会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ty le bongda】Kiến nghị đơn giản kiểm tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp!

【ty le bongda】Kiến nghị đơn giản kiểm tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp

时间:2024-12-23 16:31:53 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:467次
0611-10-3455-1-40360-baohaiquan
Công chức Hải quan TPHCM kiểm tra thực phẩm nhập khẩu. Ảnh: T.H.

Theo đó, tại Khoản 4 Điều 1, các chuyên gia đề nghị bổ sung một đoạn cho chính xác. Sau khi bổ sung, Khoản 4 có nội dung như sau: Việc kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện theo đề nghị của doanh nghiệp phục vụ việc thông quan hàng hóa tại nước nhập khẩu.

Đặc biệt, cần quy định cụ thể mặt hàng nhập khẩu thuộc danh mục quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng không sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp thì không phải kiểm tra chuyên ngành theo quy định tại thông tư này.

Bởi vì, đây là một trong những vướng mắc mà các doanh nghiệp và cơ quan Hải quan thường gặp khi làm thủ tục nhập khẩu cho một số mặt hàng.

Chẳng hạn, mặt hàng Diammonium phosphate nhưng không dùng làm phân bón, mà dùng trong công nghiệp.

Hoặc mặt hàng Zeolite, mã số HS 2842.10.00 nhưng không sử dụng trong môi trường nông nghiệp và thủy sản, mà dùng làm nguyên liệu sản xuất bột giặt.

Các chuyên gia kiến nghị, cần đưa vào Thông tư này một số quy định nhằm giảm thiểu danh mục hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành.

Theo ông Phạm Thanh Bình, chuyên gia dự án, từ nhiều năm nay, tại các nghị quyết Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu cắt giảm mạnh mẽ danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành. Các bộ quản lý chuyên ngành (bao gồm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện chỉ đạo này.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các doanh nghiệp, diện hàng hóa phải kiểm tra vẫn còn rất lớn, trong đó có nhiều trường hợp không cần thiết hoặc quá mức cần thiết.

Cụ thể, theo quy định tại Luật Thú y, các loại sản phẩm hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch động vật chỉ bao gồm động vật, sản phẩm động vật trên cạn và thủy sản có trong danh mục. “Sản phẩm động vật”. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thú y, chỉ bao gồm các bộ phận, các phần của cơ thể động vật, thủy sản. Luật Thú y không quy định sản phẩm chế biến từ “sản phẩm động vật” hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” thuộc diện phải kiểm dịch động vật.

Trong khi đó, tại Chương 3 Luật An toàn thực phẩm Luật An toàn thực phẩm về điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm cũng chỉ quy định thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật mới phải có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y.

Tuy nhiên, quy định về kiểm dịch đối với “sản phẩm động vật” đang được giải thích và áp dụng theo hướng sản phẩm chế biến từ “sản phẩm động vật” hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” (kể cả loại bao gói sẵn) cũng thuộc diện phải kiểm dịch động vật. Hay nói cách khác, khái niệm “sản phẩm động vật” đã được mở rộng quá mức quy định tại Luật Thú y.

Khoản 3 Điều 3 Luật Thú y đưa “sơ chế” và “chế biến” vào chung một khái niệm. Trong khi, đây vốn là hai khái niệm với các nội hàm khác nhau. Tham khảo Điều 2 Luật An toàn thực phẩm thấy: khái niệm “chế biến” được quy định tại khoản 4, còn khái niệm “sơ chế” được quy định tại khoản 16. Bất cập trên của Luật Thú y đặt ra nhu cầu cần giải thích thêm về khái niệm này.

Việc mở rộng khái niệm “sản phẩm động vật” và thiếu phần giải thích đối với khái niệm “sơ chế, chế biến” như đã nêu trên là nguyên nhân quan trọng làm tăng diện hàng hóa phải kiểm dịch động vật, cản trở nỗ lực cắt giảm danh mục hàng hóa, tỷ lệ lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành.

Vì vậy, để cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm dịch động vật, đề nghị quy định tại thông tư này: Đối tượng kiểm dịch động vật bao gồm động vật, sản phẩm động vật trên cạn và thủy sản có trong danh mục, không bao gồm sản phẩm chế biến từ “sản phẩm động vật”.

Các chuyên gia cũng đề nghị cần hài hòa hóa các loại kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo quy định của các luật quản lý chuyên ngành hiện hành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thực hiện 3 loại kiểm tra chuyên ngành là kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm tra chất lượng đối với một số loại hàng hóa.

Trên thực tế, có một số loại hàng hóa chịu nhiều loại kiểm tra chuyên ngành của Bộ, như: thực phẩm tươi sống vừa phải kiểm dịch động vật, vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm; sản phẩm làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản vừa phải kiểm dịch động vật, vừa phải kiểm tra chất lượng; sản phẩm vừa làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản, vừa làm thực phẩm phải thực hiện 3 loại kiểm tra là kiểm dịch động vật, kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng.

Hiện trạng thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với các mặt hàng trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện việc tập trung vào một đầu mối và tiếp tục hoàn thiện tại Thông tư này. Tuy nhiên, về thủ tục, hồ sơ thì vẫn thực hiện 3 thủ tục, 3 loại hồ sơ.

Để cắt giảm thủ tục hành chính, các chuyên gia đề nghị nghiên cứu hài hòa hóa 3 loại kiểm tra này thành 1 loại kiểm tra, theo đó, chỉ 1 thủ tục, 1 bộ hồ sơ và 1 cơ quan kiểm tra. Có như vậy, mới rút ngắn được thủ tục, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Từng bước nâng cao và chuẩn hóa chất lượng nông sản
  • Ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Campuchia
  • Trường Victoria School khánh thành, mở ra năm học đầu tiên với mô hình Happy school
  • Việt Nam có tiềm năng phát triển công nghiệp
  • Chủ tịch QH nói về việc 'cách hết chức vụ khi nghỉ hưu'
  • Tình mẫu tử bao la vượt nghịch cảnh trong 'Đôi mắt trũng sâu'
  • Bà xã NSƯT Xuân Bắc: 'Tôi không dùng con để câu like'
  • Vợ trẻ NSƯT Đăng Dương khoe ảnh bikini hút mắt
推荐内容
  • 'Đến được trường, chân em cũng bật máu'
  • CPTPP sẽ không tác động đột ngột tới thu ngân sách của Việt Nam
  • Phiên đàm phán TPP lần thứ 18
  • Cả nước có 75.795 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 18 ca tử vong
  • Có nên áp dụng cơ chế giá bán điện hai thành phần?
  • Đúng hướng, trúng mục tiêu