会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【costa rica vs panama】Nợ công tăng nhanh nhưng vẫn có khả năng trả đúng hạn!

【costa rica vs panama】Nợ công tăng nhanh nhưng vẫn có khả năng trả đúng hạn

时间:2024-12-26 02:31:51 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:791次

Đã xây dựng phương án trả nợ đúng hạn

Theợcôngtăngnhanhnhưngvẫncókhảnăngtrảđúnghạcosta rica vs panamao các tài liệu đã được công bố, nợ công của nước ta đến cuối năm 2014 là 60,3% GDP và theo kế hoạch đến năm 2016 sẽ tăng lên mức cao nhất là 64,9% GDP, các năm sau đó sẽ giảm dần, đến năm 2020 còn khoảng 60,2% GDP, nằm trong giới hạn quy định an toàn cho phép là không quá 65% GDP. 

Về tình hình nợ Chính phủ, tổng số dư nợ của Chính phủ tính đến ngày 31/12/2013 ở mức 1.515.968 tỷ đồng, bằng 42,3% GDP, vẫn được duy trì trong giới hạn cho phép không quá 50% GDP (giới hạn trần về nợ Chính phủ đã được Quốc hội cho phép đến năm 2015 không quá 50% GDP).

Xét về cơ cấu nợ Chính phủ, tỷ trọng nợ trong nước tăng lên (từ 40,3% năm 2010 lên 49,7% năm 2013), nước ngoài giảm (từ 59,7% xuống 50,3%), giảm dần sự phụ thuộc vào nợ nước ngoài (mục tiêu Chiến lược nợ công đến năm 2020, cơ cấu nợ nước ngoài của Chính phủ giảm xuống dưới 50%). Điều này thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ ở thị trường trái phiếu Chính phủ trong nước.

Nợ công tăng nhanh nhưng vẫn có khả năng trả đúng hạn

Mặc dù nợ công đang tăng nhanh nhưng Bộ Tài chính khẳng định sẽ trả nợ đúng hạn. Ảnh minh họa

Chỉ tiêu trả nợ Chính phủ (không tính đảo nợ) so với thu NSNN hàng năm trong giới hạn cho phép và nằm trong giới hạn an toàn theo thông lệ quốc tế. Cụ thể, năm 2010 ở mức 14,7%; năm 2011 ở mức 15,5%; năm 2012 ở mức 14,6%; năm 2013 ở mức 15,2%). Theo báo cáo của Chính phủ, ngoài việc ưu tiên bố trí NSNN để trả các khoản trả nợ vay của Chính phủ hàng năm, việc thành lập Quỹ tích luỹ trả nợ cũng có tác động tích cực trong việc tập hợp các nguồn thu từ các dự án cho vay lại, thu phí bảo lãnh để trả nợ, giảm bớt sự căng thẳng trong cân đối nguồn trả nợ từ NSNN, tăng cường vốn cho đầu tư phát triển và các nhu cầu chi tiêu khác của Chính phủ trong từng giai đoạn.

Bộ Tài chính cho biết, nợ công là nguồn tài chính quan trọng bổ sung cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Công tác quản lý nợ có nhiều chuyển biến, ngày càng tốt hơn, dần tiếp cận gần hơn với thông lệ tốt trên thế giới.

Theo đó, trong năm 2014, khối lượng vốn vay nợ công cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đạt khá, đã huy động được 627,8 nghìn tỷ đồng, trên 98% vốn vay đã được sử dụng trực tiếp cho các dự án hạ tầng. Việc tăng cường huy động vốn vay cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng về giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, điện, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường...., đã tạo ra diện mạo mới cho đất nước, trong đó có một số công trình hiện đại, đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

Cùng với đó, cơ quan này đã chủ động xây dựng kế hoạch và bố trí trả nợ đầy đủ, đúng hạn, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia. Tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước năm 2013 là 15,2%; năm 2014 là 13,8% và năm 2015 dự kiến khoảng 16,1% (theo quy định là không quá 25%).

