【new zealand central league】Trưởng Ban Kinh tế TƯ Nguyễn Văn Bình: Xử lý nợ xấu như chữa bệnh tăng xông
- Trưởng Ban Kinh tế TƯ ví von nợ xấu như cục máu đông,ưởngBanKinhtếTƯNguyễnVănBìnhXửlýnợxấunhưchữabệnhtăngxônew zealand central league cơ chế xử lý nợ xấu hệt như chữa bệnh tăng xông.
Thảo luận tại tổ QH về dự thảo nghị quyết xử lý nợ xấu chiều nay, Trưởng Ban Kinh tế TƯ Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, việc ban hành nghị quyết là rất cần thiết. Tuy nhiên quan điểm, cách thức tiếp cận phải đúng mới xác định được nội dung phù hợp.
Ông ví von, nợ xấu như cục máu đông, hình ảnh này rất giống xử lý nợ xấu vì hệ thống ngân hàng chính là huyết mạch của nền kinh tế.
“Cơ chế xử lý nợ xấu hệt như xử lý bệnh tăng xông. Nên phải xử lý liên tục để mạch máu liên thông, khi đó nền kinh tế sẽ tốt, đó là lý do lớn nhất để ban hành nghị quyết”, ông Bình nêu.
Trong điều kiện ngân sách khó khăn như hiện nay, để đảm bảo tăng trưởng 6,7% cần phải có nguồn lực, phải trông cậy vào ngân hàng, phải khai thông nợ xấu càng sớm càng tốt.
Nợ xấu nào cũng ‘xấu’
Trưởng Ban Kinh tế TƯ cho biết ông rất ngạc nhiên khi dự thảo nghị quyết chỉ áp dụng với các khoản nợ xấu phát sinh đến ngày 31/12/2016.
Theo nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu phải xử lý liên tục, quy định như vậy có chăng ưu ái với các khoản nợ xấu cũ.
Trưởng Ban Kinh tế TƯ Nguyễn Văn Bình |
Ông phân tích, nợ xấu có thể do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan nhưng phải khẳng định là xấu. Ngay cả trường hợp móc ngoặc với ngân hàng, cả bên vay và cho vay đều đi tù, thu hồi hết tài sản thì khoản nợ đó vẫn là “nợ xấu”.
Theo đó, ông đề nghị không nên quy định thời điểm mà nên quy định xử lý nợ xấu theo nghị quyết đến khi nào mặt bằng pháp luật đồng bộ thì chuyển sang làm theo luật.
Trước lo lắng của nhiều ĐB cho rằng dự thảo nghị quyết còn nhiều kẽ hở, như phao cứu cánh cho các tổ chức tín dụng, ngành ngân hàng, ông Bình khẳng định: “Nghị quyết xử lý nợ xấu không có ưu ái với ai”.
“Nghị quyết này không bao che cho những ông làm ăn sai trái. Các tổ chứng tín dụng phải trích lập dự phòng rủi ro cho đến khi đủ xử lý hết khoản nợ xấu mới thôi vì đây là tiền của dân. Nên dù doanh nghiệp làm mất tiền thì vẫn phải đền bằng chính lợi nhuận của mình”, ông Bình nói rõ.
Trong khi đó ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng cần phải thu hẹp hơn định nghĩa nợ xấu.
Ông đề nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phải soạn thảo chi tiết đề án thực hiện Nghị quyết để QH theo dõi, giám sát, trong đó phải trình rõ nợ xấu là những khoản nào, những khoản khác đã có luật quy định rồi thì không nên đưa vào.
Không dùng ngân sách xử lý nợ xấu
Nêu quan điểm về tình hình nợ xấu hiện nay, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng nếu đã là hoạt động tín dụng thì nợ xấu là việc không tránh khỏi.
Tuy nhiên, nợ xấu bình thường phải dưới 3% tổng dư nợ cho vay, còn nếu đến mức 10,8% như hiện nay là “chuyện không bình thường”.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá nợ xấu hiện nay không bình thường. Ảnh: Phạm Hải |
Chủ tịch QH cũng cho biết, nghị quyết này ban hành không phải hợp thức hóa cho các tổ chức vi phạm pháp luật gây ra nợ xấu.
