【kết quả hy lạp】Bình Định kiến nghị gỡ khó cho Dự án cao tốc Bắc
UBND tỉnh Bình Định vừa báo cáo Văn phòng Chính phủ,ìnhĐịnhkiếnnghịgỡkhóchoDựáncaotốcBắkết quả hy lạp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính… về một số khó khăn vướng mắc khi thực hiện Dự ánĐường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025, qua địa phận tỉnh Bình Định
Theo đó, tính đến tháng 8/2023, trên địa bàn tỉnh diện tích các đơn vị đăng ký trồng rừng thay thế năm 2023 là 90ha và đã được UBND tỉnh bố trí trồng rừng thay thế.
Trong khi tổng diện tích cần chuyển mục đích sử dụng rừng phục vụ Dự án Đường cao tốc Bắc - Nam, giai đoạn 2021 - 2025 qua địa phương hiện nay khoảng 202,87ha.
Do đó, địa phương phải gửi hồ sơ trồng rừng thay thế về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để bố trí trồng rừng thay thế ở tỉnh khác, nhưng việc bố trí trồng rừng ở các tỉnh khác mất rất nhiều thời gian, không phù hợp với thời gian quy định, làm chậm công tác chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, gây ảnh hưởng tiến độ dự án.
Đồng thời, chủ đầu tưchậm bàn giao hồ sơ và ranh, mốc giới bãi thải, một số mỏ vật liệu, trạm dừng nghỉ và phạm vi chiếm dụng đất rừng tuyến chính cao tốc phát sinh phải chuyển mục đích, làm chậm việc thực hiện rà soát, tổng hợp của địa phương để trình HĐND tỉnh chuyển mục đích sử dụng rừng.
Theo UBND tỉnh, hiện nay, trữ lượng vật liệu cát xây dựng trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ Dự án Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025 qua địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, về trữ lượng cát được cấp phép hiện tại không đủ. Do đó, UBND tỉnh Bình Định đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép UBND các tỉnh khu vực miền Trung được phép quyết định nâng công suất không quá 50% công suất ghi trong giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông mà không phải lập lại dự án đầu tư điều chỉnh, báo cáo ĐTM (theo Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 19/10/2022 chỉ áp dụng cho các mỏ cát, sỏi lòng sông thuộc đồng bằng sông Cửu Long và Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 16/6/2021 không áp dụng đối với cát, sỏi lòng sông, cửa biển).
UBND tỉnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng diện tích đất lúa, đất rừng phục vụ dự án cao tốc được tính riêng, không tính vào chỉ tiêu sử dụng đất phân bổ trên địa bàn tỉnh Bình Định tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 9/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025.
UBND tỉnh Bình Định đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho bổ sung diện tích đất rừng và đất trồng lúa từ 2 vụ trở lên cần chuyển mục đích sử dụng để thực hiện dự án (thay đổi so với Nghị quyết số 273/NQ-UBTVQH15 ngày 11/7/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội). Cụ thể: Đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên 420,44 ha (tăng 88,95 ha); Đất rừng phòng hộ 37,96 ha (tăng 5,36 ha); Đất trồng rừng sản xuất 632,61 ha (tăng 151,27 ha).
Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Bình Định đề nghị khi UBND tỉnh chuyển hồ sơ nộp tiền trồng rừng thay thế về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong thời gian chưa bố trí được quỹ đất trồng rừng thay thế ở tỉnh khác thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản giao Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam tạm thu tiền trồng rừng thay thế để các chủ dự án nộp tiền và UBND tỉnh có cơ sở quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng.
Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan chuyên môn sớm nghiên cứu tháo gỡ vướng mắc, có các giải pháp, hướng dẫn rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục trồng rừng thay thế nhằm đẩy nhanh thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng; hướng dẫn các địa phương tiếp tục thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 175/TB-VPCP ngày 11/5/2023 và thực hiện công tác quản lý, sử dụng tầng đất mặt theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 94/NĐ-CP của Chính phủ, phù hợp với tình hình thực tế.
UBND tỉnh Bình Định cũng đề nghị Bộ GTVT sớm có ý kiến thống nhất đối với phần diện tích đất nông nghiệp còn lại lớn hơn 200m2 nhưng không đủ điều kiện sản xuất thì được thu hồi và bồi thường hỗ trợ từ nguồn kinh phí của dự án cao tốc (theo quy định thì được thu hồi, tuy nhiên phải có ý kiến thống nhất của Bộ GTVT để làm cơ sở cho các địa phương phê duyệt phương án thu hồi).
(责任编辑:La liga)
- ·Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau
- ·Cổ phiếu ngân hàng giúp VN
- ·Tình hình ở Kursk 'sắp được giải quyết', Canada muốn gửi vũ khí cấm cho Ukraine
- ·HLV Park Hang Seo chốt danh sách tuyển Việt Nam đấu Oman, Nhật Bản
- ·Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
- ·Hơn 10,6 triệu cổ phiếu DS3 niêm yết trên HNX
- ·Vé trận Việt Nam vs oman cao nhất là 1,2 triệu đồng
- ·Đề xuất xử lí vướng mắc hàng chuyển phát nhanh tồn đọng
- ·Co.opmart Bến Lức hỗ trợ 60 triệu đồng xây nhà Đại đoàn kết
- ·Hàng dầu khí gặp vướng khi triển khai VNACCS/VCIS
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng, các ngày sau mưa lớn
- ·Công ty Lệ Ninh – Quảng Bình sắp IPO 2,6 triệu cổ phần
- ·Thị trường chứng khoán: Các thay đổi được MSCI ghi nhận đã là yếu tố tích cực
- ·VNDS: Ước tính lợi nhuận thực hiện quý II/2017 tăng 54%
- ·Infographics: 10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế trong năm 2024
- ·GAS vượt đỉnh 3 năm, thị trường bùng nổ
- ·Ukraine cân nhắc việc tiếp nhận lính gìn giữ hòa bình ngoại quốc
- ·UPCoM đón thêm 2 ‘tân binh’
- ·Lũ quét, sạt lở đất: Làm gì để phòng tránh?
- ·Hải quan TP.Hồ Chí Minh: Sáng kiến trong tuyên truyền, phổ biến VNACCS/VCIS