Sắp tới ngưỡng cần giám sát chặt

Mặc dù Bộ Tài chính đã lên tiếng về khả năng chi trả món nợ này nhưng cơ quan Chính phủ nhận định, dư nợ công hiện đang tăng nhanh (năm 2010/2009 tăng 27%; năm 2011/2010 tăng 24,8%; năm 2012/2011 tăng 18,4%; năm 2013/2012 tăng 17,9%). Ước năm 2014, chỉ số nợ công ở mức 60,3% GDP và dự kiến năm 2015 khoảng 64% GDP, sát với ngưỡng an toàn được Quốc hội phê duyệt.

Theo phân tích của Chính phủ, nguyên nhân chủ yếu là do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, kinh tế trong nước suy giảm nên thu NSNN khó khăn (chỉ đạt khoảng 95% mục tiêu phấn đấu 5 năm 2011-2015), Chính phủ phải thực hiện các gói kích cầu từ năm 2009 và gắn liền với đó là hàng loạt các chương trình miễn giảm thuế nhằm khôi phục sản xuất kinh doanh trong khi vẫn phải duy trì hàng loạt các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển.

Bên cạnh đó, việc gia tăng dư nợ công là do sức ép về nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển rất lớn, thúc đẩy gia tăng huy động vốn vay công; vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài cho các chương trình, dự án đầu tư gia tăng đáng kể, bội chi NSNN luôn duy trì ở mức cao làm tăng vay của Chính phủ… Do đó, việc nợ công đang tiến dần tới ngưỡng cần được chú ý và giám sát chặt chẽ.

Ngoài ra, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ cũng có xu hướng gia tăng khá nhanh, thực tế trong năm 2013 do cân đối NSNN khó khăn nên đã phải bố trí dự toán chi trả nợ thấp hơn yêu cầu (chỉ đảm bảo đủ nguồn chi trả nghĩa vụ nợ nước ngoài và một phần nghĩa vụ nợ trong nước), phải phát hành đảo nợ một phần các khoản vay trong nước. Do vậy áp lực về vay mới để trả các khoản vay cũ trong nước là tương đối lớn.

Thừa nhận tình trạng này, Bộ Tài chính cho rằng, quy mô nợ công so với GDP đang ở mức cao, gần với ngưỡng được Quốc hội cho phép trong khi nguồn lực của chúng ta còn hạn chế nên vẫn cần thiết phải huy động vốn vay để đầu tư. Do đó, nợ công có quy mô lớn là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, an toàn nợ công thể hiện ở hiện ở việc chúng ta có khả năng thu xếp, bố trí để chi trả các khoản vay nợ. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn vay. Vốn vay được sử dụng đúng mục đích, đưa vào các lĩnh vực thực sự cần thiết và được sử dụng một cách tiết kiệm sẽ sẽ làm cho kinh tế phát triển, tạo ra nguồn lực để trả nợ trong tương lai. Vì vậy, để từng bước khắc phục các tồn tại, hạn chế nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 14/2/2015 về tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công.

Theo đó, các cơ quan liên quan cần triển khai một số biện pháp tái cơ cấu nợ công, bằng cách từng bước chuyển từ cơ cấu vay ngắn hạn sang vay dài hạn, phát hành trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn dài hơn.

Cho đến cuối năm 2013, cơ cấu kỳ hạn phát hành vẫn tập trung vào các kỳ hạn từ 3 năm trở xuống, chiếm 79% tổng phát hành năm 2013. Điều đó dẫn đến nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ trong vòng 2-3 năm là rất lớn, cần phải có biện pháp xử lý phù hợp. Để khắc phục vấn đề này, Bộ Tài chính đang triển khai Chiến lược phát triển thị trường trái phiếu tới năm 2020 với một nội dung quan trọng là tăng dần thời hạn phát hành trái phiếu Chính phủ. Kết quả, đến cuối tháng 9-2014 đã huy động được khoảng 210.198 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ trái phiếu có kỳ hạn ngắn hạn từ 3 năm trở xuống đã giảm đáng kể, chỉ còn 57% (năm 2013 là 79%) nhằm làm giảm dần các rủi ro về tái cấp vốn và thanh khoản đối với danh mục nợ trái phiếu Chính phủ.

