【cá kèo bóng đá】Sản xuất nông nghiệp mùa mưa bão: Nông dân càng thêm khó
Mưa lớn kéo dài kèm theo triều cường dâng cao trong những ngày qua đã gây nhiều ảnh hưởng và thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn tỉnh.
Nhiều diện tích lúa Hè thu quá ngày cắt bị sập loang lổ và ngập úng trong nước do mưa dầm đang gây lo lắng cho nông dân trong tỉnh.
Nông dân lo lắng
Với tâm trạng đầy lo lắng khi hơn 2ha lúa Hè thu của gia đình đã quá thời gian cắt 5 ngày nhưng vẫn chưa được thu hoạch,ảnxuấtnngnghiệpmamưcá kèo bóng đá ông Lê Văn Út, ở ấp 2, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, thông tin: “Hơn 5 ngày qua, hôm nào trời cũng mưa nên máy cắt không thể vào ruộng thu hoạch lúa cho tôi và bà con ở cánh đồng này. Tuy có trạm bơm tập trung nhưng do mưa dầm kèm theo triều cường dâng cao nên những chiếc máy dầu của trạm bơm không thể bơm rút nước được kịp thời, có hôm nước ngập tới bông lúa. Hiện tại, ruộng lúa của tôi và bà con có nhiều chỗ bị đổ ngã, bông lúa nằm trong nước nhiều ngày nên hạt lúa giờ bị lên mộng, đen và thối”.
Vụ lúa Hè thu năm nay, ông Út và bà con ở cánh đồng nơi đây chủ yếu gieo sạ giống lúa OM 18. Theo đánh giá của bà con nông dân, khi chưa có mưa dầm làm lúa bị đổ ngã thì năng suất lúa vụ này đạt thấp nhất cũng 700kg/công (1.300m2) và đã được thương lái đặt tiền cọc mua lúa với giá 6.000 đồng/kg. Tuy nhiên, niềm vui trên chưa được bao lâu thì đúng vào thời điểm chuẩn bị cắt lúa thì gặp mưa dầm kèm theo triều cường dâng cao gây đổ ngã và làm ngập sâu hầu hết diện tích lúa đang chín vàng đồng của bà con. Với tình cảnh hiện tại, nông dân chỉ mong trời giảm mưa, nắng tốt trở lại để máy cắt sớm vào thu hoạch, từ đây giúp nông dân giảm thêm thiệt hại và hy vọng được huề vốn sau hơn 3 tháng đầu tư, chăm sóc lúa.
Có chung hoàn cảnh, anh Nguyễn Văn Đệ, ở khu vực 5, phường Thuận An, thị xã Long Mỹ, cho hay: “Đợt rồi, gia đình tôi có 5 công lúa Hè thu đến ngày thu hoạch mà máy cắt phải mất 3 ngày mới thu hoạch xong, do mưa kéo dài trong những ngày gần đây. Hiện tôi vẫn còn 5 công cũng đến ngày thu hoạch nhưng do tình trạng ùn ứ công cắt thì gia đình không biết phải đợi máy cắt mấy ngày nữa mới đến thu hoạch được, trong khi lúa bị sập loang lổ khá nhiều nên gia đình rất lo lắng”.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết nhiều cánh đồng lúa Hè thu trên địa bàn tỉnh đang vào vụ thu hoạch rộ, tuy nhiên do ảnh hưởng của mưa dầm trong những ngày qua làm cho máy cắt không thể vào ruộng thu hoạch nên tiến độ cắt lúa rất chậm. Qua ghi nhận nhanh của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh thì trong khoảng gần 10 ngày qua, toàn tỉnh chỉ thu hoạch được khoảng 3.500ha lúa Hè thu, giảm hơn phân nửa diện tích so với 10 ngày trước đó. Hiện tại, nông dân đã thu hoạch xong hơn 30.000ha trong tổng số gần 76.400ha lúa Hè thu đã xuống giống. Trong số diện tích lúa Hè thu chưa cắt thì có khoảng 40.000ha đang ở giai đoạn trổ - chín.
Ông Nguyễn Văn Kiên, chủ máy cắt đang thu hoạch lúa Hè thu cho người dân trên địa bàn huyện Vị Thủy và thành phố Vị Thanh, cho hay: “Tôi biết tâm trạng của bà con đang có lúa chờ máy cắt đến thu hoạch là rất nóng lòng nên tranh thủ lúc nào thời tiết thuận lợi là nhanh chóng đưa máy xuống ruộng thu hoạch lúa cho nông dân nhằm giảm thiệt hại cũng như giảm bớt tình trạng ùn ứ công cắt do nằm chờ vì trời mưa trong những ngày qua”.
Chủ động bảo vệ sản xuất
Theo Đài khí tượng thủy văn tỉnh Hậu Giang, do ảnh hưởng của rãnh thấp nên thời tiết trên địa bàn tỉnh từ ngày 20 đến 23-7 vừa qua có xuất hiện mưa giông trên diện rộng, cục bộ có nơi mưa to kèm theo gió giật cấp 5 - cấp 6, lượng mưa trung bình đạt từ 35-60mm/ngày. Ông Phạm Đức Đoàn, Giám đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh, cho biết: Dự báo từ ngày 24 đến 26-7, do rãnh thấp suy yếu nên thời tiết trong tỉnh tuy có mưa nhưng lượng mưa trung bình trong ngày giảm đáng kể, chỉ dao động từ 10-25mm. Từ ngày 27 đến 29-7, thời tiết trên địa bàn tỉnh sẽ tốt hơn rất nhiều khi ngày nắng, khả năng xuất hiện mưa giông là rất thấp.
