【ty so cup c1】Đáng buồn có người gây sức ép khi ĐBQH nói trái quan điểm của ngành
Thảo luận ở hội trường về dự luật sửa đổi,ĐángbuồncóngườigâysứcépkhiĐBQHnóitráiquanđiểmcủangàty so cup c1 bổ sung một số điều của luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật vào sáng nay, nhiều ĐBQH băn khoăn về việc “đổi vai” trong việc chủ trì tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh.
Ban soạn thảo dự luật đưa ra 2 phương án sửa đổi: giao cơ quan trình dự án chủ trì việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh và phương án cơ bản như hiện nay là giao cơ quan thẩm tra chủ trì việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh.
Lo ĐBQH sẽ trở thành người đi chợ để trả giá
Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ, ủy viên thường trực UB Quốc phòng và An ninh cho rằng bản chất của việc tiếp thu chỉnh lý luật là việc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của ĐBQH về dự thảo luật.
Trong trường hợp tiếp thu thì sửa dự thảo luật và thể hiện trong dự thảo luật trình QH thông qua. Còn trong trường hợp không tiếp thu thì sẽ đề cập trong bản giải trình.
Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ: Tôi khẳng định có đến 80% các bộ, ngành không muốn tiếp thu. Ảnh: Minh Đạt |
“Thực tiễn hoạt động tiếp thu trong thời gian vừa qua tôi khẳng định có đến 80% các bộ ngành không muốn tiếp thu. Khi đó, ĐBQH chúng ta sẽ trở thành người đi chợ để trả giá, còn người đưa ra hàng có đồng ý bán hay không lại thuộc quyền của họ. Điều đáng buồn nữa là có vị lãnh đạo bộ gây sức ép với ĐBQH khi ĐB phát biểu trái với quan điểm của bộ, ngành mình”, ông Bộ nêu thực tế.
Tướng Bộ cảnh báo, nếu chọn phương án 1 thì QH đã bị mất quyền kiểm soát xây dựng luật. Luật bất cập, yếu kém do 2 nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là do con người, kể cả đối với anh em cán bộ vụ hay với ĐBQH.
Hai là một số uỷ ban không mạnh dạn thực hiện kết luận của Phó chủ tịch Uông Chu Lưu, năm nào cũng kết luận như vậy, là kiên quyết trả lại luật không đảm bảo chất lượng.
“ĐB chúng tôi phát hiện ra nhiều luật chất lượng không bảo đảm nhưng khi chúng tôi đề nghị dường như không nhận được sự ủng hộ. Bất cập là ở chỗ đó. Và thực tiễn vừa rồi chúng tôi thấy nếu chọn phương án 1 thì không nhân danh QH nữa”, ông nhấn mạnh.
Vì vậy, ĐB tỉnh An Giang đề nghị chọn phương án 2 như hiện hành.
Đổi vai không ổn
ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) cho rằng, việc đổi vai không phải là vấn đề mới, trước đây Chính phủ đã từng đề xuất nhưng QH đã không đồng tình.
“Nếu cơ quan trình sau đó lại vào vai chủ thể thẩm định và báo cáo trước QH sẽ không ổn, sẽ khó tròn vai. Việc bảo vệ chính sách của mình trước QH là vấn đề không hề đơn giản vì có rất nhiều ý kiến khác nhau của các ĐBQH”, bà Hoa lưu ý.
Theo ĐB tỉnh Đồng Tháp, cơ quan thẩm tra của QH chỉ đóng vai phản biện và chỉnh lý dự thảo dựa trên cơ sở ý kiến của các ĐBQH, nếu đổi vai khi chủ thể là Chính phủ giải trình trước QH không phải là ý kiến của UB Thường vụ QH sẽ có những khó khăn nhất định, nhất là khi giải trình ý kiến của ĐBQH.
ĐB Nguyễn Thị Mai Hoa: Nếu đổi vai, Chính phủ giải trình trước QH không phải là ý kiến của UB Thường vụ QH sẽ có những khó khăn nhất định. Ảnh: Minh Đạt |
“Như vậy sẽ không thoả đáng. Do đó tôi đề nghị không nên đổi vai”, nữ ĐB nhấn mạnh.
