【số liệu thống kê về osasuna gặp real betis】Tăng trưởng 2,58% năm 2021 là phù hợp và tích cực
PV: Bà đánh giá thế nào về mức tăng trưởng 2,58% của năm 2021? Đâu là những động lực của tăng trưởng trong năm nay?
Bà Nguyễn Thị Hương: Dù trong quý III nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhưng từ khi Nghị quyết 128/NQ-CP được Chính phủ ban hành, các hoạt động kinh tế xã hội đã phục hồi trở lại. Như Tổng cục Thống kê đã công bố, GDP quý IV đã tăng trưởng trở lại đạt 5,22%, với sự phục hồi của cả 3 khu vực, thể hiện rất rõ tác động ngay và nhanh của Nghị quyết 128, kết nối lại hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, thúc đẩy cung và cầu.
Bà Nguyễn Thị Hương |
Hoạt động xuất nhập khẩu đã xuất siêu trở lại. Cung và cầu phục hồi mạnh mẽ, tạo nên sự phục hồi chữ V so với mức suy giảm hơn 6% của quý III, nhờ đó đóng góp vào tăng trưởng cả năm đạt 2,58%. Mặc dù mức tăng trưởng này không cao bằng năm 2020, nhưng đây là mức tăng trưởng phù hợp và tích cực, trong bối cảnh dịch Covid tác động rất tiêu cực đến tăng trưởng quý III.
Về động lực tăng trưởng, khu vực nông, lâm, thủy sản đã khẳng định được vai trò bệ đỡ của nền kinh tế, giúp chúng ta đảm bảo được an sinh xã hội trong đại dịch. Thứ hai là công nghệ chế biến chế tạo giữ được mức tăng trưởng và đảm bảo kết nối thị trường trong và ngoài nước, khiến hoạt động xuất khẩu quý IV tăng trở lại, tạo ra kết quả xuất siêu 4 tỷ USD. Niềm tin của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước cũng giúp hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ khôi phục tăng trưởng dương trong năm. Các dịch vụ có thể ứng dụng công nghệ thông tin, không bị đứt gãy trong đại dịch như tài chính ngân hàng, truyền thông, y tế… cũng đã có đóng góp quan trọng tạo tăng trưởng dương cho ngành dịch vụ cũng như mức tăng trưởng 2,58% của nền kinh tế.
PV: Trong năm qua, bà đánh giá đâu là cơ hội quan trọng giúp chúng ta có được những kết quả tích cực về kinh tế xã hội cũng như trong phòng chống đại dịch?
Bà Nguyễn Thị Hương: Trong năm qua, việc thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống đại dịch vừa phát triển kinh tế đã được thể hiện rõ. Một trong những nỗ lực quan trọng là chúng ta thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin thần tốc trong quý IV với cách làm hết sức quyết liệt, khẩn trương.
Trong nửa đầu năm, do nguồn cung vắc xin hạn chế, nhiều kết nối chưa thể làm ngay, chúng ta chậm nhịp một chút. Tuy nhiên, chúng ta đã ngay lập tức bù lại bằng quyết sách kịp thời, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự xắn tay khẩn trương của các nhà lãnh đạo cấp cao của đất nước. Với sự chung sức đồng lòng của toàn dân, các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế, trong quý IV có hơn 110 triệu liều vắc xin đã được tiêm. Từ nước độ phủ vắc xin thấp, chỉ sau vài tháng hầu như các nước không thể tin được trong quý IV chúng ta đã đạt và vượt các chỉ tiêu về tiêm vắc xin, đây là nền tảng rất quan trọng cho việc triển khai Nghị quyết 128 trong quý IV. Đây cũng là điều kiện đầu tiên, là quyết sách hết sức đúng đắn để mở cửa trở lại, phục hồi phát triển kinh tế và xã hội.
PV:Từ sự đứt gãy nặng nề trong đại dịch, cơ sở nào chúng ta có thể đánh giá những đứt gãy này đã được hàn gắn trở lại trong quý IV, thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Hương:Có nhiều số liệu chỉ ra điều này, trong đó điểm rất rõ là doanh thu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đã tăng thêm hơn 28% trong quý IV, cho thấy sức bật trở lại của sản xuất và tiêu dùng khi hoạt động kinh tế xã hội được phục hồi. Việc xuất siêu trở lại trong quý IV cũng thể hiện rằng chúng ta đã kết nối trở lại hoạt động sản xuất trong nước với quốc tế, cũng như hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến chế tạo phục vụ xuất khẩu đã tăng mạnh. Từ nhập siêu quý III sang xuất siêu quý IV, đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mức kỷ lục là 668,5 tỷ USD năm nay. Đây là một trong những điểm nhấn để thấy rằng, quyết sách về xã hội đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế đặc biệt là trong quý IV.
