【kết quả trận palmeiras】30 năm Thời báo Tài chính Việt Nam: Những kỷ niệm không thể nào quên
Tác giá (bìa trái) tặng Tổng Bí thư Đỗ Mười tờ báo Xuân Tết Nguyên đán Đinh Sửu năm 1997. |
Viết về lĩnh vực tài chính là khó lắm đấy!
Đó là câu nói của Tổng Bí thư Đỗ Mười sau khi ông nhận được tờ TBTCVN số Xuân 1997 do tôi trao tận tay ông tại Hội báo Xuân toàn quốc dịp Tết Nguyên đán Đinh Sửu năm 1997.
Câu chuyện bắt nguồn từ số báo Tết Nguyên đán năm đó, TBTCVN được Tổng Bí thư Đỗ Mười dành cho sự quan tâm đặc biệt bằng việc ông đã có bài viết gửi riêng cho TBTCVN đăng số báo Xuân nhan đề: “Đẩy mạnh đổi mới nền tài chính vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Là Ủy viên Ban Thư ký Chi hội Nhà báo TBTCVN, tôi hầu như thường xuyên có mặt tại Hội Báo Xuân toàn quốc năm đó diễn ra tại Cung Thiếu nhi Hà Nội trong 4 ngày, từ 28 đến 31/1/1997.
Tôi còn nhớ vào đầu giờ chiều ngày 29/1/1997, tức là ngày thứ hai của Hội báo Xuân, Ban Tổ chức Hội báo Xuân toàn quốc thông báo cho các Chi hội một tin quan trọng: Tổng Bí thư Đỗ Mười sẽ đến thăm Hội báo Xuân.
Lập tức tôi phi xe máy về tòa soạn báo cáo và lãnh đạo báo quyết định nhân dịp này phải làm sao tặng được Tổng Bí thư Đỗ Mười tờ báo Xuân có đăng bài viết của đồng chí ấy dành riêng cho báo mình! Và quan trọng nhất là phải ghi được hình ảnh đó để làm tư liệu truyền thống cho tờ báo vừa mới ra đời được gần 4 năm. Tôi được giao nhiệm vụ tặng báo, còn các tay máy trong tòa soạn được giao nhiệm vụ “săn” ảnh.
Sự việc sau đó diễn ra thật may mắn. Gian trưng bày của TBTCVN cùng với một số tờ báo kinh tế khác nằm ở khu vực trung tâm Hội báo Xuân năm đó nên tôi nghĩ chắc chắn sẽ có trong “hành trình” của Tổng Bí thư ghé thăm Hội báo Xuân. Quả nhiên đúng như vậy! Khác với đồng nghiệp ở các gian trưng bày báo bạn thường giới thiệu với Tổng Bí thư về tình hình tờ báo của mình, khi Tổng Bí thư Đỗ Mười đến gian trưng bày của TBTCVN, tôi liền cầm tờ báo Xuân mở ra đúng trang đầu đăng bài viết của ông và nói:
- Thay mặt anh chị em cán bộ phóng viên trong tòa soạn, tôi xin cảm ơn Tổng Bí thư đã dành sự quan tâm đặc biệt cho TBTCVN và xin kính biếu Tổng Bí thư tờ báo có đăng bài viết của đồng chí đây ạ!
Nói xong, tôi trao luôn cho Tổng Bí thư Đỗ Mười tờ báo đó. Có lẽ hơi bị bất ngờ vì cách “đón tiếp” của tôi, Tổng Bí thư Đỗ Mười nhận tờ báo từ tay tôi và nói: “Cảm ơn đồng chí”. Rồi Tổng Bí thư ngẩng lên nói với đông đảo các nhà báo đang vây xung quanh:
- Viết về lĩnh vực tài chính là khó lắm đấy! Các nhà báo phải cố gắng nhiều hơn. Chúc TBTCVN và các báo kinh tế không ngừng tiến bộ, trưởng thành trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước!
Sự việc diễn ra rất nhanh nhưng tôi biết thế là cũng đủ để các đồng nghiệp của tôi ghi lại hình ảnh “tặng báo Tổng Bí thư” và một trong những bức ảnh đẹp nhất là của Sinh Thắng – phóng viên ảnh của tòa soạn lúc bấy giờ. Do tờ tuần báo đã ra số tất niên, nên bức ảnh đó ngay ngày hôm sau được đăng trên trang nhất của tờ tin “Tài chính & Thị trường” – tờ tin nhanh ra hàng ngày của TBTCVN – và cũng được đăng trên trang bìa của Đặc san TBTCVN số tháng 2/1997.
Làm báo của Bộ Tài chính thì chắc là nhiều tiền lắm nhỉ?
