会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tài xỉu 2.5/3】5 đóng góp nổi bật của Việt Nam cho mái nhà chung ASEAN!

【tài xỉu 2.5/3】5 đóng góp nổi bật của Việt Nam cho mái nhà chung ASEAN

时间:2024-12-23 19:46:46 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:338次
PGS.TS. Nguyễn Huy Hoàng,đónggópnổibậtcủaViệtNamchomáinhàtài xỉu 2.5/3 Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á. Ảnh: Lê Quân

Theo PGS.TS. Nguyễn Huy Hoàng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), đóng góp của Việt Nam cho ASEAN (và từ ngày 31/12/2015 là Cộng đồng ASEAN) trong thời gian qua được đánh giá rất cao. Đặc biệt, khi dịch Covid-19 lan rộng từ đầu năm đến nay khi Việt Nam làm chủ tịch ASEAN luân phiên, giới học giả đề cao những đóng góp của Việt Nam cho ASEAN trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020.

Nhìn tổng thể, những đóng góp của Việt Nam trong suốt quá trình 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN có thể khái quát thành 5 điểm chính.

Thứ nhất, ngay từ khi trở thành thành viên Việt Nam rất tích cực đưa ra những định hướng, quyết sách cho việc phát triển ASEAN. Dù chỉ mới gia nhập ASEAN được 3 năm, vào năm 1998, Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VI. Hội nghị đã đưa ra Chương trình Hành động Hà Nội với những nội dung rất quan trọng, đặt nền móng cho việc đề ra và triển khai Tầm nhìn năm 2020, tạo nền tảng cho việc thành lập Cộng đồng ASEAN sau này.

Những năm trước 2007, ASEAN hợp tác chủ yếu dựa trên các cam kết, tuyên bố chính trị và chưa có cơ sở pháp lý gắn kết các nước thành viên. Trong quá trình phát triển, đến cuối năm 2007, ASEAN đã thông qua bản Hiến chương ASEAN, trong đó có vai trò và đóng góp của Việt Nam.

Sự phát triển và sự hoàn thiện của ASEAN cũng đậm dấu ấn của Việt Nam. Đặc biệt sau khi gia nhập ASEAN năm 1995, Việt Nam trở thành hình mẫu khiến các nước Đông Dương và Đông Nam Á lục địa mà chưa phải thành viên của ASEAN “sốt ruột” và muốn gia nhập ASEAN. Được “truyền cảm hứng” từ Việt Nam, Myanmar và Lào đã gia nhập ASEAN vào năm 1997, đến năm 1999 ASEAN đón thêm thành viên mới là Campuchia. Có thể nói, đằng sau việc gia nhập ASEAN của 3 quốc gia này đều có vai trò dẫn dắt, truyền cảm hứng và thúc đẩy từ phía Việt Nam.

Thứ hai, Việt Nam thể hiện rất tích cực trong vai trò có trách nhiệm của mình, đặc biệt là đảm nhiệm rất thành công các nhiệm vụ luân phiên. Đầu tiên phải kể đến việc tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VI chỉ sau 3 năm gia nhập ASEAN. Dù chưa đưa ra mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN ở thời điểm đó, nhưng việc thai nghén về một ý tưởng cộng đồng ASEAN có vai trò rất lớn của Việt Nam.

Việt Nam thực hiện tốt vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010 với rất nhiều sáng kiến được đưa ra vào thời điểm đó. Đến nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN năm 2020 - khi mà khu vực và thế giới  bị đại dịch Covid-19 hoành hành, Việt Nam đã thực hiện thành công vai trò nước chủ tịch, tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN trực tuyến đặc biệt về ứng phó với dịch Covid-19 vào tháng 6 vừa qua, trước đó đã tổ chức Hội nghị các quan chức y tế ASEAN với sự tham gia của các quan chức y tế Mỹ và các nước khác và nhiều sự kiện khác trong khuôn khổ ASEAN

Không những thế Việt Nam trở thành hình mẫu phòng chống Covid-19 khi là nước kiểm soát thành công dịch bệnh. Với tư cách nước chủ nhà, Việt Nam đã chia sẻ nhiều thông tin và  kinh nghiệm, trao đổi và tìm ra giải pháp, san sẻ vật tư y tế với các nước thành viên ASEAN trong phòng chống đại dịch covid 19. Đây là hành động hết sức quan trọng và có ý nghĩa cho khu vực Đông Nam Á, bởi đây là khu vực sát vách Trung Quốc - nơi đại dịch bùng phát đầu tiên trên thế giới, nhưng Đông Nam Á lại không phải khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch bệnh, mà là châu Âu, Pháp, Ý, Mỹ, Mỹ Latinh và Brazil.

