【bảng xếp hạng lecce gặp bologna】Ổn định sản xuất trong bối cảnh mới
Ông Nguyễn Anh Tuấn,Ổnđịnhsảnxuấttrongbốicảnhmớbảng xếp hạng lecce gặp bologna khu 5, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn chia sẻ: Chúng tôi là một trong những hộ nuôi trồng thủy sản chịu thiệt hại nặng nề nhất do sức tàn phá của cơn bão số 3 vừa qua. Toàn bộ khoảng 12ha nuôi cá song, cá dìa… tại khu vực Bản Sen của gia đình đang chuẩn bị được thu hoạch đã bị bão đánh tan. Tuy nhiên, “còn người, còn của” chúng tôi cũng đang tận dụng hết sức của gia đình, bạn bè, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương để mua vật liệu mới, thuê thợ làm lại bè, thả giống mới… sớm tái thiết lại hoạt động nuôi trồng thủy sản của gia đình. Tới nay, hệ thống bè cũng đã cơ bản được làm lại, gia đình cũng sớm hoàn thiện hệ thống nuôi để thả giống trước Tết Dương lịch.
Hiện chính quyền huyện Vân Đồn cũng đang đẩy nhanh tiến độ giao biển theo Đề án Phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên biển huyện Vân Đồn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đến nay, huyện đã cơ bản giao cho các hộ dân sản xuất với trên 6.000ha khu vực biển trên địa bàn. Toàn huyện đã có khoảng hơn 60% số lồng bè nuôi cá được các hộ khôi phục trở lại so với thời điểm trước bão số 3; nhiều hộ cũng đã xuống giống với diện tích trên 300ha hàu. Còn lại các hợp tác xã, hộ dân khác cũng đang khẩn trương sắp xếp lại vùng nuôi, tiến hành thả phao và xuống giống khi có đủ các điều kiện. Đối với diện tích ngoài 3 hải lý, huyện đã xác nhận khu vực biển cho các hộ dân, đơn vị; phối hợp với các sở, ngành của tỉnh lên phương án sơ đồ giao khu vực biển, hoàn thành đánh giá tác động môi trường để khẩn trương báo cáo với UBND tỉnh giao khu vực biển cho các hộ dân, đơn vị yên tâm sản xuất.
Cùng với khôi phục ngành thuỷ sản, nhiều diện tích canh tác, sản xuất hoa màu trên địa bàn tỉnh cũng đã được người dân dọn dẹp, canh tác, xuống giống lại để đảm bảo sản xuất kịp vụ thu hoạch cuối năm. Anh Phạm Đức Nguyện, khu 5, phường Hoành Bồ, TP Hạ Long cho biết: Để ổn định cho thị trường hoa cuối năm phục vụ nhu cầu của người dân, gia đình đã tranh thủ thời tiết, làm lại đất, lên luống, ươm cây và chọn trồng lại những loại hoa màu ngắn ngày để có thể cung ứng ra thị trường đúng dịp. Thời điểm này, hoa đang phát triển tốt, vẫn cơ bản sẽ đáp ứng được về mẫu mã, chủng loại. Hiện tại, tại vườn gia đình tôi đã chuẩn bị hơn 1 vạn cây các loại để phục vụ nhu cầu ngày Tết như: Thược dược, cúc, dạ yến thảo…
Thời điểm này, người dân cũng đang chuẩn bị sẵn sàng cho vụ đông để kịp cung ứng ra thị trường đúng dịp. Đến nay, diện tích cây vụ đông toàn tỉnh đã có 530ha cây khoai lang được trồng (theo kế hoạch là 1.048ha); cây lạc đã trồng được 27/27ha theo kế hoạch; rau các loại 1.380ha/4.950ha; cây hoa 270ha/385ha; cây khác là 150ha/251ha.