Đoàn đại diện cựu chiến binh Trung đoàn 263 Tên lửa Phòng không, đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng của Đại tướng năm 2006. |
Cho đến bây giờ bên tai tôi vẫn văng vẳng câu hỏi vui này của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi tôi trả lời Đại tướng rằng mình công tác ở TBTCVN thuộc Bộ Tài chính.
Cụ thể câu chuyện như sau: Vào một ngày hè năm 2006, nhân kỷ niệm 40 năm thành lập trung đoàn, Ban Liên lạc bạn chiến đấu Trung đoàn 263 Tên lửa Phòng không chúng tôi tổ chức một đoàn đại diện cựu chiến binh, đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng của Đại tướng ở 30 Hoàng Diệu - Hà Nội.
Năm ấy Đại tướng đã 95 tuổi. Đại tá Nguyễn Huyên – Thư ký của Đại tướng cho chúng tôi biết sức khoẻ của Đại tướng đã kém và đi lại cũng khó khăn. Chúng tôi không ai giấu được nỗi xúc động khi thấy Đại tướng trong bộ quân phục đầy đủ quân hàm, cầu vai với nụ cười trìu mến đang ngồi chờ đón chúng tôi. Anh em trong đoàn từng người lần lượt đến chào và bắt tay Đại tướng trước khi vào vị trí ngồi xung quanh chiếc bàn lớn kê ở giữa phòng.
Đến lúc này tôi mới quan sát căn phòng tiếp khách của Đại tướng và choáng ngợp trước hàng trăm kỷ vật cùng tầng tầng, lớp lớp những bức trướng với bao lời chúc mừng, chúc thọ trang trọng của các cựu chiến binh, nhân dân, nhân sĩ, trí thức trong và ngoài nước dành tặng Đại tướng treo khắp 4 bức tường của căn phòng. Bên cạnh những bức tượng bán thân của Đại tướng được tạc bằng các chất liệu quý là những bức tranh, ảnh đủ loại, đủ cỡ vẽ, chụp Đại tướng trong các hoạt động đều rất mực nhân hậu, giản dị, gần gũi…
Nhìn dáng vẻ phong thái hôm đó tôi thấy đúng là Đại tướng không được khoẻ cho lắm, nhưng ông trò chuyện vẫn rất tinh nhanh và đầy thông tuệ. Ngay phần mở đầu khi đồng chí Trưởng Ban Liên lạc bạn chiến đấu của Trung đoàn tôi giới thiệu sơ qua từng anh em có mặt, khi nghe giới thiệu đến tôi nguyên là sinh viên khoa Văn - Đại học Sư phạm Hà Nội, nhập ngũ ngay từ đợt đầu tiên tổng động viên sinh viên các trường đại học vào quân đội tháng 8 năm 1970, từ chiến sỹ thông tin của đại đội chỉ huy trở thành sỹ quan trợ lý chính trị của trung đoàn, sư đoàn, quân chủng và hiện đã chuyển ngành ra làm báo, Đại tướng nhìn tôi chăm chú:
- Như vậy là khi đất nước có giặc thì xếp bút nghiên ra trận. Đánh giặc xong rồi ta lại về với nghiệp cầm bút… Đồng chí làm ở báo nào?
- Thưa Đại tướng, tôi đang công tác tại TBTCVN thuộc Bộ Tài chính ạ.
- Vậy à… - Đại tướng hỏi vui - làm báo của Bộ Tài chính thì chắc là nhiều tiền lắm nhỉ?
Thế là tôi và tất cả mọi người trong phòng đều cười thoải mái trước câu hỏi vui của Đại tướng!
Làm nhật báo thời chưa có internet
Gần 20 năm về đầu quân cho TBTCVN thì cũng ngần ấy năm tôi làm công việc “bếp núc” của tòa soạn. Câu chuyện tôi kể dưới đây chỉ là một trong nhiều nỗi vất vả chẳng giống ai và cũng là một trong những kỷ niệm không thể nào quên của cuộc đời làm báo.
Tháng 7/1996, được cấp trên cho phép, lãnh đạo báo quyết định ra tờ phụ bản tin “Tài chính thị trường” phát hành hàng ngày, giao cho anh Trần Khánh Dũng, Phó Trưởng Chi nhánh của báo tại TP. Hồ Chí Minh lo khâu bài vở ở phía Nam và trình bày ma ket. Tôi lúc đó là Phó Trưởng Ban Thư ký tòa soạn được giao làm công việc thư ký tòa soạn và lo tin bài ở phía Bắc. Lúc đầu tờ tin “Tài chính thị trường” chỉ ra 4 trang và in ở hai đầu Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Do ngày ấy chưa có internet, hàng ngày, 3 trang 2, 3, 4 của từng số được chi nhánh làm trước, sau khi được lãnh đạo báo duyệt qua bản fax xong thì làm chế bản phim gửi trước ra tòa soạn.