Với tình hình dự báo thời tiết trong những ngày tới như trên của cơ quan chức năng sẽ là điều kiện thuận lợi giúp bà con đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa Hè thu đang chín, cũng như tranh thủ xuống giống vụ lúa Thu đông tại những vùng có điều kiện canh tác được kịp mùa vụ. Riêng về thủy văn, khu vực tỉnh Hậu Giang thì trên các sông, rạch mực nước ảnh hưởng triều đã đạt đỉnh từ ngày 16 đến 18-7, với mực nước cao nhất tại trạm Phụng Hiệp từ 1,30-1,37m và ở mức trên báo động I từ 0,05-0,08m; còn tại trạm Vị Thanh, mực nước cao nhất dao động từ 0,80-0,85m và ở mức trên báo động III từ 0,05-0,10m, cao hơn cùng kỳ năm ngoái và trung bình nhiều năm từ 0,05-0,10m. Mực nước sẽ xuống chậm từ ngày 20 đến 27-7, sau đó lên nhanh vào những ngày cuối tháng 7 và đầu tháng 8.
Trong những ngày qua, do mưa tập trung tại chỗ kết hợp với tình hình thủy văn như trên đã xuất hiện tình trạng ngập, lụt cục bộ ở một số vùng trũng, thấp và vùng thoát nước yếu; trong đó những địa phương bị ngập, lụt cục bộ cao là thành phố Vị Thanh, huyện Long Mỹ, huyện Vị Thủy và thị xã Long Mỹ.
Bà Mai Hồng Thắm, ở ấp 2, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, chia sẻ: “Cách nay 7 ngày, triều cường bất ngờ dâng cao và gây ngập xung quanh nhà tôi và nhiều bà con trong ấp. Đây là lần đầu tiên người dân chứng kiến hiện tượng triều cường dâng cao vào thời điểm này và kéo dài khoảng 3-4 ngày. Để bảo vệ mương cá nuôi, tôi và bà con đã chủ động be bờ bao xung quanh theo con nước dâng nên không gây thiệt hại”.
Tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể của ngành chức năng, nhưng mưa dầm kèm theo triều cường dâng cao đã làm ảnh hưởng không ít diện tích nuôi thủy sản và vườn cây ăn trái của người dân tại các vùng trũng thấp trong tỉnh. Ông Lê Văn Út, hộ có 2 công mít đang trong giai đoạn cho trái nhưng bị ngập nước gây thiệt hại ở ấp 2, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, thông tin: “Mặc dù gia đình tôi rất tích cực bơm rút nước nhưng vẫn không tránh khỏi thiệt hại do cây mít rất dễ bị thối rễ, chết cây khi nước ngập, nhất là cây đang trong giai đoạn cho trái. Qua đếm sơ bộ thì hiện vườn mít của tôi có vài chục cây bị chết do ngập nước”.
Mặc dù thời tiết trong những ngày tới được dự báo là nắng tốt, nhưng triều cường thì vẫn có khả năng tiếp tục lên nhanh; do đó, ngành chức năng tỉnh khuyến cáo bà con tại các địa phương vùng trũng, thấp trong tỉnh cần chủ động gia cố đê bao, bờ bao và tích cực bơm rút nước từ mương vườn ra bên ngoài nhằm giảm thiệt hại cho cây trồng, vật nuôi...
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
(责任编辑:La liga)
- ·Ba người phụ nữ bị xích chân, nhốt trong nhà kho ở Lâm Đồng
- ·Chập cháy ắc quy xe máy, cách nào để phòng ngừa?
- ·Công an Bình Dương đảm bảo an toàn PCCC và CNCH mùa hanh khô
- ·Soi kèo góc Parma vs Monza, 21h00 ngày 28/12
- ·Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Hatayspor, 23h00 ngày 5/1: Chênh lệch dẳng cấp
- ·Tàu cá bị chìm khi về bờ, 5 thuyền viên mất tích ở biển Khánh Hòa
- ·Lý do một số người rất may mắn trong làm ăn
- ·Giám đốc Công an Đồng Nai: Không để hình thành tội phạm có tổ chức
- ·Cần hiểu đúng, phản ánh đúng và công bằng về nhiệt điện than
- ·Nhận định, soi kèo Lazio vs Atalanta, 2h45 ngày 29/12: Quyết giữ ngôi đầu
- ·Tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết hoàn thuế
- ·Chú trọng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
- ·Bắt nhóm đối tượng lợi dụng danh nghĩa báo chí 'bảo kê' xe, trục lợi tiền tỷ
- ·Tự hào tuyến đường rợp cờ Tổ quốc
- ·Năm 2024: Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn để vượt khó
- ·Cá tra tăng giá, người nuôi có lãi
- ·Lỗi của Tiktok cho phép tin tặc chiếm đoạt tài khoản chỉ với 1 cú click chuột
- ·Lợi ích của thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử
- ·Người tham gia giao thông có thể bị phạt tới 1 triệu đồng nếu bấm còi liên tục
- ·Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng hàng không