũ 2G/3G sang smartphone và tăng cường thực thi Thông tư 43 năm 2020 của Bộ TT&TT để góp phần tăng cường chuyển đổi các máy di động smartphone hoạt động trên mạng.
Thời gian tới, bên cạnh triển khai thanh tra, kiểm tra việc nhập khẩu, lưu thông các máy điện thoại 2G Only, 3G Only; Bộ TT&TT sẽ chỉ đạo nhà mạng ngăn chặn máy 2G Only, 3G Only (không tuân thủ Quy chuẩn QCVN 117:2020/BTTTT) kết nối vào mạng viễn thông di động và triển khai các giải pháp truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân, thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang sử dụng smartphone.
Riêng việc hỗ trợ người dùng chuyển đổi sang sử dụng smartphone, nội dung tham luận tại phiên họp chuyên đề về phát triển kinh tế số, Cục Viễn thông đã đề xuất trong kế hoạch của các nhà mạng viễn thông di động có chính sách hỗ trợ như: Hỗ trợ chi phí máy smartphone, có thể lên tới 50% giá máy; ban hành chính sách cước hỗ trợ việc thuê bao chuyển đổi, ví dụ miễn phí data cho khách hàng trong thời gian từ 3-6 tháng để trải nghiệm.
Kinh tế số sẽ là động lực tăng trưởng chínhChuyển đổi số là phương thức phát triển mới giúp đẩy nhanh, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trọng tâm của chuyển đổi số vẫn là nhắm vào tăng trưởng kinh tế.(责任编辑:Thể thao)
- ·Cục Thuế Quảng Nam thu hồi hơn 5.000 tỷ đồng nợ thuế trong năm 2024
- ·Nhật Bản khuyến khích thu hút lao động nữ bằng chính sách thuế
- ·Tập trung 3 trụ cột chính phát triển bền vững ngành dệt may
- ·Đấu giá quyền phát hành hồi ký nhà Obama phá vỡ kỷ lục
- ·5 phút tối nay 5
- ·Nhiều cơ hội xuất khẩu thủy sản sang Mỹ
- ·Giới siêu giàu Mỹ sẽ ‘gặp may’ lớn nếu Obamacare bị bãi bỏ
- ·Vợ trẻ lấy chồng giàu có nhưng vẫn ngoại tình với người đàn ông khác
- ·Điều tra nguyên nhân tử vong của một nghi can trộm chó ở Bình Thuận
- ·Mỹ sắp bán 10 triệu thùng dầu từ Kho Dự trữ Chiến lược
- ·Nhiều bạn trẻ chọn tăng ca, làm thêm trong Tết Dương lịch
- ·Nơi an hưởng tuổi già của giới thượng lưu Mỹ
- ·Hy Lạp đạt được thỏa thuận sơ bộ với các chủ nợ
- ·Làm thịt nướng kiểu Âu cho buổi hẹn hò cuối năm
- ·Thu hồi và tiêu hủy kem dưỡng trắng da ngăn ngừa nám Bảo Xinh
- ·Người đàn ông khởi nghiệp từ rừng dó bầu
- ·Bỏ vợ để ngoại tình, hai năm sau qua nhà vợ cũ, tôi khóc không thành tiếng
- ·TPHCM: Kinh tế giảm nhưng đã có dấu hiệu phục hồi
- ·Hãng công nghệ Nga ra mắt smartphone chống nghe trộm
- ·Tổng Thư ký OPEC: Giá dầu thế giới năm 2017 sẽ phục hồi ổn định