Thứ ba, Việt Nam tham gia đề xuất nhiều  sáng kiến hợp tác thiết thực hướng tới người dân. Khi ASEAN thai nghénvề việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN, ý tưởng ban đầu, chỉ tập trung vào hai trụ cột:  An ninh - Chính trị và  Kinh tế, còn trụ cột Văn hóa - Xã hội được thai nghén sau. Việc đề xuất trụ cột văn hóa xã hội có đóng góp quan trọng từ Việt Nam để đến khi tiến hành xây dựng cộng đồng, chúng ta có 3 trụ cột chính hiện nay. Ngoài ra, Việt Nam cũng đề xuất nhiều sáng kiến về phúc lợi xã hội, giáo dục, y tế và gắn kết người dân ASEAN trong quá trình thực thi các cam kết xây dựng Cộng đồng Văn hóa Xã hội..

Thứ tư, 25 năm đồng hành và gắn bó cùng ASEAN là quá trình ghi nhận Việt Nam tích cực chủ động trong hội nhập kinh tế khu vực. Trước khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập, ASEAN đã thiết lập Khu vực Mậu dịch Tự do (AFTA) thông qua đó thực hiện cắt giảm thuế quan nhằm hướng tới một ASEAN không còn hàng rào thuế quan, hướng tới  thực hiện cam kết hội nhập kinh tế một cách toàn diện.

Đến nay, Việt Nam là 1 trong 2 quốc gia thành viên có tỷ lệ thực hiện cam kết cao nhất (chỉ sau Singapore), thực hiện trên 95,5% các cam kết trong kế hoạch tổng thể xây dựng AEC. Điều này thể hiện rằng, Việt Nam - quốc gia hội nhập sau, là quốc gia thành viên thứ 7 gia nhập ASEAN, từ nước nghèo và thu nhập bình quân đầu người còn thấp vào thời điểm mới gia nhập, nhưng Việt Nam đã thể hiện là một thành viên có trách nhiệm của ASEAN. Gia nhập ASEAN, tổ chức này trở thành bệ phóng giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế để trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, có địa vị nhất định tại khu vực và trên thế giới.

Đóng góp nổi bật thứ năm của Việt Nam cho mái nhà chung ASEAN là thúc đẩy cơ chế hợp tác chung. ASEAN được đánh giá có vai trò trung tâm và quan trọng trong các cơ chế, cấu trúc hợp tác khu vực, không chỉ ở Đông Á mà cả châu Á - Thái Bình Dương. Hiện nay trong cơ chế hợp tác do Mỹ đề xướng, Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở  và các cơ chế khác, Việt Nam luôn thể hiện vai trò tích cực trong việc tham gia và thúc đẩy các cơ chế hợp tác này.

Trong hầu hết các cơ chế hợp tác khu vực, thì Việt Nam là một trong những quốc gia thành viên đầu tiên tích cực tham gia và có sáng kiến thúc đẩy, bởi hơn ai hết Việt Nam mong muốn các cơ chế hợp tác đa phương sẽ giúp giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền ở khu vực, đặc biệt là vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nhằm bảo vệ và toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải quốc gia.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Hoàn thuế điện tử đã được triển khai tại 63 tỉnh, thành
  • FAO: Giá lương thực toàn cầu năm 2020 cao nhất trong 3 năm qua
  • Nhà hát Tuổi trẻ công diễn liên tục 'Giấc mơ nàng tiên cá' dịp Trung thu
  • Từ 15/1/2020: Bỏ quy định về cấp chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C
  • Uống rượu dù lượng vừa phải vẫn có thể khiến não bị lão hóa nhanh
  • Tranh vẽ Mỹ Tâm bất ngờ gây sốt mạng xã hội
  • Máy tính bảng Windows của Nokia lộ hình ảnh
  • Các nước nghèo chưa có nguồn cung vaccine phòng COVID
推荐内容
  • TP.HCM nêu nguyên nhân nhiều cây xăng vẫn bán hàng gián đoạn
  • Nokia ra mắt dòng Lumia chạy Windows Phone 8 mới
  • Được đào tạo nghề, nông dân Phú Thọ yên tâm làm giàu
  • Lạng Sơn: Ngăn chặn khối lượng lớn hàng nhập lậu từ Trung Quốc
  • Nghiên cứu làm chủ công nghệ chế biến sâu đất hiếm tại Việt Nam
  • Hàn Quốc chi hàng triệu USD xây làng Việt ở quê HLV Park Hang