【sc internacional rs】DN sẵn sàng “chi” miễn sao được việc
Không có không “được việc”
Theo báo cáo nghiên cứu, chỉ 9% DN không chi các khoản không chính thức, nhưng có tới 40% DN được khảo sát cho biết khoản chi phí không chính thức chiếm khoảng 1% tổng chi phí hàng năm của DN. 13% DN khác cho biết khoản chi này phải hơn 5% tổng chi phí. Các khoản chi phí không chính thức trực tiếp hoặc gián tiếp dưới dạng chi phí bồi dưỡng, lót tay, phong bì, cảm ơn cho từng vụ việc hoặc quà biếu, quà tặng, tạo mối quan hệ thân quen… 39% DN được hỏi cho biết “phải có mối quan hệ quen biết mới được giao đất, cấp đất” do thủ tục để được cơ quan Nhà nước giao đất, cho thuê đất rất phức tạp. Lòng cảm kích biết ơn, khi DN nhận được đất được bày tỏ bằng biếu tiền (86,8% DN cho biết), và 48,8% DN bày tỏ bằng mời tiệc và 30,4% DN cho biết là biếu quà.
“Tham nhũng không chỉ có trong mối quan hệ giữa DN với khu vực Nhà nước mà giữa các DN với nhau cũng có tham nhũng”, TS. Nguyễn Ngọc Anh– Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phát triển Depocen cho biết. Trong đấu thầu, bán hàng… các DN cũng vẫn phải có những khoản “lại quả” cho đối tác. Phần lớn DN được hỏi cho biết các khoản này khoảng dưới 5% tổng giá trị hợp đồng, một số trường hợp khác phần “lại quả” hơn 10% hợp đồng. Ngay trong việc tưởng như đơn giản, ít phức tạp và dễ thỏa thuận nhất là việc thuê nhà, thuê mặt bằng nhưng DN đi thuê cũng chi khoản chi không chính thức cho nhân viên đàm phán, cho người đại diện bên cho thuê…
“Khi mà có khả năng tư lợi thì hầu như những người có cơ hội đều không bỏ qua”, theo TS. Nguyễn Ngọc Anh. Ông cho biết thêm, những hoạt động dễ xảy ra tham nhũng giữa DN- DN là trong đàm phán hợp đồng, giao dịch đất đai, đấu thầu… 50% DN cho biết “việc gửi quà biếu cho cán bộ phụ trách đấu thầu là phổ biến”. Mặc dù việc cảm ơn hay có những chính sách ưu đãi đặc biệt cho đại diện DN đối tác không phải là hành vi hối lộ hay tham nhũng nhưng nó là bước đệm cho mối quan hệ phức tạp. Bên cạnh đó, các hành động như được mời đi du lịch hay nhận là người nhà khi tuyển người vào cơ quan làm việc… cũng được nghiên cứu của Depocen xếp vào một dạng của tham nhũng, và cách này đang ngày càng phổ biến.
Tham nhũng không chỉ làm tốn phí thêm cho DN, làm mất công bằng trong môi trường kinh doanh và nguy hiểm hơn cả là tham nhũng kéo dài sẽ làm mất lòng tin vào cơ quan công quyền. Tham nhũng kéo dài tác động xấu tới các DN khi họ luôn phải nghĩ cách đối phó với cơ chế “xin– cho” và nghĩ cách hợp lý hóa các khoản chi không chính thức. Thế nhưng, chính các DN nhiều trường hợp “sẵn sàng chi miễn là được việc”. Nhiều trường hợp, DN có thể tự làm nhưng DN lại thuê tư vấn. Họ cho biết, nếu đi làm việc trực tiếp và phải có phong bì, quà biếu cho cán bộ thực hiện, vì thế cùng là chi phí thì nhiều DN chọn cách đi thuê tư vấn.
“Thủ tục mặc định”
Theo báo cáo nghiên cứu, chỉ 9% DN không chi các khoản không chính thức, nhưng có tới 40% DN được khảo sát cho biết khoản chi phí không chính thức chiếm khoảng 1% tổng chi phí hàng năm của DN. 13% DN khác cho biết khoản chi này phải hơn 5% tổng chi phí. Các khoản chi phí không chính thức trực tiếp hoặc gián tiếp dưới dạng chi phí bồi dưỡng, lót tay, phong bì, cảm ơn cho từng vụ việc hoặc quà biếu, quà tặng, tạo mối quan hệ thân quen… 39% DN được hỏi cho biết “phải có mối quan hệ quen biết mới được giao đất, cấp đất” do thủ tục để được cơ quan Nhà nước giao đất, cho thuê đất rất phức tạp. |
Ông Ngô Mạnh Hùng - Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) cũng thừa nhận công tác phòng chống tham nhũng “chưa được như mong muốn và tham nhũng không lộ liễu như trước nhưng tinh vi hơn”. Ông Hùng kêu gọi “công tác phòng chống tham nhũng chỉ thành công khi phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị với sự đồng hành của toàn xã hội và DN”.
Deponcen thì khuyến nghị: một chiến lược quan trọng để hạn chế các hành vi tham nhũng là phải giảm các thu nhập bất hợp pháp, hạn chế cá nhân lợi dụng chức quyền để tư lợi. Nếu không còn cơ chế xin – cho sẽ ít có động cơ thực hiện các hành vi tham nhũng. Depocen cho rằng phải sớm khắc phục tình trạng đạo đức đang xuống cấp ở một bộ phận cán bộ, công chức song song với việc cần xóa bỏ suy nghĩ và cách ứng xử kiểu “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” đang được cho là cách ứng xử hợp thời của một số DN.
Việt Anh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Udinese, 02h45 ngày 5/1: Cơ hội của Verona
- ·Đảng ủy Bộ Tài chính: Nhiều kết quả tích cực trong công tác xây dựng Đảng
- ·Facebook và Google nhượng bộ Australia
- ·Cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách đối với TP. Cần Thơ
- ·Quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
- ·Tỷ lệ thất nghiệp: “Thêm một số 0 vẫn đúng”
- ·Buồn 1/10, bức xúc 1/2!
- ·Cần rà soát lại, minh bạch thông tin về toàn bộ thủy điện nhỏ
- ·Vỡ hồ chứa gây thiệt hại hơn 500 triệu, chủ hồ chưa đền bù cho người dân
- ·Chính phủ Việt Nam đánh giá rất cao quan hệ với Nhật Bản
- ·Apple điều tra sự cố iPhone 7 Plus cùng phát nổ giống Note 7
- ·Hà Nội cần đẩy nhanh triển khai dự án thành phố thông minh
- ·Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển tiếp Đại sứ New Zealand Wendy Matthews
- ·Trung Quốc muốn cải thiện quan hệ với Mỹ
- ·Fighting wastefulness: a national imperative
- ·Khai mạc Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 41
- ·Báo chí nghị trường: Người đồng hành gắn bó với Quốc hội
- ·Nâng mức trợ cấp người có công với cách mạng
- ·Tổng Bí thư: Bình Dương phải chuẩn bị đầy đủ hành trang cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
- ·Đại biểu Quốc hội bức xúc về thủy điện, Bộ trưởng Bộ Công Thương nói gì?