【lich ngoai hanh anh】Đại chiến điện toán đám mây: Bị thất sủng, Alibaba đang thua trận trước Amazon
Cách đây hơn 1 năm,ĐạichiếnđiệntoánđámmâyBịthấtsủngAlibabađangthuatrậntrướlich ngoai hanh anh trong khi Alibaba đang đối mặt với các cuộc điều tra của chính phủ thì giám đốc tài chính Maggie Wu của hãng đã nhanh chóng tuyên bố công ty sẽ mở rộng mảng điện toán đám mây để cạnh tranh với đối thủ nước ngoài.
"Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn nhất thế giới trong 10 năm nữa và đương nhiên các công ty cũng như vô số ngành nghề sẽ cần đến mảng điện toán đám mây", giám đốc Maggie Wu phát biểu tại một hội nghị của Goldman Sachs vào tháng 2/2021.
Để khẳng định quyết tâm của mình, bà Wu đưa ra mức tăng trưởng mục tiêu 50%/năm cho Ali Cloud, mảng điện toán đám mây của Alibaba, dù con số này được đánh giá là quá "phi thực tế".
Thật vậy, tăng trưởng của Ali Cloud trồi sụt liên tục với doanh số chỉ tăng 12% trong quý I/2022 so với cùng kỳ năm trước. Phía Tencent thậm chí còn cho biết mảng điện toán đám mây của họ đã suy giảm doanh số trong cùng kỳ.
Việc thua trận trong mảng điện toán đám mây là minh chứng rõ ràng cho thấy các ông lớn công nghệ Trug Quốc đang gặp khó khăn toàn diện. Ngoài sự siết chặt kiểm soát từ chính quyền Bắc Kinh, các tập đoàn công nghệ còn phải đối mặt với rủi ro giảm tốc kinh tế cũng như hàng loạt các đợt giãn cách chống dịch gây cản trở hoạt động giao thương.
Ngoài ra, hàng loạt đối thủ cạnh tranh tham dự như Huawei, Tianyi Cloud của China Telecom hay Tsinghua Unigroup cũng gia tăng áp lực với những ông lớn Alibaba, Tencent.
Theo tờ Financial Times, giấc mơ của Alibaba và Tencent khi dựa vào mảng điện toán đám mây để phát triển như Amazon Web Services hay Azure của Microsoft đang làm, qua đó thống trị nền thương mại điện tử toàn quốc đã vỡ tan.
Trái với những hãng công nghệ tại Mỹ, mảng điện toán đám mây của Alibaba đã giảm tốc trong 1 năm qua dù lợi nhuận vẫn khá tốt. Riêng với Tencent thì đã chuyển từ vị thế tăng trưởng sang hòa vốn.
Thất thế
Một trong những nguyên nhân chính khiến mảng điện toán đám mây của Alibaba và Tencent thất trận là do đặc thù thị trường. Những doanh nghiệp thuê dịch vụ điện toán đám mây chiếm đến 60% thị phần mảng này ở Trung Quốc, với Alibaba và Tencent là 2 nhà dẫn đầu. Điều này cũng tương tự như ở Mỹ khi Amazon, Microsoft và Google nắm giữ cuộc chơi.
Tuy nhiên, khoảng 50% các doanh nghiệp thuê dịch vụ điện toán đám mây thuộc ngành công nghệ, vốn đang bị chính phủ Trung Quốc siết chặt kiểm soát cũng như rất dễ chịu tổn thương khi chính sách thay đổi.
Tương tự, nhưng mảng như giáo dục trực tuyến hay giải trí cũng đang bị chính quyền Bắc Kinh tăng cường thanh tra với nhiều quy định mới như cấm dạy thêm, siết chặt quản lý thuế... khiến họ giảm thuê ngoài dịch vụ điện toán đám mây.
"Rất nhiều hãng công nghệ nhỏ có chưa đến 100 nhân viên đã phải đóng cửa từ đầu năm đến nay. Họ là những khách hàng trọng yếu và nếu mất họ thì chúng tôi sẽ chịu thiệt hại lớn", một nguồn tin tại Alibaba tiết lộ cho tờ FT khi nhắc đến sự dịch chuyển của thị trường do chính phủ ban hành những quy định mới.
Ở phần còn lại, các doanh nghiệp tư nhân tự xây dựng hệ thống điện toán đám mây cho riêng mình mà không thuê ngoài chiếm 40% thị phần. Viện Hàn lâm công nghệ thông tin Trung Quốc (CAICT) cho biết những công ty này thường sử dụng hệ thống tài nguyên công nghệ chuyên dụng có độ tùy chỉnh cao để bảo mật nên khó lòng tiếp cận. Phần lớn những công ty này là các tập đoàn quốc doanh.
Chuyên gia Yi Zhang tại Catalys cho biết sự gia tăng cạnh tranh và nhu cầu đi xuống đang khiến mảng điện toán đám mây ở Trung Quốc bão hòa hơn bao giờ hết.
Trong năm tài khóa tính đến tháng 3/2022, tăng trưởng của Ali Cloud đã giảm tốc. Doanh số của mảng điện toán đám mây thuộc Alibaba chỉ tăng 23% so với cùng kỳ năm trước lên 75 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 11 tỷ USD và có thua lỗ từ hoạt động (Operating Loss) lên tới 5 tỷ Nhân dân tệ.
Trái ngược lại, mảng điện toán đám mây của Amazon tăng trưởng doanh thu đến 38% trong cùng kỳ, lợi nhuận hoạt động (Operating Income) đạt 21 tỷ USD và doanh số đạt 67 tỷ USD.
