【kq malaysia】Đầu tư công: Đầu tư lấy được
Bước đầu “siết” đầu tư công…
Đánh giá chính sách tái cơ cấu thời gian qua,ĐầutưcôngĐầutưlấyđượkq malaysia TS Vũ Nhữ Thăng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) cho rằng: Không chỉ giảm về tỷ trọng và tốc độ tăng của vốn đầu tư công, chính sách tái cơ cấu đầu tư cũng đã định hình lại các lĩnh vực Nhà nước ưu tiên đầu tư. Đó là tập trung vào các dự án quan trọng quốc gia, các dự án khó có khả năng thu hồi vốn, các dự án mà khu vực tư nhân không thể và không muốn làm, hạn chế tối đa tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả, đồng thời khuyến khích đầu tư tư nhân ở những lĩnh vực có khả năng thu hồi vốn.
Theo đó, việc huy động vốn đầu tư từ khu vực ngoài Nhà nước đã thu được kết quả nhiều hơn, tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng tương ứng lên mức bình quân 39,4% và 17,6% giai đoạn 2011 - 2015. Đơn cử lĩnh vực xây dựng hạ tầng cơ sở giao thông đã thu hút gần 117.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngân sách cho 48 dự án, có 15 dự án BOT, BT trên Quốc lộ 1 và 3 dự án BOT, BT trên Quốc lộ 14. Có 16 dự án vốn FDI đầu tư theo hình thức BOT và BT trong các lĩnh vực nhiệt điện, nước, hạ tầng đô thị.
GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài cho rằng: Chúng ta nên công bằng một chút, đầu tư công đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Ví dụ một công trình đầu tư công Việt Nam tự làm thành công là nhà máy thủy điện Sơn La, hoàn thành sớm hơn dự toán gần 2 năm và tiết kiệm mười mấy nghìn tỉ đồng. Đó là ví dụ đầu tư bằng vốn Nhà nước. Đầu tư công luôn đóng vai trò quan trọng, vấn đề là làm thế nào chống thất thoát, lãng phí, tham ô gây ra hậu quả nghiêm trọng như Vinashin, Vinalines. Chúng ta không nên coi nhẹ đầu tư công.
“Tôi không đồng tình với quan điểm cho rằng đầu tư công thời gian qua giảm là vì hết tiền. Đó là nhờ có sự thay đổi của chính sách, vai trò của Nhà nước. Nếu chúng ta nhìn nhận vấn đề không toàn diện thì giải pháp cũng không toàn diện” – GS Nguyễn Mại nhấn mạnh.
… nhưng chậm chuyển biến
Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh cho rằng tái cơ cấu đầu tư công vẫn là chậm chuyển biến nhất trong thời gian qua. Tái cơ cấu đầu tư công thể hiện tương đối rõ trong cắt giảm quy mô đầu tư công song trong cơ cấu đầu tư công theo ngành lại chưa có sự chuyển dịch đáng kể do chưa làm rõ vai trò và nhiệm vụ của đầu tư công trong nền kinh tế, đặc biệt là trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. Nguyên nhân trực tiếp khiến cho tái cơ cấu đầu tư công thu được kết quả hạn chế, thậm chí không có thay đổi căn bản, là do tái cơ cấu đầu tư công không gắn với thay đổi vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế.
Nhắc đến phong trào xây trung tâm hành chính nghìn tỷ ở các địa phương, TS Vũ Đình Ánh nhận xét: Liệu những dự án trung tâm hành chính vài nghìn tỷ đồng ấy có tuân thủ nghiêm túc quy định tại Chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư công không? Với thực tế hiện nay trước tiên chúng ta hãy bàn việc chọn dự án nào hiệu quả để làm hơn là bàn về nâng hiệu quả đầu tư công.