“Nghị quyết này không chỉ áp dụng với ngân hàng VN mà còn cả với các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài vì Hiến pháp quy định không phân biệt các thành phần kinh tế. Nguyên tắc quan trọng là không sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu”, Chủ tịch QH nhấn mạnh.
Với trường hợp có tranh chấp, Chủ tịch QH cho biết đồng ý đưa ra toà giải quyết với các hợp đồng, giao dịch dân sự bình thường, nếu tài sản có tranh chấp hoặc liên quan đến vụ án khác. Còn lại cố gắng thiết kế để ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm.
“Đồng ý đã bán tài sản bảo đảm, nợ xấu thì phải theo giá thị trường, nhưng phải đấu giá công khai minh bạch. Mà đã chấp nhận theo thị trường có khi cao hơn hoặc thấp hơn ghi sổ. Trừ trường hợp đấu giá không ai mua thì phải có một ông thẩm định giá độc lập”, bà nói.
Còn Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm tỏ ra nghi ngờ thuật ngữ “bán theo giá thị trường” hay “thấp hơn giá ghi sổ” vì dễ bị lợi dụng, đem lại lợi ích cục bộ cho một số đối tượng, hợp thức hóa sai phạm.
Bà dẫn chứng, một mảnh đất có giá trị vài trăm triệu đồng nhưng khi thế chấp ngân hàng được đẩy giá lên hàng tỉ đồng, thậm chí cả chục tỉ đồng. Nếu quy định bán thấp hơn giá ghi sổ thì sẽ hợp thức hóa cho sai sót.
“Cần xử lý nghiêm minh trách nhiệm tổ chức, cá nhân đúng quy định pháp luật để xảy ra nợ xấu, không để lọt tội, nhằm tạo niềm tin của dân với QH”, bà Tâm nhấn mạnh và mong QH sẽ giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình xử lý nợ xấu.
Nợ xấu ngân hàng và 12 dự án thua lỗ ngàn tỷ
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TIS - UpCom), theo báo cáo tài chính hợp nhất quí 4-2016 đã được kiểm toán, hiện có tổng nợ vay và nợ thuê tài chính là 6.078 tỉ đồng trong đó gần một nửa là nợ vay ngắn hạn.
(责任编辑:World Cup)
- ·Mãn nhãn với âm nhạc, vũ điệu, ánh sáng và pháo hoa nghệ thuật trong Đêm Carnaval Hạ Long
- ·Kon Tum đề xuất bổ sung 9 dự án điện gió vào Quy hoạch phát triển điện lực
- ·Tổng thống Ukraine bất ngờ thay thế Tư lệnh Lực lượng Tác chiến hỗn hợp
- ·Nêu cao trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ
- ·Liên danh Viettel đảm nhận triển khai 30% số trạm thu phí không dừng trên toàn quốc
- ·Đà Nẵng: Xây dựng phương án lãnh đạo chủ chốt từ nguồn tại chỗ
- ·Mỹ tiết lộ Israel chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza
- ·Vĩnh Phúc phải đính chính quyết định phê duyệt quy hoạch hồ Đại Lải
- ·Từ hôm nay, giá gas tiếp tục giảm
- ·Biện pháp mạnh chưa từng có để phục hồi kinh tế: Ủy ban Kinh tế lưu ý rủi ro trục lợi chính sách
- ·Mận trái mùa gần 200.000 đồng một kg vẫn ‘không có hàng mà bán’
- ·Nam Long công bố chương trình tiết kiệm nhà ở lần thứ 3
- ·Ý nghĩa của việc ba nước châu Âu công nhận Nhà nước Palestine
- ·Kịch bản xấu lại xảy ra với bất động sản nghỉ dưỡng
- ·AI: nhân tố quyết định tương lai của ngành du lịch, khách sạn
- ·Hội đồng NATO
- ·Armenia và Azerbaijan tiến hành đàm phán phân định biên giới
- ·Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng dự án Làng đại học Đà Nẵng
- ·Top những trải nghiệm nhất định phải thử tại 'Công viên chủ đề hàng đầu Việt Nam 2019'
- ·Armenia và Azerbaijan tiến hành đàm phán phân định biên giới