"Điện toán đám mây là mảng kinh doanh quan trọng thứ 2 tại Alibaba sau thương mại điện tử, bởi vậy việc giảm tốc này là khá nghiêm trọng. Alibaba biện minh rằng sự suy giảm của những khách hàng quan trọng như Tiktok của Byte Dance là nguyên nhân, nhưng thực tế rõ ràng là còn có lý do khác nữa", giám đốc Shawn Yang của Blue Lotus Capital Advisors nhận định.
Ngoài lý do Tiktok, CEO Daniel Zhang, người kế vị nhà sáng lập Jack Ma sau khi ông nghỉ hưu, còn viện vớ đại dịch khiến nhiều dự án của Alibaba bị chậm trễ. Thêm nữa nền kinh tế giảm tốc và sự suy giảm nhu cầu từ các hãng công nghệ với dịch vụ thuê điện toán đám mây đã làm kết quả kinh doanh năm vừa qua không được khả quan. Dẫu vậy, ông Zhang vẫn tự tin khẳng định mọi khó khăn chỉ là nhất thời.
"Cuộc cách mạng số hóa mới chỉ bắt đầu và chúng tôi vẫn còn rất nhiều cơ hội nữa", CEO Zhang khẳng định.
Ám ảnh kiểm soát
Do còn nhiều lỗ hổng trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng như thương mại nên rất nhiều công ty tại Trung Quốc ám ảnh với việc kiểm soát, bảo mật thông tin. Bởi vậy dù CEO Zhang của Alibaba có hứa hẹn thế nào thì nhiều chuyên gia vẫn lo ngại cho mảng điện toán đám mây tại Trung Quốc.
"Chỉ những công ty nhỏ mới thuê ngoài dịch vụ điện toán đám mây ở Trung Quốc. Các doanh nghiệp lớn thường không tin vào dịch vụ này mà thích được tự kiểm soát nhằm đảm bảo tính an toàn của tài nguyên thông tin hơn", chuyên gia Evan Zeng thuộc Gartner nhận định.
Đồng quan điểm, chuyên gia phân tích Boris Van của Bernstein cho biết việc chính phủ Trung Quốc ban hành các quy định siết chặt an ninh mạng và sự riêng tư về thông tin cá nhân vào năm 2021 càng thuyết phục nhiều hãng công nghệ từ bỏ dịch vụ thuê ngoài điện toán đám mây để có thể tự do kiểm soát nguồn tài nguyên thông tin của mình.
Bên cạnh đó, việc Alibaba bị thất thế do nhà sáng lập Jack Ma vạ miệng năm 2020 cũng là một phần nguyên nhân khiến mảng điện toán đám mây của hãng giảm tốc.
Tờ FT cho hay nhiều khu vực địa phương như thành phố Changsha ở Trung Quốc đã ưu tiên các hợp đồng cho Huawei thay vì Alibaba hay Tencent. Một quan chức giấu tên tại tỉnh Zhejiang nới với FT rằng Alibaba được ưu ái trước năm 2020 nhưng mọi chuyện đã thay đổi khi Jack Ma "bước qua lằn ranh đỏ".
"Thời kỳ hoàng kim của Alibaba đã chấm dứt khi không còn được lòng chính phủ nữa. Bởi vậy chúng tôi hiện đang dựa vào dịch vụ điện toán đám mây của các hãng quốc doanh như Tianyi nhằm đảm bảo sự ổn định. Đây sẽ là xu thế mới của các dự án chính phủ trong những năm tới", nguồn tin chính phủ của FT nói.
(Theo Nhịp Sống Kinh Tế, FT)
Đem về cả tỷ USD cho Amazon, nhưng mảng điện toán đám mây AWS cũng đầy mảng tối bên trong
Theo khiếu nại của những nhân viên cũ, bên trong mảng kinh doanh đầy lợi nhuận này của Amazon lại đầy vụ việc bắt nạt, phân biệt chủng tộc và giới tính.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chú trọng hoàn thiện hạ tầng giao thông để tạo sức bật mạnh mẽ
- ·Đề nghị khắc phục tình trạng trả kết quả của bảo hiểm y tế qua bưu điện còn chậm
- ·Bình Dương quan tâm lĩnh vực bảo vệ môi trường để phát triển bền vững
- ·Tâm dịch Đà Nẵng, Hải Dương... giảm số doanh nghiệp thành lập mới
- ·Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạn
- ·Các khu công nghiệp hướng đến phát triển bền vững
- ·Thanh Hóa duyệt nhiệm vụ quy hoạch khu đô thị Newhouse City rộng gần 250ha
- ·Phải bảo đảm tuyệt đối quyền lợi người tham gia bảo hiểm
- ·Công an HN họp báo vụ bé 7 tuổi bị bắt cóc: Đối tượng mang sẵn biển số giả, súng
- ·Huyện Dầu Tiếng: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- ·Công an An Giang truy tìm đối tượng nghi siết cổ con gái riêng của vợ
- ·Giá căn hộ Hà Nội tăng mạnh, xuất hiện căn có mức giá gần 6.000 USD/m2
- ·Quảng Nam: Xem xét “khai tử” 4 dự án đô thị gần 50 ha của chủ đầu tư Bách Đạt An
- ·Hội nghị toàn quốc triển khai luật, nghị quyết: Bảo đảm Luật Đất đai năm 2024 sớm đi vào cuộc sống
- ·FPT khai trương trung tâm xuất khẩu phần mềm lớn nhất Việt Nam
- ·Bình Định quy hoạch Trung tâm trí tuệ nhân tạo
- ·Thừa Thiên Huế cho phép hoạt động trở lại dịch vụ karaoke, quán bar
- ·Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 3
- ·Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%
- ·Tập đoàn Hòa Phát và KDI Holdings đề xuất loạt dự án hơn 2.800 ha tại Khánh Hoà