【nhan dinh ac】Hải quan Quảng Ninh: “Hậu kiểm” để doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật
Hải quan Quảng Ninh giải quyết gần 6.300 tờ khai trong tháng 11 | |
Hải quan Quảng Ninh: Đổi mới mô hình quản lý,ảiquanQuảngNinhHậukiểmđểdoanhnghiệptuânthủtốtphápluậnhan dinh ac thay đổi tư duy hỗ trợ doanh nghiệp |
Công chức Chi cục Kiểm tra sau thông quan - Cục Hải quan Quảng Ninh kiểm tra, phúc tập hồ sơ. Ảnh do Chi cục cung cấp |
“Hậu kiểm” có trọng tâm
Tính đến 15/11/2022, Chi cục Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ), Cục Hải quan Quảng Ninh đã ban hành 53 quyết định KTSTQ, trong đó có 46 quyết định KTSTQ tại trụ sở DN, 1 quyết định thanh tra chuyên ngành đột xuất, 6 quyết định KTSTQ tại trụ sở cơ quan Hải quan. Qua kiểm tra, lực lượng Hải quan đã thu nộp vào ngân sách hơn 9,67 tỷ đồng, bằng 106,9%; tỷ lệ phát hiện vi phạm qua kiểm tra, thanh tra đạt 91,83 % (90,9% tại trụ sở DN, 100% tại trụ sở cơ quan Hải quan).
Năm 2022, Chi cục KTSTQ đã xây dựng kế hoạch KTSTQ theo chuyên đề, tập trung vào những đối tượng có mức độ rủi ro cao, vi phạm pháp luật trong từng thời kỳ sẽ được kiểm tra trước.
Điển hình như kiểm tra mã số đối với các mặt hàng rủi ro cao; kiểm tra về trị giá đối với các mặt hàng có giá trị lớn (khoáng sản, hàng tiêu dùng); kiểm tra về chính sách thương mại (hàng miễn thuế và hàng hóa hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các hiệp định thương mại tự do). Tiếp đó là các mặt hàng nhập khẩu có 2 mức thuế suất; các mặt hàng máy móc thiết bị qua sử dụng nhập khẩu…
Theo Chi cục KTSTQ, để nâng cao hiệu quả công tác thu thập, xử lý thông tin, chi cục đã xây dựng cơ sở dữ liệu giai đoạn 5 năm (2017-2022), với hơn 600.000 tờ khai, 2,5 triệu dòng hàng. Đồng thời, tổ chức tập huấn cho cán bộ công chức cách thức tổng hợp, khai thác, sử dụng; tăng cường công tác trao đổi, phối hợp, cung cấp thông tin phục vụ KTSTQ với các đơn vị thuộc và trực thuộc. Song song với công tác thu thập, xử lý thông tin, chi cục cũng chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho đội ngũ công chức. Tổ chức thảo luận nhóm, phân công công chức có kinh nghiệm “kèm cặp”, hướng dẫn trực tiếp, xây dựng sổ tay nghiệp vụ.
Tích cực tuyên truyền, hướng dẫn
Chi cục KTSTQ đã tập trung, tăng cường công tác thu thập thông tin, thực hiện công tác “hậu kiểm” đối với một số doanh nghiệp loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất. Qua kiểm tra, đa số doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan, chính sách hàng hóa xuất nhập khẩu, thuế. Bên cạnh đó vẫn còn một số doanh nghiệp bị cơ quan Hải quan truy thu, xử phạt vi phạm hành chính do việc nhận thức, nắm bắt pháp luật còn hạn chế nên đã vi phạm.
Trên thực tế, qua công tác KTSTQ hoặc kiểm tra báo cáo quyết toán, lực lượng Hải quan đã phát hiện trường hợp doanh nghiệp hủy nguyên liệu nhập khẩu, thành phẩm của hàng sản xuất xuất khẩu trước ngày Nghị định số 18/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có hiệu lực 25/4/2021 nhưng chưa kê khai nộp thuế. Mặt khác, có trường hợp doanh nghiệp nhập sản xuất xuất khẩu thực hiện một hoặc một số công đoạn đơn giản của sản phẩm (chỉ tham gia quy trình đóng gói sản phẩm-PV), sau đó xuất khẩu có đủ điều kiện hàng hóa được miễn thuế…
Cụ thể, Chi cục KTSTQ đã xử phạt vi phạm hành chính 42 vụ, phạt tiền hơn 1,14 tỷ đồng. Hành vi vi phạm bị xử phạt chủ yếu gồm khai sai mã số thuế suất; vi phạm quy định về quản lý hàng tồn kho dẫn đến hàng hóa thực tế tồn kho thiếu so với sổ sách kế toàn làm thiếu số tiền thuế phải nộp; vật tư nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất không đúng với thực tế sản xuất hàng gia công, sản xuất xuất khẩu; khai sai so với thực tế hàng về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế...
Theo Chi cục KTSTQ, một trong những nguyên nhân dẫn đến vi phạm là do các doanh nghiệp chưa nắm rõ được các văn bản pháp luật, nhất là các văn bản pháp luật mới ban hành, các quy trình thủ tục hải quan, chính sách thuế… liên quan đến loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất. Bởi vậy, bên cạnh việc xác định, tìm ra các vi phạm, truy thu thuế nộp nộp ngân sách, các đoàn KTSTQ đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp những điểm mới của Nghị đinh 18. Đặc biệt trong đó là, quy định miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu đối với các trường hợp người nộp thuế không thực hiện thông báo cơ sở gia công lại, hợp đồng gia công lại (hợp đồng gia công lại đã hết hiệu lực), các quy định về thông báo cơ sở gia công, gia công lại; việc thực hiện thông báo cơ sở gia công lại sau thời điểm cơ quan Hải quan kiểm tra báo cáo quyết toán.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Đội K73 tiếp tục quy tập được 13 bộ hài cốt liệt sĩ
- ·Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ kỷ niệm Quốc khánh 2/9
- ·Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine tích cực bảo hộ công dân
- ·Vụ thảm sát tại huyện Chơn Thành: Bộ trưởng Trần Đại Quang đến hiện trường chỉ đạo phá án
- ·Google Photos tròn 1 tuổi, 24 tỉ ảnh “tự sướng”
- ·Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa tuyển 535 chỉ tiêu vào lớp 6
- ·Xã hội hóa không đồng nghĩa với tư nhân hóa
- ·Lai Châu: 8 hộ kinh doanh ký cam kết không buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu
- ·Nguyên nhân do đâu Thép Tiến Lên lại bị phạt thuế gần 80 triệu đồng?
- ·Vì sao cần sinh con trước 35 tuổi?
- ·Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ
- ·Làm rõ vấn đề hạn chế quy hoạch “treo” trong Luật Xây dựng (sửa đổi)
- ·Phải làm rõ tình tiết định khung, định tội trong Bộ luật Hình sự
- ·TP Hồ Chí Minh phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương
- ·Khái niệm 'triệu phú' có từ bao giờ?
- ·Bế mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII
- ·Việt Nam tái khẳng định lập trường về Biển Đông
- ·Thanh tra Chính phủ phát hiện trên 11.200 tỷ đồng sai phạm
- ·Trà Vinh: GRDP bình quân năm 2024 ước đạt hơn 94 triệu đồng/người
- ·Bão Trà Mi vào Biển Đông trở thành bão số 6, sẽ tăng cấp