TS Huỳnh Thế Du, Giảng viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright chia sẻ: Một trong những ví dụ ưa thích để nói về hành vi hay lựa chọn cá nhân trong tập thể là câu chuyện tất cả các sinh viên cùng đi ăn nhà hàng đều chọn tôm hùm - món đắt tiền nhất. Bởi vì với thỏa thuận chia đều chi phí, chẳng ai dại gì chọn pizza giá 5 USD vì sẽ bị thiệt khi người bên cạnh gọi tôm hùm với giá 20 USD. Tất cả đều chọn tôm hùm, cho dù có người thấy tôm hùm không ngon bằng pizza hay tiếc đứt ruột vì chi tiêu hoang phí trong khi bao nhiêu khoản khác cần phải chi của đời sống sinh viên khó khăn. Với lựa chọn này, phúc lợi chung của toàn xã hội không tối ưu, nguồn lực bị sử dụng lãng phí.
TS Huỳnh Thế Du nhấn mạnh: “Đây cũng là vấn đề nghiêm trọng trong việc phân chia nguồn lực cho các dự án đầu tư công nói riêng, ngân sách nói chung ở Việt Nam. Các nơi được uống “bầu sữa ngân sách” đang thi nhau chọn "tôm hùm”. Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay ở Việt Nam là “cơ chế ngân sách tôm hùm” – hầu như địa phương hay đơn vị nào cũng muốn có được những công trình quy mô được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương mà không quan tâm đến hiệu quả và sự hữu dụng của chúng.
Theo TS Huỳnh Thế Du, chúng ta có thể thấy vô số các dự án, công trình gần như không mang lại ý nghĩa về mặt quốc kế dân sinh. Đơn cử là dự án tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng lên tới trên 400 tỷ đồng ở Quảng Nam vào năm 2011; những vấn đề tương tự cũng cơ thể đặt ra với Sơn La – một địa phương có số thu ngân sách hơn 3.000 tỷ đồng nhưng lại có kế hoạch xây cụm tượng đài và quảng trường lên đến 1.400 tỷ đồng. Công trình nhà bảo tàng mấy nghìn tỷ đồng ở Hà Nội đang bỏ không lại triển khai kế hoạch xây dựng bảo tàng hơn 11.000 tỷ đồng. Đặc biệt gần đây nổi lên kế hoạch xây dựng các trung tâm hành chính tập trung nghìn tỷ.
“Ai ăn bánh người đó trả tiền”
Một trong những giải pháp được ông Huỳnh Thế Du đề cập để cải thiện đầu tư công, là thiết lập nguyên lý “ai ăn bánh người đó trả tiền” thay vì người này ăn người khác trả tiền hay chia đều như cấu trúc ngân sách “tôm hùm” hiện nay.
“Việc phân bổ ngân sách nên được thiết kế sao cho mỗi đầu mối nhận ngân sách có thể biết được các nguồn cũng như nhu cầu chi tiêu trong dài hạn, giảm thiểu các khoản cần phải quyết định phân chia” – ông Huỳnh Thế Du chia sẻ.
Còn TS Vũ Đình Ánh cho rằng thay đổi vai trò của Nhà nước cho phù hợp với nền kinh tế thị trường là tiền đề để tái cơ cấu đầu tư công và ngược lại, tái cơ cấu đầu tư công cũng góp phần tích cực thúc đẩy thay đổi vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế.
Trên cơ sở đó, TS Vũ Đình Ánh khuyến nghị giảm quy mô đầu tư công xuống mức thấp nhất có thể. Cụ thể giảm về mức 10% GDP cho phù hợp với điều kiện thực tế về kinh tế, thâm hụt ngân sách và nợ công. Trên cơ sở đó thực hiện cơ cấu lại đầu tư công theo ngành theo nguyên tắc đầu tư công chỉ dành cho những ngành, những lĩnh vực mà đầu tư tư nhân không muốn hay/và không thể đầu tư.
TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển: Đầu tư công rất quan trọng để xây dựng kết cấu hạ tầng đất nước, tư nhân thời gian qua chưa làm được nên Nhà nước đứng ra làm. Do đó giai đoạn vừa qua Nhà nước tập trung vào đầu tư công là chính đáng. Thế nhưng, trong giai đoạn hiện nay, cần chú ý đặc biệt chuyển giao dần việc đầu tư cho khu vực tư nhân vì Nhà nước không làm hết được. Nhưng cái khó là khu vực tư nhân của chúng ta hiện nay chủ yếu là đại gia bất động sản, còn đại gia sản xuất ít lắm. TS Nguyễn Mạnh Hải, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay, đầu tư công vẫn còn là một bộ phận quan trọng mặc dù cần được giảm dần về cơ cấu trong tổng đầu tư xã hội khi nền kinh tế thị trường ngày càng vận hành đầy đủ. Vì vậy, để phát triển nền kinh tế xanh, việc chú trọng đến “yếu tố xanh” trong đầu tư công có ý nghĩa thực tế rất to lớn. Các chính sách tài chính của Việt Nam, mặc dù còn chưa hoàn thiện nhưng bước đầu đã góp phần rất tích cực hướng nền kinh tế theo mô hình phát triển bền vững này. TS Đặng Đức Đạm, nguyên Phó Trưởng ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ: Nếu đầu tư công là con bệnh thì chúng ta mới thấy triệu chứng của con bệnh và điều trị bằng thuốc giảm sốt, kháng sinh, chưa xác định được nguyên nhân con bệnh, càng chưa chữa được bằng thuốc đặc hiệu, cho nên biết bao nhiêu con bệnh có triệu chứng nhờn thuốc. Luật Đầu tư công là luật về thủ tục, không phải về nội dung, nên Luật Đầu tư công không phải là phương thuốc hữu hiệu chữa bệnh đầu tư dàn trải, lãng phí. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Tôi không cực đoan đến mức phủ định vai trò của đầu tư công, nhưng tôi nói Nhà nước thực hiện vai trò kiến tạo, bao gồm tạo lập hệ thống thể chế, dịch vụ công thiết yếu cho xã hội, đó là lí do Nhà nước thu thuế của người dân để làm. Chúng ta cũng đừng vì nghi ngờ khu vực tư nhân chưa đủ lớn, không làm được gì để làm lí do duy trì mãi vai trò của DNNN. Ngay cả một số DNNN thành công nhưng nếu có cơ chế chính sách tốt hơn tôi tin những DN đó còn tốt hơn nữa. Vinamilk sau khi bán hết cổ phần của Nhà nước tôi tin Vinamilk sẽ thành công nhiều hơn. Viettel nếu hoạt động trong cơ chế rộng rãi hơn họ còn thành công hơn nữa… L.B (ghi) |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần
- ·Truy nã nguyên Trưởng ban kiểm soát CtyCP mỏ và XNK khoáng sản miền Trung
- ·Chính thức ngừng phát sóng truyền hình analog tại 4 thành phố lớn
- ·Vì sao đa số lính cứu hỏa ở Pháp, Mỹ là tình nguyện viên, đóng góp vô giá?
- ·Long An truy điệu, an táng 122 hài cốt liệt sĩ
- ·Bộ trưởng Bộ Tài chính thăm và làm việc với ACCA
- ·Sắc màu văn hóa Bạc Liêu tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
- ·Phạt hơn 386 tỷ đồng từ vi phạm trong lĩnh vực giao thông
- ·Tháo dỡ trạm thu phí trên Quốc lộ 20
- ·Gặp mặt cán bộ hưu trí ngành Tài chính tại TP.HCM
- ·"An ninh nước sạch" và hồi đáp của Bộ trưởng Bộ Công Thương
- ·“Khôn ngoan” nếu ngân hàng tự tái cấu trúc
- ·Vợ Việt cùng chồng Pakistan đưa con gái 6 tuổi về Hà Nội học tiếng Việt
- ·Các địa phương cần xây dựng lộ trình trả nợ
- ·Việt Nam nhận thêm 4 khoản tài trợ nghiên cứu khoa học của Hoa Kỳ
- ·Chồng chết lặng khi biết được quá khứ của vợ xinh đẹp
- ·Hà Nội: Tội phạm sản xuất buôn bán hàng giả có chiều hướng gia tăng
- ·Nhật Bản tiếp tục tuyển điều dưỡng, hộ lí của Việt Nam
- ·Thời tiết hôm nay 4/1: Bắc Bộ lạnh, Trung Bộ mưa rào, Nam Bộ nắng gián đoạn
- ·Phí thẩm định dịch vụ hạn chế kinh doanh dự kiến là 1,2 triệu đồng/lần