【lich thi đấu bóng đá đức】Chi trả chế độ, ổn định đời sống giáo viên
Giáo viên ở Nguyễn Phích, ai là người địa phương thì ngoài thời gian đi dạy lại lao vào ruộng đồng, rừng tràm để sản xuất. Còn những giáo viên ngoài tỉnh, phải nghĩ nhiều cách để có thể ổn định cuộc sống.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, việc chi trả các khoản nợ đọng chế độ, chính sách đối với giáo viên ở Cà Mau đã được thực hiện nghiêm túc, kịp thời.
Trở lại xã Nguyễn Phích (1 trong 6 xã của huyện U Minh mà giáo viên được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi), một không khí phấn khởi bao trùm. Hầu hết các giáo viên đều coi đây là động lực để tiếp tục gắn bó với “vùng đất khó” Nguyễn Phích, cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Ðiều này tiếp tục khẳng định một lần nữa, việc nợ đọng chế độ, chính sách đối với giáo viên vùng khó khăn không nên xảy ra và càng không để tái diễn.
Phấn khởi
Trao đổi với ông Ðào Quốc Kiểng, Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Phích, mới thấy địa phương còn quá nhiều khó khăn. Là xã có 11 ấp thuộc vùng lâm phần, tỷ lệ nghèo trên 23%, quy hoạch sản xuất vẫn còn những bất cập. “Xã lớn nhất Cà Mau” này còn lắm chông chênh trong chặng đường phía trước.
Ðối với hệ thống giáo dục của xã, ông Kiểng cho biết: “Ðịa phương có 8 trường, từ bậc mầm non đến THCS, trong đó có 3 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Quản lý và giáo viên của xã có 186 người, trên 2.500 học sinh”. Ông Kiểng thông tin: “Trao đổi nhanh với các trường, chúng tôi nắm được giáo viên đã nhận được tiền vào ngày 17/11. Ðiều này khiến giáo viên rất phấn khởi, địa phương cũng mong muốn anh em có điều kiện ổn định hơn để tiếp tục gắn bó với Nguyễn Phích”.
Các thầy, cô giáo ở Nguyễn Phích rất phấn khởi, thêm động lực để phấn đấu công tác. |
Theo lời của ông Kiểng, giáo viên ở Nguyễn Phích có thể chia làm 2 bộ phận, một là những giáo viên đã gắn bó lâu năm, quyết bám trụ với nghề, còn lại là lực lượng giáo viên trẻ mới được bổ sung. Khá sâu sát với tình hình giáo dục, ông Kiểng chia sẻ: “Giáo viên ở nông thôn thì mấy anh biết rồi, chỉ trông chờ vào đồng lương. Chưa kể, ở đây là xã đặc biệt khó khăn, giáo viên đôi khi phải cưu mang thêm học sinh có hoàn cảnh đặc biệt”.
Nhớ lại giai đoạn trước đây, cô giáo Quách Thị Thu Tư, gắn bó với Trường THCS Nguyễn Văn Tố từ năm 1989, không khỏi bồi hồi: “Lúc về trường, cả giáo viên và học sinh không biết làm sao để học. Bàn ghế không đủ, trường lớp dột nát, lương giáo viên ít mà có khi mấy tháng mới cấp một lần”.
Có một thực tế, những giáo viên gắn bó, bám trụ với đất Nguyễn Phích đều tâm niệm như cô Thu Tư: “Chỗ khó mới cần mình, nếu bỏ đi thì các em học sinh ở đây học với ai, đất này chừng nào mới phát triển, vả lại mình sinh ra tại nơi đây”.
Giáo viên ở Nguyễn Phích, ai là người địa phương thì ngoài thời gian đi dạy lại lao vào ruộng đồng, rừng tràm để sản xuất. Còn những giáo viên ngoài tỉnh, phải nghĩ nhiều cách để có thể ổn định cuộc sống. Vậy nên không lạ, khi có những thầy, cô giáo ngoài giờ đứng trên bục giảng còn có những nghề “tay trái”. Riết rồi ở Nguyễn Phích, những thầy, cô lâu năm gắn bó cũng trở thành “dân gốc thứ thiệt”, với cuộc sống chân tình, san sẻ trên mảnh đất bộn bề gian khó.
Nói về hệ thống trường lớp ở Nguyễn Phích - xã có tới 20 ấp trải trên diện tích rộng, địa hình phức tạp, vẫn còn nhiều thiếu thốn, thiệt thòi. Ông Kiểng thông tin thêm: “Ðối với điểm chính thì tương đối đảm bảo, còn khoảng chục điểm lẻ còn vất vả lắm”. Ða phần mỗi điểm có 2-3 phòng, thiếu thốn về đồ dùng giảng dạy, một số chỗ đã xuống cấp. Ðáng bàn hơn, mỗi điểm như vậy đều phải cắt cử giáo viên phụ trách, đứng lớp. Nói như suy nghĩ của ông Kiểng: “Giáo viên điểm lẻ lúc nào cũng nhiều thiệt thòi hơn, ở Nguyễn Phích, anh em chỉ biết nhìn nhau động viên, cái chính là thương những em học sinh chân không, quần áo phèn tới lớp…”.
