【cách chơi lô đề hiệu quả】Cuộc sống khó khăn nhưng thầy Chạy quyết không "chạy" khỏi nghề
Sóc Trăng:
Cuộc sống khó khăn nhưng thầy Chạy quyết không "chạy" khỏi nghề
Cao Xuân Lương(Dân trí) - Thầy Chạy gắn bó với phấn trắng, bảng đen ở cù lao sông nước đến nay đã được 17 năm. Cuộc sống nhà giáo vốn khó khăn nhưng thầy Chạy quyết không "chạy" đi tìm việc khác mà vẫn bám nghề mình đã chọn.
Về công tác ở Trường THCS An Thạnh Tây, huyện Cù Lao Dung - một huyện cù lao sông nước của tỉnh Sóc Trăng - từ năm 2005, thầy Lê Văn Chạy (41 tuổi) dạy môn Lịch sử.
Khi mới về trường, thầy và nhiều giáo viên khác có chút lăn tăn, vì lúc đó ở đây còn rất nhiều khó khăn. Đường đi chủ yếu là đường đất, trường lớp tạm bợ, thiếu thốn đủ thứ. Các em học sinh đa số là con nhà nông, cuộc sống vất vả nên các em dễ bỏ học giữa chừng.
Giáo viên về trường không có nhà ở, phải ở tạm trong một phòng học cho 8 người. Lương mỗi tháng chỉ khoảng 530.000 đồng nhưng không phải tháng nào cũng được lĩnh đúng hạn, có khi cả mấy tháng trời chưa có lương.
"Để đến trường, tôi phải nhờ sự chu cấp thêm của gia đình. Ở nhờ phòng học được mấy năm, lại phải đi xin ở nhờ trong nhà dân vì nhường phòng lại cho việc xây dựng trường mới.
Đến năm 2009, rất hạnh phúc khi trường được xây dựng nhà công vụ với 3 phòng ở, tôi và anh em chính thức có "nhà riêng" từ đó cho đến nay", thầy Chạy kể.
Điều đáng trân trọng ở thầy Chạy là dù cuộc sống của nhà giáo vùng sông nước còn nhiều khó khăn nhưng chưa một lần nào thầy có ý định bỏ nghề.
Thầy nói, cha mẹ thầy là nông dân, cho thầy ăn học và mong muốn con mình trở thành thầy giáo. Vì vậy, thầy cố gắng để thực hiện nguyện vọng của cha mẹ và cũng là ước mơ của bản thân.
"Về xã cù lao sông nước, nhìn cảnh các em học sinh vất vả đến trường mà thương vô hạn.
Nhiều em đứng trước nguy cơ bỏ học vì hoàn cảnh quá khó khăn nên tôi tự nhắc nhở mình không được rời xa các em mà phải có trách nhiệm với các em, tiếp tục theo nghề, giúp đỡ các em tiếp tục đến trường", thầy Chạy bày tỏ lý do bám nghề.
Ngoài giờ dạy trên lớp, thầy Chạy luôn gần gũi với phụ huynh và học sinh để động viên gia đình cho các em đến trường. Những lời tâm sự ruột gan đó của thầy đã giúp các em vượt khó học tốt, có tương lai tươi sáng hơn.
Nhiều học sinh của thầy Chạy nay đã thành đạt, có công ăn việc làm ổn định ở trong và ngoài địa phương. Các em khi trở về trường mang theo ân tình và những phần quà xúc động hỗ trợ cho thế hệ tiếp theo đang học tại trường có hoàn cảnh khó khăn, giống như những gì các giáo viên đã dành cho các em năm xưa.
Vợ thầy Chạy cũng là giáo viên dạy ở Trường THCS An Thạnh Tây. Hiện hai vợ chồng thầy cùng 2 con nhỏ đang sống trong một căn phòng rộng chưa đầy 30m2 thuộc nhà công vụ của trường. Một căn phòng khá cũ kỹ, chật chội nhưng lại đầm ấm.
Thầy Chạy chia sẻ, ước mong có một căn nhà cho riêng gia đình mình là quá tầm tay. Thầy nói, lương hai vợ chồng hơn chục triệu đồng, nuôi hai đứa con ăn học và chi trả cho cuộc sống hàng ngày may ra vừa đủ.
"Thôi thì đến đâu hay đến đó chứ biết làm sao hơn. Biết cuộc sống của nhà giáo vẫn còn nhiều khó khăn nhưng khó đến đâu đi chăng nữa tôi vẫn yêu nghề mà mình đã chọn", thầy Chạy nói lời tâm huyết.
Trong quá trình công tác ở trường, ngoài dạy môn Lịch sử các khối lớp, thầy Chạy còn tham gia thi giáo viên dạy giỏi, bồi dưỡng học sinh giỏi, viết nhiều đề tài sáng kiến kinh nghiệm... Tính từ năm 2010 đến 2022, thầy Chạy đã có 71 học sinh tham dự các kỳ thi Học sinh giỏi và đã mang về cho trường 69 giải.
Một trong những điều đáng trân trọng nữa là thầy Chạy còn tích cực tham gia công tác xã hội trong và ngoài trường học, vận động, giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện đến trường.
Em Trịnh Ngọc Ái Lam, một học sinh lớp 9 chia sẻ về thầy Chạy: "Thầy rất nhiệt tình trong giảng dạy, yêu thương học sinh. Thầy đã giúp chúng em yêu thích môn Lịch sử, môn học mà nhiều người cho là khó học, khô khan".
Nói về "cấp dưới" của mình, cô Nguyễn Thị Bình, Hiệu trưởng Trường THCS An Thạnh Tây, nhận xét: "Thầy Chạy là một giáo viên có tư cách đạo đức tốt, chuyên môn vững vàng, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Hiện nay thầy đang được đề nghị nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ".
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Chủ tịch Quốc hội dự Lễ kỷ niệm Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam lần thứ 5
- ·Thống nhất tiếp thu, chỉnh sửa SGK Tiếng Việt lớp 1
- ·Quân đội anh hùng của dân tộc anh hùng
- ·Thành lập Trường Cao đẳng Tây Đô
- ·Cách ngăn ngừa nám má tái phát sau điều trị
- ·Hào hứng thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới
- ·Đồng hành cùng sinh viên tìm việc
- ·Sôi nổi Ngày hội Robothon và Wecode quốc gia năm 2018
- ·Phát hiện hàng ngàn lọ dầu xoa bóp nhập lậu tại Lạng Sơn
- ·Vì sao người lớn khó học một ngôn ngữ mới?
- ·Petrovietnam sáng tạo trong bảo dưỡng các công trình dầu khí
- ·Đánh giá ngoài từ xa các chương trình đào tạo của Trường Đại học Cần Thơ theo tiêu chuẩn AUN
- ·Cần Thơ tổ chức thi tuyển lớp 10 năm học 2020
- ·Đồng hành cùng đội viên
- ·Gia Lai: Nam thanh niên dùng súng bắn chết người yêu ra đầu thú
- ·Học sinh Cần Thơ tựu trường vào ngày 1
- ·Trao học bổng Hessen cho sinh viên xuất sắc khu vực ĐBSCL
- ·Dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm”
- ·124 doanh nghiệp và 283 sản phẩm được công nhận Thương hiệu quốc gia 2020
- ·Sẵn sàng phương án thi tốt nghiệp THPT trong điều kiện dịch bệnh