【tài 2/2.5 là gì】Việt Nam đứng thứ năm về thiệt hại do thiên tai
Ngày 25/10/2016,ệtNamđứngthứnămvềthiệthạidothiêtài 2/2.5 là gì Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu; Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà và bà Pra-tip-ha Mê-ta, điều phối viên thường trú Liên Hợp quốc tại Việt Nam đã chủ trì "Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao giữa Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu và các đối tác phát triển", tại Hà Nội.
Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, biến đổi khí hậu đã và đang trở thành vấn đề khẩn thiết mang tính toàn cầu, ngày càng được quan tâm đặc biệt. Việc thông qua Thỏa thuận Pa-ri về khí hậu (COP21) đã mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên hợp tác để thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững theo hướng ít phát thải các-bon, thân thiện với môi trường.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động nhất của biến đổi khí hậu. Theo Chỉ số rủi ro về khí hậu, Việt Nam là nước đứng thứ năm về thiệt hại do thiên tai, với trung bình mỗi năm có hàng trăm người bị thương vong và thiệt hại về GDP bình quân hàng năm là 1,9 tỷ đô la Mỹ - tương đương với 1,3% GDP.
“Do biến đổi khí hậu, những năm gần đây, thiên tai, đặc biệt là bão, lũ và hạn hán ngày càng gia tăng về cường độ, tần suất, gây nhiều tổn thất lớn về người và thiệt hại cho nền kinh tế. Hàng năm trung bình có từ 6 đến 8 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Số lượng bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn. Khu vực đổ bộ của các cơn bão, áp thấp nhiệt đới có xu hướng dịch chuyển dần về phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn. Nhiều cơn bão có đường đi phức tạp, dị thường. Hạn hán có xu thế tăng lên với mức độ không đồng đều giữa các vùng khí hậu. Hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra phổ biến. Hiện tượng nắng nóng gia tăng rõ rệt ở nhiều vùng trong cả nước, đặc biệt ở Trung Bộ và Nam Bộ”, Phó Thủ tướng cho biết.
Ngay trong năm 2016, tình hình khí hậu diễn biến bất thường, rét đậm, rét hại ở phía Bắc, hạn hán kéo dài ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất, đời sống và môi trường. Tăng trưởng kinh tế chậm lại, thấp hơn cùng kỳ năm 2015 (5,52% so với 6,32%). Lần đầu tiên sau nhiều năm, khu vực nông nghiệp tăng trưởng giảm 0,18%, sản lượng lúa vụ Đông Xuân giảm 1,34 triệu tấn.
“Mặc dù còn rất nhiều khó khăn, nguồn lực cho phát triển còn hạn chế, chúng tôi đã và đang chủ động, tích cực triển khai Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và các chiến lược Tăng trưởng xanh, Phòng chống thiên tai, Phát triển năng lượng tái tạo...với nhiều chương trình, dự án thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Việt Nam cũng đã cam kết mạnh mẽ để cùng cộng đồng quốc tế ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, trong đó có Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC), bao gồm đóng góp về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo đó, Việt Nam đặt mục tiêu đến 2030 sẽ giảm 8% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường bằng các nguồn lực trong nước và có thể tăng lên thành 25% khi nhận được hỗ trợ quốc tế thông qua hợp tác song phương, đa phương và thực hiện các cơ chế mới trong Thỏa thuận khí hậu toàn cầu.
Cùng với đó, Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các chương trình, dự án thích ứng với biến đổi khí hậu trong khuôn khổ Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu nhằm tăng khả năng chống chịu, bảo vệ cuộc sống và sinh kế cho người dân, tạo điều kiện để có đóng góp lớn hơn trong giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
"Trong thời gian qua, Việt Nam đã nhận được những sự hỗ trợ hiệu quả về xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách và các hành động thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của các đối tác quốc tế, của cộng đồng doanh nghiệp, của các tổ chức hoạt động vì sự phát triển vững bền của Việt Nam. Tôi mong các đối tác quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trong và ngoài nước và tất cả các bạn sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu và triển khai thực hiện thành công Thỏa thuận Paris", Phó Thủ tướng chia sẻ.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Yasuo Fujita - Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) nhấn mạnh sự hợp tác chặt chẽ của các đối tác và mối liên kết giữa chính sách với hoạt động thực tế tại Việt Nam. Về mặt chính sách, chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC) đã được công nhận là một trong các nền tảng cho sự phối hợp phát triển và đối thoại từ năm 2009 cho đến nay.
Còn ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, diễn đàn hôm nay chính là dịp các đối tác cùng nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác giữa các bên trong việc hỗ trợ Việt Nam ứng phó với những thách thức do biến đổi khí hậu và phát triển một nền kinh tế vững mạnh theo hướng sử dụng carbon-thấp, nhằm hướng tới một tương lai thịnh vượng và bền vững./.
Hồng Quyên
(责任编辑:Thể thao)
- ·Dự án báo chí của Facebook chính thức tuyên chiến với tin tức giả
- ·Niềm đam mê cây cảnh của một nghệ nhân
- ·Run run tắm biển khi không thấy bảng cảnh báo
- ·Rau củ muối chua chua, giòn giòn cho Tết
- ·Long An sees positive socio
- ·Festival Biển Nha Trang
- ·Sôi động thị trường bánh trung thu
- ·Can đảm biến thách thức thành sức mạnh
- ·Bắt quả tang 23 người sử dụng ma túy tại khách sạn ở Rạch Giá
- ·Khám phá London bằng... xe tăng!
- ·Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- ·Ra mắt " Truyện Kiều" bản song ngữ Đức
- ·Lưu bút học trò
- ·Em là bà nội của anh vừa công chiếu đã đạt doanh thu 16,5 tỉ đồng
- ·VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
- ·Đi tìm sự “bí ẩn” điệu múa lâm thôn
- ·UNESCO đưa thêm 4 địa danh vào danh sách di sản thế giới
- ·Gà áp chảo sốt xì dầu cay đơn giản mà ngon
- ·Hơn 182 tỷ đồng nâng cấp loạt bến đỗ sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Đừng chỉ tìm kiếm những điều xấu xí!