【tham khảo hôm nay】Việt Nam là ưu tiên trong chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ
Nói về chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ,ệtNamlưutintrongchnhschHnhđộnghướngĐngcủaẤnĐộtham khảo hôm nay Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên mà quốc gia này hợp tác theo cách rất đa chiều.
Năm 2024 kỷ niệm 10 năm “Chính sách Hành động hướng Đông” của Ấn Độ. Đây là một yếu tố quan trọng trong cách tiếp cận khu vực Đông Nam Á của Ấn Độ kể từ năm 1992.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ phụ trách hướng Đông Jaideep Mazumar.
Nắm quyền nhiệm kỳ 3 sau chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng 6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vẫn quyết tâm theo đuổi và phát triển chính sách này dựa trên những kết quả và định hướng hành động mạnh mẽ hơn. Trong đó, Việt Nam là trụ cột mạnh mẽ trong chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ, dựa trên sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau.
“Việt Nam là một trong những ưu tiên cao trong chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ” - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ phụ trách hướng Đông, ông Jaideep Mazumdar đã nhấn mạnh như vậy khi trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV.
Theo ông Jaideep, Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và ngày càng có tiếng nói trên trường quốc tế.
“Để nói về chính sách hành động hướng Đông của Ấn Độ, tôi nghĩ Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên mà chúng tôi hợp tác theo cách rất đa chiều. Cho đến thời điểm này, chúng ta có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, với mức độ hợp tác rộng, bao gồm rất nhiều lĩnh vực, từ nông nghiệp, một lĩnh vực hợp tác then chốt và đa dạng, đến công nghiệp, khoa học và công nghệ. Chúng tôi đã thành lập một Trung tâm về CNTT tại Nha Trang; có nhiều dự án tác động nhanh về phát triển như xây dựng cơ sở hạ tầng. Chúng tôi cũng có hợp tác quốc phòng. Đây là một quan hệ đối tác rất đa chiều”, ông Jaideep phân tích.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng cho biết, trong bối cảnh thế giới nhiều biến động, phức tạp đan xen, việc thúc đẩy quan hệ hai nước sẽ là yếu tố then chốt để đảm bảo hòa bình, phát triển cùng thịnh vượng. Hai nước cần phát huy những thế mạnh tiềm năng của nhau, tận dụng tốt các cơ hội hợp tác để cùng vượt qua những thách thức hiện hữu.
“Về các cơ hội hợp tác, hai nước có thể hợp tác chặt chẽ trong quá trình phục hồi của chuỗi cung ứng. Các bạn có thế mạnh lớn trong lĩnh vực công nghiệp, chúng tôi cũng vậy. Tôi nghĩ thế giới đang tìm kiếm khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng và không phụ thuộc vào một nguồn cung duy nhất”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ nói.
Việt Nam là một trong những quốc gia quan trọng nhận được sự ủng hộ liên tục ở cả cấp độ chính trị lẫn xã hội từ Ấn Độ. Điều này được phản ánh trong các vấn đề khu vực lớn cũng như ở cấp độ toàn cầu.
Giáo sư Srikanth Kondapalli, nhà nghiên cứu về khu vực Đông Á của Trường Nghiên cứu quốc tế, Đại học Jawaharlal Nehru cho rằng, hai nước có mối quan hệ rất tốt về mặt lịch sử. Giờ đây, trách nhiệm của hai nước là làm mới mối quan hệ này trong bối cảnh mới.
Bối cảnh mới là quá trình toàn cầu hóa. Bối cảnh mới là đầu tư thương mại, giao lưu giữa người dân hai nước và cũng là cách hai nước vượt qua những đứt gãy khác nhau do cuộc khủng hoảng tài chính, do xung đột ở Ukraine, xung đột ở Trung Đông gây ra. Ấn Độ đang cố gắng đoàn kết lại và giống như Việt Nam, Ấn Độ cũng có các mục tiêu chính sách đối ngoại tương tự.
Ấn Độ nhận thấy có nhiều tiềm năng lớn cho mối quan hệ hai nước, đặc biệt là từ khi nâng cấp lên Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2016. Thương mại song phương đã chứng kiến sự tăng trưởng liên tục trong nhiều năm qua. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ tư của Ấn Độ trong các nước ASEAN và Ấn Độ nằm trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp Ấn Độ đang tìm cách đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực khác nhau như: dầu khí, năng lượng mặt trời và gió, nông nghiệp, khoáng sản, khai thác mỏ và hàng dệt may. Trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, hai nước đều nhấn mạnh, đây là những trụ cột vững chắc trong quan hệ đối tác chiến lược.
Trong chuyến thăm Ấn Độ hồi tháng 8 năm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định 5 yếu tố nền tảng rất quan trọng giữa hai nước, bao gồm: quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp; tin cậy chính trị cao; thị trường rộng mở; văn hóa, văn minh tương đồng; ý tưởng tương thông; cùng chung khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
Với tinh thần “3 cùng”: cùng lắng nghe và thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn, nhận thức và hành động; cùng làm, cùng hưởng, hai nước sẽ cùng thắng và cùng phát triển.
Theo VOV.VN
(责任编辑:La liga)
- ·Trường Cao đẳng Công nghệ Y
- ·Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhờ chính sách đột phá
- ·Hệ lụy “tour 0 đồng”
- ·Quân ủy Trung ương bỏ phiếu giới thiệu nhân sự quy hoạch Trung ương khóa mới
- ·Cảnh báo thủ đoạn mạo danh cán bộ tư pháp để lừa đảo
- ·Sửa Luật Đất đai: Bổ sung phương pháp thặng dư để định giá đất
- ·Truy tố 5 đối tượng liên quan đến ma túy
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Cuba Manuel Marreo Cruz
- ·Nông sản kỳ vọng tiêu thụ tốt hơn khi Trung Quốc nối lại thông quan hàng hóa và vận tải
- ·Thủ tướng yêu cầu ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, xem xét giảm thêm lãi vay
- ·Ghi nhận thêm 4 ca nhiễm Covid
- ·Đề nghị đánh giá kỹ tác động, hiệu quả việc bổ sung vốn nhà nước tại Vietcombank
- ·Quốc hội sẽ chất vấn 3 nhóm vấn đề về ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông
- ·Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
- ·Chất lượng không khí kém, Hà Nội đưa ra giải pháp
- ·Khởi tố một đối tượng giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
- ·Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông
- ·Hội nghị toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản
- ·Ủy ban châu Âu đạt được thỏa thuận về kiểm soát xuất khẩu chất thải
- ·Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô