会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua granada】Đã ngăn chặn hiện tượng tăng giá bất hợp lý!

【ket qua granada】Đã ngăn chặn hiện tượng tăng giá bất hợp lý

时间:2025-01-11 12:21:36 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:449次

siêu thị

Tại địa phương giãn cách,Đãngănchặnhiệntượngtănggiábấthợplýket qua granada các siêu thị đảm bảo nguồn hàng và giữ giá cả bình ổn. Ảnh: TL.

Không để thiếu hàng, ách tắc lưu thông

Vừa qua, thời điểm một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19 đã xảy ra hiện tượng tăng giá một số mặt hàng, chủ yếu do nguồn cung bị gián đoạn và nhu cầu mua sắm tích trữ nhu yếu phẩm của người dân tăng cao nên tại một số thời điểm chưa kịp đáp ứng đủ nhu cầu.

Theo Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, đây chỉ là hiện tượng mang tính cục bộ tại một số địa phương. Tuy nhiên, cùng với việc phải giãn cách, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương bảo đảm cung ứng kịp thời, đầy đủ lương thực, thực phẩm, nhu cầu thiết yếu cho nhân dân, đặc biệt đối với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người mất công ăn việc làm do dịch bệnh; không để thiếu hàng hóa, ách tắc lưu thông.

Trên thực tế, đã có hiện tượng một số tổ chức, cá nhân đơn lẻ lợi dụng tình trạng thiếu hàng cục bộ để tăng giá nhưng theo Cục Quản lý giá, về cơ bản đã được ngăn chặn, các cơ quan chức năng, quản lý thị trường cũng đã tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát việc niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết và xử lý nghiêm các hiện tượng tăng giá bất hợp lý. Qua đó, kịp thời bảo đảm đời sống người dân trong tình trạng dịch bệnh.

Trong thời gian qua, với vai trò cơ quan thường trực Ban chỉ đạo điều hành giá, Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) đã kịp thời tham mưu triển khai công tác quản lý, điều hành giá trên quan điểm thận trọng, đảm bảo hài hòa các mục tiêu chung. Trên cơ sở tổng hợp báo cáo của Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng Chính phủ-Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã có văn bản số 3025/VPCP-KTTH ngày 08/05/2021 chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương các biện pháp quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát. Mục tiêu nhằm hỗ trợ thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ vừa giữ bình ổn mặt bằng giá để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân, vừa hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã có công văn số 4896/BTC-QLG ngày 14/5/2021 đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá cả thị trường trên địa bàn. Đồng thời phối hợp với các bộ, ngành theo chức năng thực hiện những biện pháp quản lý giá đối với một số mặt hàng cụ thể để kịp thời bình ổn giá thị trường. Hiện nay, các bộ, ngành, địa phương rất quyết liệt trong tổ chức triển khai các giải pháp về quản lý, điều hành giá thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.

Kịp thời cập nhật kịch bản điều hành giá nửa cuối năm

Trên thực tế, CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 1,47% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 0,87% so cùng kỳ năm trước.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, các mặt hàng do nhà nước định giá tiếp tục được giữ ổn định, chưa xem xét tăng giá nhằm tạo điều kiện cho công tác kiểm soát lạm phát ngay trong nửa đầu năm 2021. Một số hàng hóa dịch vụ quan trọng thiết yếu tiếp tục được đề xuất giảm giá để hỗ trợ nền kinh tế như: kéo dài quy định miễn thu hoặc giảm giá đối với một số dịch vụ chứng khoán, giảm giá tiền điện cho các đối tượng bị ảnh hưởng của dịch Covid 19; tăng chi sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương đã vào cuộc thực hiện các giải pháp bình ổn giá các mặt hàng có xu hướng tăng cao như thép xây dựng, phân bón... và gần đây là việc tăng giá cục bộ tại một số địa phương. Qua đó, đã giữ cho mặt bằng giá 7 tháng đầu năm ở mức hợp lý, tạo dư địa thuận lợi cho công tác kiểm soát lạm phát cả năm 2021 ở mức dưới 4% theo mục tiêu Quốc hội đặt ra.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn- Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, trong thời gian còn lại của năm 2021, với mức tăng CPI bình quân 6 tháng đầu năm ở mức 1,47%, việc kiểm soát CPI bình quân cả năm 2021 ở mức khoảng 4% vẫn trong tầm kiểm soát của Chính phủ, của Ban Chỉ đạo điều hành giá. Tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn rủi ro đối với công tác kiểm soát lạm phát đến từ tình hình thế giới do xu hướng đầu cơ, tích trữ các mặt hàng chiến lược; dịch bệnh diễn biến phức tạp có thể tác động làm giá cả một số mặt hàng biến động cục bộ tại một số thời điểm tại địa phương bị ảnh hưởng.

Các giải pháp trọng tâm cần triển khai đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá chỉ đạo nhất quán từ đầu năm. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần làm tốt khâu tổ chức thực hiện để đạt được kết quả cao.

Trong đó, tập trung theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp điều hành phù hợp. Chủ động tháo gỡ khó khăn và có phương án điều tiết nguồn hàng để tăng lượng cung ứng cho các địa phương có dịch bệnh cần cách ly hoặc giãn cách xã hội, bảo đảm cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân.

Đồng thời, chủ động tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, trong lưu thông để chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ, bình ổn giá cả thị trường nhất là dịp cuối năm 2021. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường giá cả, quản lý kê khai giá, niêm yết giá theo quy định pháp luật.

Đáng chú ý, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đánh giá, cập nhật kịch bản điều hành giá cho nửa cuối năm để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng- Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá, nhất là việc tính toán, điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát và phù hợp với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Công tác thông tin, tuyên truyền cũng hết sức quan trọng, do đó, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá. Trong đó, đặc biệt chú ý diễn biến giá cả các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân để ổn định tâm lý người tiêu dùng, kiểm soát lạm phát kỳ vọng./.

Minh Anh

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram bất ngờ bị ngừng hoạt động
  • 5 cách khắc phục tóc 'trên bết, dưới xơ' trong mùa đông
  • Nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay sẽ theo quy định của Bộ Luật Lao động mới
  • Học viện Tài chính hỗ trợ sinh viên và người lao động gặp khó khăn do dịch Covid
  • Sạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuật
  • Điều chỉnh tỉ lệ cho vay lại vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài
  • Cập nhật chính sách mới về niêm yết trên thị trường chứng khoán
  • Thời tiết ngày 14/8: Bắc Bộ có mưa rào và dông
推荐内容
  • Apple đang “gặp khó” với cảm biến dấu vân tay trên iPhone 8
  • Infographic: 9 bước xử lý khi phát hiện F0 tại cơ quan, đơn vị
  • Loại dị ứng khiến không ai nhận ra Lý Tử Thất
  • Sau ly hôn, Hoàng Quyên đăng ảnh nude táo bạo
  • Ngày 6/1: Giá cà phê trong nước neo cao, hồ tiêu ở mức 150.000 đồng/kg
  • Thị trường ô tô “bùng nổ” trong tháng 1