会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【may88 top】Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Tín nhiệm của Việt Nam được thế giới đánh giá rất cao!

【may88 top】Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Tín nhiệm của Việt Nam được thế giới đánh giá rất cao

时间:2024-12-23 18:35:24 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:317次
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Nâng cao trách nhiệm các cơ quan trong quản lý tài sản công Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: “Điều hành chính sách tài khoá chủ động,ộtrưởngBộTàichínhHồĐứcPhớcTínnhiệmcủaViệtNamđượcthếgiớiđánhgiárấmay88 top linh hoạt, lấy lợi ích quốc gia là mục tiêu cao nhất” Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Nhiều điểm sáng trong điều hành công tác tài chính - ngân sách
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Tín nhiệm của Việt Nam được thế giới đánh giá rất cao
Quang cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội, sáng 6/11. Ảnh: TL

Sức mạnh kinh tế của Việt Nam ngày càng được tăng cường

Sáng 6/11, đặt vấn đề tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, đại biểu Trần Văn Tuấn (Bắc Giang) đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết đánh giá của các tổ chức quốc tế về xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam đến nay như thế nào? Đâu là điểm mạnh trong hệ số tín nhiệm quốc gia, Chính phủ có giải pháp gì để cải thiện mức tín nhiệm quốc gia hướng với mục tiêu xếp hạng đầu tư, góp phần hỗ trợ, thúc đẩy khả năng huy động vốn?

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, thời gian qua xếp hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam được thế giới đánh giá cao. Nếu như một số quốc gia bị hạ điểm thì Việt Nam được đánh giá nâng hạng với mức “Triển vọng và Ổn định”, hay BB+. Điều này lên tạo niềm tin cho các quỹ tài chính, quỹ đầu tư đổ tiền vào nền kinh tế và thúc đẩy phát triển.

Bộ trưởng cho biết, vừa qua trong chuyến công tác tại Mỹ của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng đã có cuộc làm việc với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín, như S&P và Moody’s.

Việc các tổ chức xếp hạng tín nhiệm như S&P và Moody’s nâng mức tín nhiệm đối với Việt Nam trong năm 2022 và tiếp tục giữ xếp hạng Việt Nam năm 2023 cho thấy sức mạnh kinh tế của Việt Nam ngày càng được tăng cường và khả năng chống chịu của Việt Nam trước các cú sốc vĩ mô bên ngoài được ghi nhận là tốt hơn so với các nước cùng mức xếp hạng, thể hiện hiệu quả chính sách được cải thiện.

S&P và Moody’s đều đánh giá nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi trên nhiều lĩnh vực nhưng đặc biệt là khả năng tiếp tục thu hút dòng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất chế biến chế tạo.

Bộ Tài chính cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam. Ủy ban Chứng khoán đã đến Mỹ tổ chức diễn đàn xúc tiến đầu tư để họ hiểu hơn về thị trường tài chính Việt Nam.

Giải thích rõ luật để các bộ, ngành, địa phương yên tâm thực hiện

Trong phiên chất vấn tại Quốc hội, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã trả lời câu hỏi của đại biểu về giải pháp giải quyết các quy định chồng lấn trong việc sử dụng chi thường xuyên cho các nhiệm vụ liên quan đến đầu tư công.

Nhiều đại biểu ấn tượng với trả lời của Bộ trưởng Bộ Tài chính

Sau phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm lĩnh vực kinh tế tổng hợp, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.

Đại biểu Lò Thị Luyến (Điện Biên) cho rằng: “Tôi tâm đắc nhất phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Bộ trưởng đã đi thẳng vào vấn đề và khá thẳng thắn. Có những vấn đề cử tri quan tâm, đại biểu đã theo đuổi 2 năm nay nhưng trong phiên trả lời chất vấn hôm nay, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã đưa ra được hướng giải quyết. Tôi cảm thấy hài lòng”.

Đại biểu Trần Chí Cường (Đà Nẵng) nêu câu hỏi về giải pháp giải quyết các quy định chồng lấn trong việc sử dụng chi thường xuyên để mua sắm, sửa chữa, nâng cấp tài sản công. Theo đại biểu, vấn đề này đã được nhiều đại biểu Quốc hội đặt ra trong các kỳ họp trước và trong báo cáo của Chính phủ thì chưa được đề cập.

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng, vướng mắc này cần có sự giải thích luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) để các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện chính xác và yên tâm.

Bởi, hiện Điều 6 khoản 2 của Luật Đầu tư công quy định dù xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa hay mở rộng về tài sản công đều đưa vào đầu tư công và theo Luật Đầu tư công thì phải được xác định trong kế hoạch đầu tư công hàng năm và trung hạn. Nếu kinh phí này không được thực hiện theo Luật Đầu tư công, mặc dù vẫn là ngân sách nhà nước thì sẽ sai quy định. Do đó, hiện nay thế nào là chi thường xuyên, thế nào là chi đầu tư vẫn đang bị bế tắc và gây vướng trong quá trình thực hiện.

Để giải quyết những vướng mắc này, Bộ Tài chính đã 3 lần có các đề xuất trình Chính phủ, trình UBTVQH, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết.

Liên quan đến chất vấn của đại biểu về lãng phí trong đầu tư công, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, qua nghiên cứu định mức xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành đối với một số công trình giao thông, kiến trúc cho thấy nhiều định mức thậm chí còn thấp hơn so với chi phí thực tế. Đơn cử như định mức nhân công, mức cao nhất là 300.000 đồng/ngày, nhưng thực tế có thể phải thuê đến 500.000 đồng/ngày.

