【thanh hoá vs hà tĩnh】Những thương hiệu ô tô giá trị nhất thế giới
Những thương hiệu ô tô giá trị nhất thế giới
Toyota vượt Mercedes để chiếm ngôi đầu bảng xếp hạng,ữngthươnghiệuôtôgiátrịnhấtthếgiớthanh hoá vs hà tĩnh lần đầu tiên kể từ 2017, với giá trị thương hiệu 59,5 tỷ USD.
Theo báo cáo mới nhất của Brand Finance - công ty tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới - giá trị của Toyota chỉ tăng khiêm tốn ở mức 2% trong một năm qua, nhưng đủ để hãng xeNhật vượt mặt đối thủ Đức và dẫn đầu toàn ngành.
Toyota không phải giảm sản lượng - trải nghiệm bi quan chủ yếu do dịch Covid-19 - giống các đối thủ khác, và doanh số trong quý III/2020 tăng tại Nhật Bản, Bắc Mỹ cũng như châu Âu. Trên toàn cầu, hãng bán được tổng cộng 9,73 triệu xe trong năm tài chính vừa qua. Lợi nhuận ròng của Toyota trong cùng quý III/2020 tăng 50%. Tại Trung Quốc, doanh số của hãng Nhật tăng 10% so với một năm trước.
Trên toàn cầu, sau những tác động nặng nề của đại dịch, nhu cầu mua xe dần phục hồi trong nửa cuối 2020, đặc biệt tại Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, sang đầu 2021, các hãng ô tô lại đối mặt thách thức khác: thiếu chip. Nhiều hãng phải cắt giảm sản lượng cũng như giảm doanh số dự kiến của năm tài chính hiện nay.
Để đánh giá giá trị thương hiệu, Brand Finance còn xác định sức khỏe thương hiệu thông qua bảng điểm cân bằng về các tiêu chuẩn như việc đầu tư vào marketing, cách cư xử với khách hàng, sự hài lòng của nhân viên, và danh tiếng.
Theo cách đánh giá này, Maruti Suzuki là thương hiệu ô tômạnh nhất châu Á với số điểm cao nhất, 88,2/100, trong khi Toyota đứng thứ ba với 86,8 điểm.
Là hãng xelớn nhất Ấn Độ, Maruti Suzuki còn đầu tư mạnh tay vào dòng xe chạy khí CNG từ vài năm qua, với các tùy chọn động cơ chạy bằng khí nén ở 8 mẫu xe trong toàn bộ dòng sản phẩm 14 mẫu.
Sự quan trọng của công nghệ giúp Tesla vượt qua nhiều hãng xe truyền thống. Hãng xe điện Mỹ trở thành thương hiệu tăng trưởng nhanh nhất thế giới theo xếp hạng của Brand Finance, đồng thời có tên trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất, đứng ở vị trí thứ 6.
Các thương hiệu Đức vẫn góp phần thống trị toàn ngành, khi 8 thương hiệu của quốc gia này chiếm 35% tổng giá trị thương hiệu, tức 201,8 tỷ USD. Đức cũng là quê nhà của 4 trong số Top 5: Mercedes, Volkswagen, BMW và Porsche.
Khi Tesla khiến cuộc đua thứ hạng trở nên căng thẳng, cộng thêm một năm đầy khó khăn do dịch bệnh, Mercedes lại trở thành thương hiệu giảm giá trị nhiều nhất trong năm qua, mức 11%, khiến họ phải ngậm ngùi rời khỏi ngôi quán quân.
Volkswagen lại ghi nhận một năm tăng trưởng, cả về giá trị thương hiệu (tăng 5%) và sức mạnh thương hiệu (81,3/100). Hãng tiếp tục tập trung vào triết lý "New Volkswagen" - thể hiện một thời kỳ mới của thương hiệu - cũng như chiến lược "Together 2025+" - mục tiêu bán 50 mẫu xe thuần điện cùng 30 tùy chọn plug-in hybrid. Hãng Đức muốn vượt qua Tesla trong lĩnh vực xe xanh.
Tương tự, Porsche cũng có một năm khả quan với mức tăng giá trị thương hiệu 1%, và điểm sức mạnh 84,2/100. Hãng kỷ niệm dấu mốc doanh số của Taycan với hơn 20.000 xe bán ra trong 2020, dù có tới 6 tuần dừng sản xuất do Covid-19.
Năm thứ 3 liên tiếp, Ferrari là thương hiệu ô tômạnh nhất với điểm số 93,9/100. Hãng siêu xe Italy cũng được xếp hạng cao về danh tiếng trong nghiên cứu của Brand Finance, đặc biệt tại khu vực Tây Âu, chủ yếu nhờ những biện pháp chủ động trong thời kỳ dịch bệnh. Ngoài sức mạnh thương hiệu, giá trị của Ferrari cũng tăng 2% trong năm qua.
Với riêng bảng xếp hạng cho các hãng sản xuất lốp xe, Michelin là thương hiệu mạnh nhất (84,8/100) và giá trị nhất (6,8 tỷ USD). Lần đầu tiên hãng thiết kế ra lốp xe sinh học (sản xuất bằng vật liệu phân hủy sinh học). Những chiến lược liên kết và hợp tác nhằm đảm bảo hãng lốp xe của Pháp vượt qua những đối thủ như Bridgestone - thương hiệu xếp sau Michelin về giá trị.
- ·Việt Nam đã nhập gần 14.000 tấn thịt lợn phục vụ thị trường trong nước
- ·Thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
- ·Bật đèn xanh cho Thiên Minh lập hãng hàng không Cánh Diều
- ·Thu hút FDI năm 2019 đạt trên 38 tỷ USD, giải ngân cao nhất từ trước tới nay
- ·Sở Y tế TP.HCM đề nghị chăm lo cho lực lượng y tế tham gia phòng chống Covid
- ·Ninh Bình đổi mới, nâng cao hoạt động xúc tiến đầu tư
- ·Chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc biến Việt Nam thành mỏ vàng của doanh nghiệp Hàn?
- ·Chạy thử đoàn tàu đường sắt đô thị Nhổn
- ·Ông Nguyễn Minh Sơn giữ chức vụ Giám đốc BIDV Chi nhánh Mộc Hóa
- ·TP.HCM: Cần đẩy mạnh xã hội hóa vốn đầu tư các công trình hạ tầng
- ·Đề nghị dừng các hoạt động tập trung không cần thiết dịp Tết Nguyên đán
- ·Tiền vệ Hoàng Đức: “Tôi không nghĩ tình huống đó thành bàn”
- ·Vì màu cờ sắc áo
- ·Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định đầu tư Dự án sân bay Long Thành trong tháng 3/2020
- ·Đã có hơn 10.000 người tiêm chủng vaccine phòng COVID
- ·TP.HCM sẽ hoàn thành 29 dự án, khởi công 27 dự án hạ tầng giao thông trong năm 2020
- ·HĐND TP Hà Nội đồng ý vay hơn 30.500 tỷ đồng vốn ODA làm metro qua Hồ Gươm
- ·Becamex Bình Dương sẵn sàng cho mùa giải mới
- ·Chủ tịch Đan Phượng chỉ rõ trách nhiệm của Hải Phát liên quan đến KĐT Tân Tây Đô
- ·U22 Việt Nam 2