Bà Trần Thị Lương, thôn Đình, xã Tiền An, cho biết: Gia đình tôi đã bắt tay ngay vào làm đất và xuống giống rau vụ đông với các loại như: Su hào, bắp cải... Ngoài ra, một phần diện tích gia đình canh tác các loại rau gia vị (hành, tỏi, mùi). Xác định vụ rau đông là vụ quan trọng, tăng thu nhập cho gia đình nên gia đình tôi tranh thủ thời tiết thuận lợi để tập trung xuống giống, chăm sóc đảm bảo theo đúng khung thời vụ và quy trình.
Cùng với nuôi trồng thủy sản, hoa màu, hiện nay các đơn vị, doanh nghiệp, người dân trồng rừng cũng đang tích cực tận thu, dọn dẹp, chủ động ươm cây giống và chuẩn bị thực hiện trồng mới diện tích rừng. Ông Nguyễn Đình Tuấn, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Tiên Yên, Quảng Ninh cho biết: Hiện nay, để đẩy mạnh sản xuất và trồng lại diện tích rừng, chúng tôi đã đẩy mạnh hỗ trợ người dân tận thu gỗ với việc nâng cao năng lực sản xuất của xưởng dăm gỗ lên gấp đôi, trung bình khoảng 400 tấn keo/ngày và chuẩn bị gần 3 triệu cây lim, keo chất lượng cao cho vụ trồng rừng mới. Chúng tôi dự kiến sẽ xây dựng kế hoạch trồng rừng phòng hộ trước để đảm bảo phát triển rừng phòng hộ cho môi trường và nguồn nước, rồi sau đó sẽ nhanh chóng chuẩn bị nguồn lực về cây giống và hiện trường trước Tết để trồng rừng sản xuất. Dự kiến, Công ty sẽ thực hiện trồng khoảng 60% diện tích rừng trong vụ xuân 2025.
Chị Hoàng Thị Hạnh, thôn Tềnh Pò, xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên chia sẻ: Gia đình tôi cũng bị thiệt hại khoảng 3ha rừng do ảnh hưởng của bão vừa qua. Tới nay, cùng với xử lý hiện trường rừng, gia đình tôi cũng đang gieo ươm cây giống để sử dụng và cung cấp cho người dân trên địa bàn. Hiện tại, gia đình đã ươm được hơn 20 vạn giống cây, đáp ứng khoảng 100ha.
Với tinh thần “Kỷ luật, đồng tâm” tỉnh Quảng Ninh đã luôn đồng hành, sát cánh cùng người dân, doanh nghiệp trong các hoạt động khôi phục sản xuất, tái thiết lại một Quảng Ninh tươi đẹp, phát triển mạnh về KT-XH.
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, để sớm khắc phục thiệt hại sau bão, khôi phục hoạt động sản xuất, tái thiết các công trình xây dựng, tài sản, cơ sở vật chất bị thiệt hại…, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã thống nhất chủ trương sớm ban hành các cơ chế, chính sách để khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh sau cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, thực hiện cơ cấu lại nhiệm vụ chi triệt để, tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những khoản chi không thực sự cần thiết để dành 1.000 tỷ đồng thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau cơn bão số 3.
Song song với đó, tỉnh cũng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai ngay Đề án khôi phục, tái thiết kinh tế. Đề án sẽ tập trung hướng đến những nhiệm vụ cần triển khai trước mắt và lâu dài; thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở cho người dân bị hư hại; sử dụng nguồn lực đầu tư công và các nguồn lực xã hội khác để đầu tư tái thiết, xây dựng lại các công trình cơ sở hạ tầng, các công trình để ứng phó với biến đổi khí hậu, các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh tế, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, thu xếp việc làm và ổn định đời sống nhân dân...
Với mục tiêu đồng hành, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tái sản xuất, kinh doanh, khôi phục hoạt động, ổn định đời sống, có nguồn lực để trả nợ cho ngân hàng, hạn chế những ảnh hưởng đến nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng thương mại…, UBND tỉnh cũng đã đề nghị các ngân hàng xem xét, có các cơ chế, chính sách đặc thù thuộc thẩm quyền giải quyết để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như: Khoanh nợ, giảm lãi suất cho vay, cho vay mới đối với những khách hàng không còn tài sản thế chấp, cho vay mới với lãi suất phù hợp...