Để tiếp tục tăng cường công tác quản lý nợ công, bảo đảm an toàn và an ninh tài chính quốc gia, trong thời gian tới Chính phủ tiếp tục giữ mức trần nợ công đến năm 2020 không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP và khống chế nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu NSNN hàng năm không quá 25% GDP.

Cùng với đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay theo hướng rà soát, loại bỏ các dự án không hiệu quả, phân kỳ đầu tư để tập trung vốn cho các dự án cần đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành đưa vào khai thác và sử dụng. Đối với các dự án bổ sung mới cần lựa chọn kỹ ngay từ đầu, thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư, đánh giá, thẩm định chặt chẽ hiệu quả đầu tư và khả năng trả nợ, xác định rõ cơ chế tài chính cấp phát/cho vay lại ngay từ khi phê duyệt chủ trương đầu tư bằng nguồn vốn vay để đánh giá tác động lên nợ công.

Ngoài ra, sẽ bám sát mục tiêu bội chi NSNN giảm dần, trong đó đến năm 2020 giảm xuống 4% GDP (tính cả trái phiếu Chính phủ). Trong quá trình thực hiện, trường hợp có tăng thu ngân sách, sẽ ưu tiên bố trí ngân sách để trả nợ nhằm giảm bội chi, qua đó giảm dư nợ Chính phủ, dư nợ công. Nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, bố trí dự toán và điều hành quản lý chi ngân sách chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính. Phương án tiếp tục tái cơ cấu nợ công, nợ Chính phủ cũng được đưa ra. Trong đó, tập trung vào việc thực hiện phương án tái cơ cấu nợ gốc trái phiếu quốc tế; cơ cấu lại các khoản cho vay lại/bảo lãnh Chính phủ đang gặp khó khăn; cải thiện cơ cấu nhà đầu tư theo hướng tăng tỷ trọng nhà đầu tư có vốn dài hạn; xây dựng đường cong lãi suất chuẩn trái phiếu Chính phủ và tiếp tục phát triển các sản phẩm mới để tăng tính hấp dẫn của trái phiếu Chính phủ.

 

Nợ công Việt Nam cận kề ngưỡng rủi ro

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo qua lời mời bình chọn trên Facebook
  • Huế sắp có thêm một dự án nghỉ dưỡng triệu đô
  • Thị trường bất động sản đang có lợi cho người đầu cơ
  • Gia hạn Hiệp định tài trợ Dự án phát triển năng lượng tái tạo
  • Ấn Độ mừng mừng tủi tủi đón những giọt mưa quý hơn vàng
  • Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội
  • Mở rộng đường ĐT743 qua địa bàn TP.Thuận An: Hơn 90% hộ dân đồng thuận giao đất để thi công
  • Quận Ba Đình xây mới khu tập thể cũ, người dân được đền bù thế nào?
推荐内容
  • Tình hình Ukraine mới nhất cập nhật ngày 16/5/2015
  • Cải cách hành chính trong lĩnh vực tư pháp: Góp phần tạo thuận lợi cho người dân
  • Quảng Nam: Tìm vốn đầu tư hạ tầng Cảng hàng không Chu Lai
  • “Sóng ngầm” trên thị trường địa ốc dịp cuối năm
  • Hà Nội: Chỉ 'đốn' cây sâu mục, cong vênh
  • Gia hạn Hiệp định vay dự án tuyến metro số 2 của Hà Nội đến năm 2019