【bóng đá tile】Châu Âu và Mỹ đối mặt với “ác mộng” lạm phát
Doanh nghiệp châu Âu mong muốn gia tăng đầu tư vào Việt Nam | |
Ngành bán lẻ châu Âu thay đổi đáng kể trước tác động của đại dịch | |
Kiềm chế lạm phát năm 2021: Đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi |
Lạm phát tại Mỹ và EU tăng vọt trong những tháng gần đây |
Đây thực sự là ác mộng đối với người tiêu dùng và cả các ngân hàng trung ương. Sự tăng vọt của lạm phát ghi nhận từ đầu năm 2021 tiếp tục kéo dài và vượt quá dự báo. Giá cả tại Mỹ đã tăng 6,1%, điều chưa từng có kể từ năm 1990. EU cũng chứng kiến mức tăng giá tiêu dùng lên đến 4,1%, con số này của Anh là 4,2%, cao nhất kể từ 10 năm nay. Từ nhiều năm nay, các ngân hàng trung ương, với sứ mạng chính là bình ổn giá cả, đã cố gắng tìm cách “đánh thức” lạm phát - vốn rơi vào tình trạng ngủ đông kéo dài - bằng cách bơm tiền nhiều đợt vào nền kinh tế. Nhưng lần này, họ đã hoàn toàn bị động bởi quy mô của hiện tượng. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hy vọng đường cong lạm phát sẽ trở lại với mục tiêu 2% vào năm sau.
Trong chiến dịch tranh cử, Tổng thống Joe Biden đã rất coi nhẹ vấn đề lạm phát. Ông cho rằng việc nâng lương tối thiểu, thông qua gói hỗ trợ kinh tế 1.900 tỷ USD mà không cần quan tâm đến ảnh hưởng đến nợ công, rút lại các ưu đãi về thuế và quy định đối với các nhà sản xuất khí đốt và dầu mỏ… sẽ không tác động đến giá cả. Nhưng sau 10 tháng cầm quyền, ông Biden đã phải tuyên bố cuộc chiến chống lạm phát “là ưu tiên số một”.
Để giải quyết tình trạng này, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mới đây bắt đầu ngừng chính sách mua tài sản và có thể sẽ nâng lãi suất từ giữa năm 2022. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE)Andrew Bailey tuyên bố BoE cũng có thể tăng lãi suất vào cuối năm. Còn ECB thì muốn tiếp tục chờ đợi thêm.
Hiện tại, châu Âu đang thảo luận về đợt tiếp theo của chính sách mua lại tại sản, dự kiến sẽ hết hạn vào tháng 3/2022 trong khuôn khổ chương trình khẩn cấp thực hiện để phục hồi kinh tế sau đại dịch. Đối với một số nước thành viên như Đức, Áo, Hà Lan, thái độ chờ đợi này khiến dư luận thất vọng. Chủ tịch ECB Christine Lagarde tin rằng việc thắt chặt chính sách tiền tệ hiện nay “sẽ gây ra nhiều xấu hơn là tốt”, bởi lãi suất tăng sẽ tạo ra gánh nặng cho những nước nợ nần nhiều như Hy Lạp, Italy và ngay cả Pháp.
Diễn biến giai đoạn tiếp theo như thế nào sẽ phụ thuộc vào vấn đề tiền lương. Lo ngại về sức mua bắt đầu gây căng thẳng xã hội tại Tây Ban Nha, nước có tỷ lệ lạm phát tăng lên đến 5,5% trong tháng qua, hay tại Đức (4,6%). ECB giám sát chặt chẽ nguy cơ phát động một chu trình giá cả-tiền lương do vòng xoáy lạm phát gây ra. Viễn cảnh này sẽ sớm xuất hiện ở Mỹ.
Theo Giáo sư Eric Dor của trường IESEG (Pháp), nếu người lao động lo ngại tăng giá và đòi hỏi được bảo vệ tốt hơn bằng cách yêu cầu tăng lương, doanh nghiệp sẽ phải dự kiến chi phí đầu vào tăng, đẩy giá sản phẩm tăng lên, khiến cho lạm phát lại tăng theo, tạo ra một chu trình tiêu cực. Nếu như lạm phát tiếp tục tăng nhanh, nợ công sẽ leo thang ngoài tầm kiểm soát, từ đó khiến nhiều nước buộc phải theo đuổi chính sách khắc khổ và từ đó làm cho giá cả giảm xuống. Tuy nhiên, lạm phát tăng sẽ có nguy cơ làm “trật bánh” đà phục hồi kinh tế.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·3 người bị chém trong vụ tranh nhau ‘giật’ đồ cúng ở TPHCM
- ·Kéo dài thời gian thông quan tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn)
- ·Tin bóng đá 15/6: MU mua Osimhen, Real Madrid ký Bellingham
- ·10 sự kiện nổi bật Hải quan Việt Nam 2014
- ·Tai nạn giao thông trên quốc lộ 51, 1 Người đàn ông tử vong
- ·Các bộ cần khẩn trương công bố danh mục kiểm tra chuyên ngành
- ·Thanh khoản tăng mạnh, thị trường điều chỉnh nhẹ
- ·Thị trường hồi phục, nhưng cần thêm những phiên tích cực
- ·Bốn phụ kiện Bluetooth nổi bật vì tiện dụng và thời trang
- ·Một cổ đông lớn APP bị phạt do báo cáo không đúng thời hạn
- ·Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?
- ·Nâng hiệu quả máy soi container để giảm thời gian thông quan
- ·Xem trực tiếp bóng đá Italia vs Argentina ở đâu, kênh nào?
- ·Chậm của Huế…
- ·Đấu giá biển ô tô 30K
- ·Yêu Huế như BAVH
- ·Chủ tịch Real Madrid tuyên bố ‘xóa sổ’ Mbappe
- ·Cổ phần hóa, đổi mới doanh nghiệp nhà nước kỳ vọng sẽ có bước đột phá
- ·Người lao động khốn đốn vì doanh nghiệp chậm, trốn đóng BHXH
- ·Khối lượng giao dịch phái sinh bình quân phiên tăng 15,6% trong tháng 11