Tới nay, nhiều ngân hàng thương mại thống nhất chính sách hỗ trợ thuộc thẩm quyền nhằm giúp người dân, doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn sau bão. Điển hình như, các ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank); Ngoại thương Việt Nam (VCB); Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Công Thương Việt Nam (Vietinbank); Bản Việt (BVBank) đã triển khai các chính sách hỗ trợ như: Điều chỉnh giảm lãi suất từ 0,5-2%/năm; miễn giảm 100% lãi quá hạn, lãi chậm trả; giảm lãi suất cho vay và hỗ trợ lãi suất đối với khách hàng vay mới, đặc biệt là khoản vay ngắn hạn, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh phát sinh từ ngày 6-9…
Ông Nguyễn Đức Hiển, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Ninh, cho biết: Ngân hàng sẽ tiếp tục cập nhật, tổng hợp thiệt hại của khách hàng, báo cáo Ngân hàng Nhà nước để chỉ đạo các ngân hàng thương mại bao gồm cả các ngân hàng thương mại cổ phần thực hiện giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng hiện hữu bị thiệt hại do bão số 3 gây ra. Đồng thời, có chương trình tín dụng cho vay mới với lãi suất hợp lý, trong đó cho vay không có tài sản bảo đảm đối với khách hàng hiện hữu bị thiệt hại do bão để có vốn khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Cùng với đó, để hỗ trợ người dân thúc đẩy sản xuất, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã báo cáo Sở NN&PTNT đề nghị Bộ NN&PTNT hỗ trợ 5 tấn ngô nếp giống HN88 (từ nguồn dự trữ Quốc gia) để hỗ trợ cho nông dân tại một số địa phương: Đông Triều, Đầm Hà, Hạ Long, Tiên Yên bị ảnh hưởng nặng về diện tích trồng trọt khôi phục sản xuất. Đầu tháng 10 vừa qua, ngay sau khi được Bộ NN&PTNT hỗ trợ, Chi cục đã xây dựng kế hoạch phân bổ và hoàn thành cấp phát toàn bộ giống ngô nếp HN88 cho người dân. Đến nay, nông dân các địa phương được hỗ trợ đã triển khai trồng trên diện tích 250ha và đang có sự sinh trưởng, phát triển tốt.
Với những chính sách đồng hành của tỉnh, cùng ý chí, nghị lực, sự quyết tâm của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn, những khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai đã sớm được khắc phục, cuộc sống người dân đã cơ bản ổn định trở lại.
(责任编辑:Thể thao)
- ·5 công dụng hữu ích của gương trang trí
- ·Nguyễn Quí
- ·Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi Thư khen Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Giải bóng đá nữ VĐQG 2022: Hà Nội II giành chiến thắng đầu tay
- ·SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh
- ·Thất bại ở trận đấu lịch sử, Thu Nhi mất đai WBO thế giới
- ·Cổ phiếu CEE bị đưa vào diện cảnh báo
- ·Chuẩn bị chu đáo các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam”
- ·Tiếp tục cảnh báo tình trạng mạo danh người của cơ quan BHXH nhằm lừa đảo người dân
- ·Hải quan TP.HCM đối thoại với doanh nghiệp xăng dầu
- ·Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
- ·Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho CBCC
- ·Vòng 2 Presidents Cup, golf Mỹ tiếp tục áp đảo
- ·Cổ phiếu CEE bị đưa vào diện cảnh báo
- ·Giá vàng hôm nay 6/10/2023: Liên tiếp giảm khi nhà đầu tư lớn xả hàng
- ·Khám phá động Tiên Công
- ·Bộ Công Thương ban hành kế hoạch công tác phổ biến và giáo dục pháp luật năm 2021
- ·SCIC sắp thoái vốn hơn 175 tỷ đồng tại CIENCO5
- ·Tập trung chăm sóc lúa Đông Xuân 2023
- ·Lấy ý kiến, tìm mẫu tượng đẹp nhất về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để dựng