【kết quả bóng đá u19 pháp】Sớm tạo lập khuôn khổ pháp lý cho nền tài chính quốc gia
PV: Tại Diễn đàn Tài chính Việt Nam, có một số ý kiến cho rằng, tái cấu trúc nền tài chính không thể tách rời tái cấu trúc nền kinh tế. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
- Ông Đặng Văn Thanh: Tôi cho rằng, tái cấu trúc nền kinh tế và tái cấu trúc nền tài chính phải gắn với nhau chặt chẽ. Mục tiêu phát triển kinh tế là tăng trưởng hợp lý, bền vững và trở thành một nền kinh tế bao trùm, toàn diện. Muốn như vậy thì tài chính - lĩnh vực phục vụ cho sự phát triển kinh tế, phải tái cấu trúc tương ứng với tái cấu trúc cũng như mục tiêu phát triển của nền kinh tế, thông qua chức năng của tài chính là huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực cho nền kinh tế.
PV: Như người xưa nói “có bột mới gột nên hồ”, để trở thành một quốc gia có nền tài chính tiềm lực đủ mạnh, tăng về quy mô, hợp lý về cơ cấu và sử dụng có hiệu quả, theo ông tái cơ cấu nguồn thu có phải là một trong những giải pháp quan trọng nhất hay không?
- Ông Đặng Văn Thanh: Đúng vậy, cần huy động hợp lý và tập trung kịp thời, đầy đủ các nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên cơ sở tiếp tục cải cách hệ thống thuế, phí phù hợp với kinh tế thị trường, theo hướng công khai, công bằng, thống nhất, hợp lý và đồng bộ. Chính sách động viên tài chính, chính sách thuế phải mang tính chiến lược, hướng mạnh vào mục tiêu phát triển dài hạn, xác định sắc thuế, mức thuế hợp lý, giảm gánh nặng thuế, phí, lệ phí cho doanh nghiệp (DN), tạo động lực khuyến khích sản xuất, tăng quy mô, mở rộng diện thu NSNN.
Ông Đặng Văn Thanh |
Bên cạnh đó, chúng ta cần nâng tỷ trọng thuế trực thu trong tổng thu NSNN, trong đó tăng tỷ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân bằng cách mở rộng đối tượng nộp thuế, triển khai thực thi tốt Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế nhà đất, Luật Thuế tài sản, Luật Quản lý thuế. Mặt khác, Nhà nước cần đẩy mạnh cải cách hành chính và đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế; mở rộng áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế; hạn chế thất thu thuế ở mức thấp nhất, bảo đảm thu đúng, thu kịp thời các khoản thu NSNN.
PV: Thưa ông, là người có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác tài chính, ngoài các giải pháp về thu ngân sách, ông có đề xuất những giải pháp nào cần tập trung triển khai để tái cấu trúc nền tài chính quốc gia?
- Ông Đặng Văn Thanh: Chủ trương tái cấu trúc nền tài chính quốc gia là một chủ trương rất lớn. Nói đến tái cấu trúc nền tài chính tức là cơ cấu lại cả 3 bộ phận của nền tài chính quốc gia là tài chính nhà nước, tài chính DN và tài chính dân cư. Nhắc đến công tác tài chính, có 3 nội dung quan trọng là huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực; cho nên các giải pháp tái cấu trúc trước hết là thay đổi các chính sách huy động nguồn lực của đất nước cho 3 bộ phận này của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, cần phải phân bổ những nguồn lực đó một cách hợp lý, hiệu quả, có mục đích. Tiếp đó là sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính nhà nước, tất nhiên nguồn lực tài chính dân cư, DN, chắc chắn các chủ thể đó sẽ lo một cách trọn vẹn để đảm bảo hiệu quả cao nhất có thể.
Điều quan trọng là nguồn lực tập trung cho Nhà nước phải được phân bổ, sử dụng đúng mục đích và đảm bảo đạt được yêu cầu của phát triển kinh tế nhanh, toàn diện, bền vững nhưng đồng thời cũng phải sử dụng tiết kiệm, không được lãng phí, thất thoát.
