【lens vs nantes】Hà Nội được chọn là nơi ký Công ước Liên Hợp quốc về tội phạm mạng
Sau gần 4 năm đàm phán,àNộiđượcchọnlànơikýCôngướcLiênHợpquốcvềtộiphạmmạlens vs nantes “Công ước Hà Nội” ra đời là dấu mốc quan trọng trong nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm ứng phó với những mối đe doạ ngày càng tăng trên không gian mạng.
Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Công ước Hà Nội về tội phạm mạng ngày 24/12. Ảnh: BNG |
Bên cạnh những lợi ích và tiềm năng không giới hạn đối với sự phát triển của nhân loại, công nghệ số cũng đặt ra nhiều rủi ro và nguy cơ về an ninh, đe doạ sự phát triển bền vững của hầu hết các quốc gia.
Sự gia tăng đáng báo động của tội phạm mạng cả về quy mô, mức độ phức tạp và phạm vi tác động ước tính đã gây thiệt hại cho kinh tế thế giới khoảng 8.000 tỷ USD trong năm 2023 và dự báo lên đến 10.500 tỷ vào năm 2025, lớn hơn GDP của hầu hết các nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trong bối cảnh đó, “Công ước Hà Nội” góp phần tạo khuôn khổ pháp lý bao trùm, đáp ứng nhu cầu cấp bách về hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy pháp quyền trong không gian mạng.
Theo Bộ Ngoại giao, việc Liên hợp quốc lựa chọn Hà Nội làm địa điểm tổ chức Lễ mở ký Công ước trong năm 2025 là dấu ấn quan trọng trong lịch sử đối ngoại đa phương của Việt Nam và 47 năm quan hệ đối tác Việt Nam - Liên hợp quốc. Lần đầu tiên một địa điểm của Việt Nam được ghi danh và gắn với một điều ước đa phương toàn cầu liên quan đến một lĩnh vực được cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm.
Lựa chọn này phản ánh vị thế, uy tín quốc tế ngày càng cao của đất nước, cũng như sự tham gia đóng góp tích cực, trách nhiệm và thực chất của Việt Nam trong toàn bộ quá trình đàm phán Công ước.
Đồng thời, việc đăng cai lễ mở ký “Công ước Hà Nội” cũng sẽ là cơ hội để Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò một thành viên có trách nhiệm, tin cậy của cộng đồng quốc tế, tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tham gia dẫn dắt quá trình xây dựng và định hình các khuôn khổ quản trị số toàn cầu. Qua đó, bảo đảm an ninh mạng và chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, tạo tiền đề triển khai thành công chiến lược chuyển đổi số để đưa đất nước sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đây cũng là bước cụ thể góp phần triển khai kịp thời và hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia../.
Công ước Liên hợp quốc về tội phạm mạng gồm 9 Chương và 71 điều là kết quả của gần 4 năm thương lượng liên tục và kéo dài (2021 -2024) giữa các quốc gia thành viên nhằm xây dựng một khuôn khổ pháp lý đa phương toàn diện để đấu tranh với loại tội phạm nguy hiểm này. Sau gần 20 năm kể từ Công ước Liên hợp quốc về tội phạm xuyên quốc gia, cộng đồng quốc tế mới có thêm một khuôn khổ pháp lý đa phương để xử lý tội phạm trong không gian mạng. |
(责任编辑:La liga)
- ·Tham gia EVFTA: Việt Nam có thể đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại
- ·Quảng Ngãi đề xuất đầu tư 500 tỷ xây dựng giao thông Khu kinh tế Dung Quất
- ·Phó thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo tái cơ cấu Dự án quặng sắt
- ·Cần có giải pháp để vận hành suôn sẻ cao tốc Trung Lương
- ·Triệt phá điểm tàng trữ thuốc lá ngoại số lượng lớn
- ·Đội tuyển Việt Nam được tạo điều kiện tối đa khi sang Singapore
- ·Tuyến đường sắt Yên Viên
- ·200 người phục vụ giải BDRC Half Marathon 2023
- ·Đề xuất nghỉ lễ 30/4
- ·Người đại diện định giá 1 tỷ USD cho Haaland
- ·Tác dụng phụ tiêu cực của nước tăng lực ít người biết
- ·Bồi thường Dự án đường vành đai 3 TP.HCM tính phương án đất đổi đất
- ·Định vị thương hiệu Đà Nẵng
- ·Sôi động giải bóng rổ không chuyên Sài Gòn 2023
- ·Dự thảo quy định áp dụng cho thực phẩm có chứa chất tạo ngọt
- ·Vingroup và Techcombank đề xuất thực hiện Dự án cao tốc Đắk Nông
- ·Quảng Trị chưa bàn giao đủ mặt bằng để nâng cấp quốc lộ 9
- ·Đầu tư gần 3.249 tỷ đồng cho Dự án đường nối Pháp Vân
- ·Thảo luận về kế hoạch công tác TCĐLCL năm 2020 với Bộ Thông tin và Truyền thông
- ·Quận Cái Răng phát triển xứng tầm cửa ngõ phía Nam TP. Cần Thơ