Ðộng lực
Trong lần giải trình với đoàn giám sát của HÐND tỉnh về việc nợ đọng chế độ, chính sách đối với giáo viên, Trưởng Phòng GD&ÐT huyện U Minh Trần Hoàng Lạc đã bộc bạch: “Ngoài những nguyên nhân chủ quan, hệ thống giáo dục U Minh còn đối mặt với quá nhiều thách thức, nhất là ở những địa bàn được xếp vào diện đặc biệt khó khăn”. Phòng GD&ÐT huyện U Minh được đánh giá rất tích cực, khi mời đại diện lãnh đạo các trường về để trao đổi, thông tin khi chi trả các chế độ, chính sách vào thời điểm trước ngày 20/11 năm nay.
Ông Nguyễn Nhựt Linh, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Tố, cho biết: “Ðợt vừa rồi, nhà trường có 18 giáo viên được chi trả phụ cấp lâu năm với số tiền 255 triệu đồng. Số tiền này rất quý giá đối với giáo viên vùng sâu, bởi anh em sẽ có thêm điều kiện phụ giúp gia đình, ổn định đời sống, từ đó yên tâm công tác”.
Cô Thu Tư, nhận được chế độ đợt 17/11 vừa qua, tâm sự: “Dù ít dù nhiều, chúng tôi biết được sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với giáo viên. Các thầy lãnh đạo nhà trường cũng gởi gắm những điều mà ngành giáo dục kỳ vọng vào những giáo viên bám trụ, gắn bó với Nguyễn Phích nhiều năm qua”.
Theo thông tin từ thầy Linh, các khoản chế độ còn lại đang được rà soát, Phòng GD&ÐT cam kết sớm chi trả cho giáo viên dứt điểm trong năm 2016. Cô Thu Tư phấn khởi: “Nhiều đồng nghiệp muốn khóc khi nhận được chế độ, bởi nó giúp người giáo viên thêm động lực vượt qua khó khăn. Nói thật, nhiều người làm nghề giáo cuộc sống chật vật lắm”.
Tại Trường Tiểu học Huỳnh Quảng, thầy Nguyễn Khánh Tâm, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: “Trường có 13 giáo viên nhận phụ cấp lâu năm của năm 2014 với số tiền gần 90 triệu đồng; 14 giáo viên nhận phụ cấp lâu năm của năm 2015 với số tiền gần 105 triệu đồng, riêng năm 2016 đang rà soát. Nhận được tiền trước 20/11 ai ai cũng vui”.
Trường Tiểu học Huỳnh Quảng là một trong những trường đạt chuẩn của Nguyễn Phích. Với 22 giáo viên, 241 học sinh, nhà trường đã nhận được sự quan tâm đầu tư tương đối của các cấp, các ngành, đời sống của giáo viên từng bước ổn định. Như lời của thầy Tâm: “Tôi thấy giáo viên vùng khó khăn chịu nhiều thiệt thòi, phải quan tâm để ổn định tâm lý, đời sống, giúp cho giáo viên yên tâm công tác. Chi trả chế độ kịp thời là cách làm thiết thực nhất”.
Tiếp lời thầy Tâm, thầy Phạm Hồng Quang, Phó Hiệu trưởng nhà trường, tâm sự: “Tôi từ nơi khác về trường hơn 20 năm, tôi cũng không muốn đi đâu nữa. Ở đây khó thì có khó, nhưng đây cũng là tâm huyết, là tình yêu nghề với hy vọng giúp những học sinh vùng sâu, vùng xa thay đổi cuộc đời…”./.
Bài và ảnh: Phạm Nguyên
(责任编辑:World Cup)
- ·Bình Phước police hailed for strong performance in maintaining local security, order
- ·Báo quốc tế vinh danh ông Johnathan Hạnh Nguyễn là “Nhân vật của năm 2024”
- ·Khủng bố al Qaeda: Mỹ xét xử phần tử khủng bố al
- ·Huyện Cần Giuộc xử lý vi phạm hành chính gần 3 tỉ đồng
- ·Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vật liệu nổ công nghiệp
- ·Tài xế vi phạm nồng độ cồn khi đang chở 33 hành khách
- ·Những vi phạm của tài xế ô tô bị đề xuất trừ điểm trên giấy phép lái xe
- ·Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực
- ·'Giả thua để thắng' chiêu độc trong kinh doanh
- ·Phạt người đàn ông lợi dụng hiện tượng mạng xã hội để đăng tin sai sự thật
- ·Phát hiện loài rắn vô cùng quý hiếm sau hàng chục năm vắng bóng
- ·Ông Trần Phương Bình lại hầu tòa trong vụ làm thất thoát 5.518 tỉ của Ngân hàng Đông Á
- ·Hà Nội được chọn là nơi ký Công ước Liên Hợp quốc về tội phạm mạng
- ·Khởi tố 4 đối tượng cướp giật tài sản
- ·Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao
- ·Hà Nội dừng bắn pháo hoa dịp 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
- ·Hành khách nước ngoài quên ví chứa hàng trăm nghìn ngoại tệ trên tàu Thống Nhất
- ·Phó Thủ tướng yêu cầu sơ tán dân ở nơi không an toàn vùng 'rốn lũ’ Hà Nội
- ·Thư rác chiếm 56% tổng số lưu lượng thư điện tử toàn cầu
- ·điều tra vụ 2 chị em đuối nước cạnh công trường Vành đai 5