PV: Năm 2022 bắt đầu với sự lây lan nhanh của biến thể mới Omicrom, tình hình giá nguyên liệu đầu vào tăng cao gây áp lực lạm phát lớn. Những điều này ảnh hưởng thế nào đến mục tiêu tăng trưởng năm 2022, thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Hương: Biến chủng mới của virus corona là vấn đề mà toàn thế giới phải đối mặt chứ không chỉ riêng Việt Nam. Từ những kinh nghiệm đã có, điều rõ ràng là để đảm bảo phục hồi phát triển kinh tế thì việc kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo an toàn sức khỏe, an sinh xã hội cho người dân phải được đặt lên hàng đầu. Do đó, các chính sách hỗ trợ người lao động, người dân, các lực lượng y tế dự phòng, y tế cơ sở là rất cần thiết. Cùng với đó là tiếp tục phổ cập vắc xin nhanh, rộng khắp, đảm bảo cung cấp kịp thời các loại thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế cho chống dịch. Làm được điều này thì có thể đảm bảo cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng tiếp tục phục hồi, đặc biệt là hy vọng ngành dịch vụ sẽ phục hồi trở lại như trước đại dịch. Đây là dư địa lớn để đảm bảo tăng trưởng như kỳ vọng.
Về giá nguyên liệu đầu vào tăng, theo các dự báo năm tới thì giá cả sẽ có nhiều biến động khi nhu cầu của nền kinh tế phục hồi, do đó cần phải có giải pháp chủ động nguồn nguyên liệu trong nước, nhất là nguyên liệu nội địa sẵn có. Khi chủ động được nguyên liệu đầu vào cũng như quy trình sản xuất thì ta sẽ ít bị ảnh hưởng bởi giá cả, cũng như tìm được thị trường phù hợp để đáp ứng yêu cầu duy trì sản xuất ở mức tốt nhất.
Với những cơ sở, nền tảng đã có và với các động lực tăng trưởng đang phục hồi hiện nay, chúng tôi cho rằng Việt Nam hoàn toàn có thể có niềm tin vào việc đạt mức tăng trưởng 6 – 6,5% như mục tiêu đề ra trong năm 2022.
PV: Xin cảm ơn bà!
Tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết 128/NQ-CPĐể kịp thời có giải pháp khắc phục khó khăn, đồng thời chủ động khai thác các cơ hội nhằm đạt được kết quả phát triển kinh tế - xã hội cao nhất trong năm 2022, tạo đà phát triển mạnh cho những năm tiếp theo, Tổng cục Thống kê kiến nghị cần tập trung vào một số giải pháp. Đó là: Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2020 về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”; Kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát giá cả, thị trường, bảo đảm cung ứng hàng hóa và các cân đối lớn của nền kinh tế; Tiếp tục triển khai hiệu quả cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp chống chịu, vượt qua khó khăn, ổn định và phục hồi sản xuất; Phát triển mạnh thị trường nội địa, thúc đẩy xuất khẩu bền vững, bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu, nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho sản xuất, không để đứt gãy chuỗi cung ứng; Cơ cấu lại, phục hồi và phát triển một số ngành, lĩnh vực quan trọng và doanh nghiệp đang bị tác động trực tiếp bởi dịch Covid-19 như: thương mại, dịch vụ, logistics, vận tải, hàng không, du lịch… |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bộ KH&ĐT nói gì về gói hỗ trợ 350.000 tỷ phục hồi kinh tế?
- ·"Bài thơ Tiếng hạt nảy mầm xứng đáng đưa vào sách giáo khoa"
- ·Nhận định, soi kèo Athens Kallithea vs Levadiakos, 22h30 ngày 09/12: Trận chung kết ngược
- ·Khởi nghiệp gian truân của nhà tạo mẫu cho cựu đệ nhất phu nhân Mỹ
- ·Bước đầu xác định được nguồn lây Covid
- ·Thủ khoa ngành thương mại điện tử từng "khóc như mưa" vì chọn sai ngành
- ·Cuộc sống khó khăn nhưng thầy Chạy quyết không "chạy" khỏi nghề
- ·Thủ khoa Trường Đại học Kinh tế
- ·PV GAS tiếp tục đồng hành và ủng hộ 10 tỷ đồng cho Quỹ vắc xin phòng dịch COVID
- ·Chàng thủ khoa nhận bằng tiến sĩ ở tuổi 27
- ·'Cỗ xe tam mã' kéo đà tăng trưởng kinh tế năm 2021
- ·12 thí sinh cần hỗ trợ đặc biệt tại kỳ thi lớp 10 tại Hà Nội
- ·Nhà trường lên tiếng về hình ảnh bữa cơm trưa cho trẻ như "suất ăn kiêng"
- ·Trường học thông minh cho người học nghề và người lao động
- ·MC Quỳnh Chi che bụng bầu với ba chiếc váy cưới thủ công
- ·Đạt giải quốc gia, quốc tế của Bộ VH
- ·Trường Cao đẳng Lào Cai mời báo giá thiết bị dạy học
- ·Những người từng lầm lỗi tự tin vươn lên khi được cấp vốn làm ăn
- ·Tổ công tác của Thủ tướng: Nếu còn kẹp giấy tờ con để tạo 'xin
- ·Nữ sinh "chốt" học bổng toàn phần du học Hàn Quốc sau một lần phỏng vấn