“Nhiều định mức chúng tôi cho rằng rất thấp, nên lãng phí đầu tư công không phải ở định mức mà là ở quá trình triển khai” - Bộ trưởng khẳng định và chỉ ra một số vấn đề như ăn bớt khối lượng, chất lượng, công trình chậm đưa vào sử dụng, vốn chờ công trình hay công trình chờ vốn...

Theo Bộ trưởng, các định mức đối với công trình xây dựng cơ bản được triển khai nhiều năm, qua nhiều công trình đều bảo đảm chặt chẽ.

Tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng tài sản công

Tại phiên chất vấn, đại biểu Quốc hội Lê Hoàng Anh (Gia Lai) cho biết, cử tri ghi nhận việc thực hành tiết kiệm trong chi thường xuyên có chuyển biến tích cực, nhất là sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 74/2022/QH15. Bên cạnh đó, còn có băn khoăn việc chậm ban hành nghị định của Chính phủ để thi hành nhiệm vụ Quốc hội giao tại n ghị quyết này, cũng như việc lãng phí trong sử dụng tài sản công.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, sau khi có nghị quyết của Quốc hội, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến của các bộ, ngành và sau đó trình Thủ tướng Chính phủ. Tháng 3/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định về chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chương trình này không chỉ thực hiện cho năm nay mà còn được thực hiện cho các năm tiếp theo.

Do liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, lấy ý kiến nhiều nơi nên có phần chậm so với quy định, Bộ trưởng giải thích và nêu rõ việc triển khai thực hiện Nghị quyết 74/2022/QH15 cơ bản là nâng cao trách nhiệm của các cơ quan đang quản lý tài sản công ở tất cả các cấp, địa bàn. Về phía Bộ Tài chính, với vai trò là cơ quan tổng hợp và quản lý nhà nước về tài sản công, Bộ Tài chính sẽ tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra; đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu về tài sản công để theo dõi những biến động của tài sản công và từ đó đảm bảo quản lý hiệu quả hơn.

UBND các tỉnh phải quản lý tài sản công tại địa phương mình

Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai (Hưng Yên) cho biết, thời gian qua, việc xử lý nhà đất khi sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã còn chậm, nhiều trụ sở hành chính còn bỏ trống trong khi còn nhiều cơ quan đang sử dụng chung nơi làm việc. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng làm rõ về tình trạng này và giải pháp khắc phục.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, tài sản công cấp tỉnh thuộc quyền quản lý của UBND các địa phương. Đối với tài sản công thuộc cấp trung ương do Chính phủ quản lý, cơ quan tham mưu cho Chính phủ là Bộ Tài chính và các cơ quan trực tiếp quản lý tài sản công là các bộ, ngành.

Về sắp xếp đơn vị hành chính, đa số tài sản công sau khi sắp xếp các đơn vị cấp huyện, cấp tỉnh thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh. Hiện nay, đã xử lý được khoảng 90% số tài sản công này, còn lại 10%, với gần 1.000 tài sản công chưa được xử lý, trong đó có khoảng 500 tài sản công đang bị bỏ không, gây lãng phí.

Phân tích về nguyên nhân, Bộ trưởng nêu 3 vấn đề chính. Một là khi chuyển tài sản công thì các cơ quan, đơn vị ở nhiều địa bàn khác nhau nên không có nhu cầu. Hai là khi muốn định giá để bán tài sản công thì khó tìm được cơ quan định giá, hơn nữa thị trường trầm lắng cũng khiến việc bán tài sản công khó hơn. Thứ ba, để chuyển tài sản công sang sử dụng cho mục đích khác thì các cơ sở này phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch cũng như làm một loạt các thủ tục khác.

Bộ Tài chính đã hướng dẫn và có văn bản đôn đốc việc này. Tới đây, Bộ Tài chính sẽ làm việc với các đơn vị liên quan để hướng dẫn thêm, xử lý các tài sản công này, đảm bảo đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho hay.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Xây dựng khung pháp lý toàn cầu về chống ô nhiễm nhựa
  • Xử lý hàng loạt ô tô đón, trả khách sai quy định trước kỳ nghỉ Tết Dương lịch
  • TP.HCM: CSGT phối hợp hút đinh, đảm bảo an toàn cho người dân dịp lễ Tết
  • Dự báo thời tiết 15/12/2023: Miền Bắc nắng 31 độ, từ đêm gió mùa tràn về kèm mưa
  • Giá xăng dầu hôm nay 16/9/2024: 'Ngóng' tin từ cuộc họp về lãi suất của Fed
  • TP.HCM: Bắn pháo hoa, lễ hội đếm ngược, đua xe đạp đón Tết Dương lịch 2024
  • Năm 2024, Quân đội tạo đột phá mới, làm chủ nghiên cứu, chế tạo vũ khí trang bị
  • Giải quyết tình trạng thiếu máu điều trị, cấp cứu bệnh nhân tại ĐBSCL
推荐内容
  • Thị trường vận tải biển đang dần khởi sắc
  • Phạt 37,5 triệu đồng người để gỗ lậu trên đất Trưởng phòng Nội vụ ở Quảng Nam
  • Thiếu tá công an kể 20 giây cân não cứu cô gái định tự tử ở tòa nhà 27 tầng
  • Hà Nội: Các nhà thờ trang hoàng rực rỡ đón Giáng sinh
  • Giá heo hơi hôm nay 11/7/2023: Biến động ở ĐBSCL
  • Dự báo thời tiết 19/12/2023: Tiếp không khí lạnh rất mạnh, khả năng có băng giá