Để bảo đảm cho bản in ở hai đầu giống nhau, buổi tối hàng ngày, anh em trong chi nhánh sau khi trình bày hoàn chỉnh trang 1 thì fax ra để lãnh đạo báo duyệt và đây cũng là ma ket để ngoài Hà Nội trình bày trang báo. Phần nội dung thì không có gì đáng ngại, nhưng rắc rối nhất là các ảnh 4 màu đăng trang 1 này. Tòa soạn đã xử lý bằng cách: anh em trong chi nhánh đi nhà in làm bộ chế bản phim 4 màu các bức ảnh đăng trang 1 rồi ra sân bay Tân Sơn Nhất gửi một hành khách nào đó ra Hà Nội nhờ họ chuyển giúp về toà soạn. Ở Hà Nội, cứ tối tối là anh Đông lái xe lên sân bay Nội Bài giơ biển đón người khách đặc biệt ấy để nhận bộ chế bản phim đưa về tòa soạn. Hôm nào mọi việc suôn sẻ cũng phải gần 12 giờ đêm anh em ở Hà Nội mới xong công việc và chuyển toàn bộ chế bản tờ “Tài chính thị trường” đi nhà in…
Thế nhưng có một buổi tối anh Đông từ sân bay Nội Bài báo về tòa soạn rằng đã chờ đến người khách cuối cùng của chuyến bay mà không đón được vị khách đặc biệt, đành phải đánh xe về không. Tòa soạn liên lạc vào chi nhánh để kiểm tra lại thông tin, vẫn đúng là anh em trong ấy đã gửi người khách đó không có gì thay đổi. Trước tình hình đó, Phó Tổng biên tập Đào Ngọc Hùng đã yêu cầu anh Đông lái xe đưa tôi cùng mấy anh em Phòng Thư ký tòa soạn tìm đến địa chỉ của người “liên lạc viên” bất đắc dĩ ở trong một khu tập thể gần thị xã Hà Đông. Đêm ấy thật không may, trời lại đổ mưa tầm tã. Mấy anh em lần mò mãi mới tìm được địa chỉ gia đình người khách nọ. Giây phút gặp được người khách đặc biệt ấy quả là mừng vô cùng! Ông ta xin lỗi vì xuống sân bay gặp mưa nên đi vội về nhà và cứ nghĩ rằng sớm mai đi làm sẽ ghé qua tòa soạn gửi cái phong bì đựng phim ảnh này cũng được…
Hôm ấy, gần 2 giờ sáng anh em bộ phận làm tờ tin “Tài chính thị trường” ở đầu Hà Nội mới xong việc và ngả lưng nghỉ ngay tại tòa soạn./.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ Nguyễn Thành Nam qua đời
- ·HUD 3 nói về ý kiến ngoại trừ với khoản tiền lớn gấp hơn 90 lần lợi nhuận
- ·Phải triệt tiêu “nguồn cảm hứng”
- ·Nhận định CAHN vs Nam Định
- ·Dự báo thời tiết 4/8: Tây Nguyên tiếp tục mưa triền miên
- ·ROS tăng vốn khống trước khi niêm yết là hành vi bị cấm theo quy định tại Luật Doanh nghiệp
- ·Nhà đầu tư đẩy mạnh săn hàng giá rẻ, chứng khoán châu Á phần lớn tăng trong phiên 30/8
- ·Hương Trà, hỗ trợ 170 hộ dân sơ tán trong mưa lũ trở về nơi ở ổn định
- ·Kỳ vọng vào năm mới có nhiều cơ hội và thành công
- ·Hải quan BR
- ·Một gia đình ở Lai Châu bị người kích điện bắt giun gây hư hại 10ha vườn chuối
- ·Ai giúp ông Troussier biến nguy thành an tại SEA Games 32
- ·Hướng dẫn Luật Thuế XK, thuế NK 2016 và các văn bản liên quan
- ·Thị trường chứng khoán: Khả năng xuất hiện một đợt giảm mạnh và kéo dài là không cao
- ·Cảnh báo lũ ở Bắc Bộ và Thanh Hoá do ảnh hưởng bão số 1
- ·Chứng khoán hôm nay (16/9): VN
- ·Bí thư Huyện uỷ Phú Vang đã làm việc với 80 thôn, tổ dân phố
- ·Tồn đọng gần 800 container hàng tại cửa khẩu cảng Sài Gòn
- ·9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
- ·Link xem trực tiếp Sevilla vs MU