Để giải quyết được vấn đề đó, việc lớn nhất cần làm là phải sớm tạo lập khuôn khổ pháp lý cho nền tài chính quốc gia, hay nói cách khác là phải có Luật Tài chính nhà nước, Luật Tài chính công bên cạnh những luật hiện có như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công…
PV: Như ông vừa phân tích, vậy trong 3 bộ phận cấu thành nên nền tài chính quốc gia, yếu tố nào quan trọng nhất, thưa ông?
- Ông Đặng Văn Thanh: Trước đây, chúng ta có chủ trương xây dựng nước mạnh, dân giàu, nghĩa là nước mạnh trước rồi đến dân giàu. Nhưng khi kinh tế phát triển theo thị trường, chủ trương của Nhà nước là dân giàu, nước mạnh, dân có giàu thì nước mới mạnh. Cho nên cần xác lập cấu trúc mới cho nền tài chính quốc gia. Đó là cấu trúc mà tài chính nhà nước ngày càng lớn về quy mô nhưng càng nhỏ dần về tỷ lệ thành phần.
Trong 3 bộ phận ấy, Nhà nước dần giảm bớt tỷ trọng tập trung trong tay mình dồn cho các DN, nhà đầu tư. Vì lẽ đó, cơ cấu sẽ thay đổi theo hướng tài chính nhà nước ngày càng tăng về quy mô nhưng giảm về tỷ trọng, tức là giảm dần mức huy động vào ngân sách, tăng tích lũy cho các DN và dân cư. Tài chính DN, dân cư có mạnh thì tài chính quốc gia mới mạnh.
PV: Ông có thể nói rõ hơn, việc Nhà nước giảm dần tỷ trọng được hiểu ra sao?
- Ông Đặng Văn Thanh: Nhà nước phải giảm tỷ lệ huy động vào ngân sách về mức hợp lý, trước đây huy động từ 40% - 45% đã giảm dần về mức gần 25% và tiếp tục giảm nữa. Nhà nước thực hiện chính sách khoan sức dân, tăng tỷ lệ tích lũy cho DN và người dân.
PV: Xin cảm ơn ông!
Minh Anh (thực hiện)
(责任编辑:Thể thao)
- ·Khu đô thị mới Tân Mỹ hơn 931ha ở Long An đã có nhà đầu tư nộp hồ sơ
- ·Bộ Y tế có trợ lý ảo trả lời tự động về COVID
- ·Chính phủ không cho phép lập Quỹ bình ổn giá điện
- ·6 thuốc cúm chứa oseltamivir có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam
- ·Giá xăng dầu hôm nay 19/11: Thế giới bật tăng, trong nước khó giảm sâu?
- ·Bệnh nhân tử vong ở BV Nhân dân 115 âm tính với virus corona
- ·Thái Lan điều trần vụ chống bán phá giá thép không gỉ nhập từ Việt Nam
- ·Hải Dương: Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng dừng xe giữa đường chụp ảnh cưới
- ·Giá phân bón giảm mạnh
- ·Bị chó Pitbull tấn công, 2 mẹ con nguy kịch
- ·Giữ 'hồn cốt' những công trình kiến trúc có giá trị trong phát triển đô thị
- ·700 người nước ngoài đã mua nhà cao cấp tại TP.HCM
- ·Sản phụ ở Quảng Bình tử vong, con trai nguy kịch sau sinh mổ
- ·EU muốn Trung Quốc giảm tình trạng dư thừa năng lực sản xuất thép
- ·Tháo gỡ khó khăn trong giải phóng mặt bằng dự án Đường tỉnh 830E
- ·Việt Nam có 29 đơn vị đủ tiêu chuẩn xét nghiệm Covid
- ·4 dấu hiệu sớm của bệnh ung thư
- ·Tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam cao nhất ASEAN
- ·Giá vàng tại châu Á đổi hướng tăng lên nhờ nhu cầu mua vào
- ·Rút giấy phép công ty đa cấp Trường Giang