Về lâu dài bà Hoa cho rằng, ngoài UB Pháp luật, QH có thể tham khảo kinh nghiệm của QH một số nước nên có cơ quan xây dựng pháp luật bao gồm các chuyên gia, nhà khoa học để đảm bảo tính chuyên nghiệp trong công tác lập pháp.
Bà Hoa cũng cho rằng việc lấy ý kiến là căn cứ để xây dựng luật, tránh việc áp đặt. Tuy nhiên việc lấy ý kiến thời gian qua còn nhiều hạn chế, như đăng trên cổng thông tin điện tử của các bộ, ngành thì rất ít người truy cập, chưa kể ít người có ý kiến.
Còn lấy ý kiến trực tiếp thì đối tượng lấy ý kiến rất ít người, việc lấy ý kiến cũng mang tính hình thức.
“Như vừa qua lấy ý kiến nhân dân về luật Giáo dục sửa đổi nhưng thời gian lấy ý kiến ngắn nên hiệu quả của việc lấy ý kiến chưa cao, làm ảnh hưởng đến quá trình làm luật. Do đó trong lấy ý kiến cần phải quan tâm đến những vấn đề từng loại văn bản để phân loại”, bà dẫn chứng.
Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) Nghiêm Vũ Khải cho rằng, xây dựng luật pháp là chức năng chủ yếu của QH nên cơ quan của QH phải đóng vai trò chủ trì chỉnh lý, tiếp thu trước khi QH thông qua.
“Vấn đề là làm thế nào phát huy vai trò người đứng đầu các cơ quan này”, ĐB Khải chia sẻ kinh nghiệm làm luật nhiều năm cho thấy vai trò cơ quan soạn thảo, người đứng đầu chủ trì soạn thảo là rất quan trọng.
Quan trọng ở chỗ thể hiện trách nhiệm chính trị, tầm nhìn chiến lược, tinh thần cầu thị, hợp tác chặt chẽ mang tính cộng đồng, trách nhiệm với cơ quan thẩm tra.
Ngoài ra, sự phối hợp giữa UB Pháp luật và cơ quan chủ trì thẩm tra trong quá trình xây dựng luật luật là quan trọng.
Quốc hội chốt tuổi nghỉ hưu nam 62, nữ 60
Sáng nay, với 435/453 (90,06%) ĐB biểu quyết tán thành, QH đã thông qua bộ luật Lao động sửa đổi, trong đó tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi với nam, 60 với nữ.
(责任编辑:La liga)
- ·Thủ tướng tiếp Chủ tịch Ủy ban Hợp tác kinh tế Nhật Bản
- ·Chọn sữa giúp trẻ tránh táo bón
- ·Quy định mới về hàm lượng formaldehyt trong sản phẩm dệt may
- ·Khơi thông hoạt động thương mại biên giới với Trung Quốc
- ·Đáp án môn Lịch sử mã đề 324 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Tủ lạnh Panasonic mới
- ·TP.Hồ Chí Minh: Còn khó khăn trong phân phối xăng sinh học E5
- ·Ngành thủy sản sẽ có nhiều cơ hội khi hình thành AEC
- ·Những ngành học triển vọng trong tương lai dành cho dân khối C
- ·Cải thiện hói đầu, rụng tóc bằng các nguyên liệu tự nhiên tại nhà
- ·Triệt phá đường dây làm văn bằng giả có quy mô cực lớn trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- ·Nỗ lực ứng phó với quy định từ Đạo Luật Nông nghiệp Mỹ
- ·Nỗ lực ứng phó với quy định từ Đạo Luật Nông nghiệp Mỹ
- ·Người phụ nữ vứt bỏ 110kg mỡ thừa, lột xác ngoạn mục sau giảm cân
- ·Đội bóng 13 người mắc kẹt ở hang Tham Luang: Xuất hiện một lối thoát mới?
- ·Tăng cường hợp tác ngành công nghiệp nghe nhìn Việt Nam – Trung Quốc
- ·Quảng Ngãi: Chuyển đổi số ở các huyện miền núi, động lực cho phát triển bền vững
- ·Xuất khẩu sang Hàn Quốc có thêm C/O mẫu VK
- ·Sáng nay, Việt Nam có thêm 4 bệnh nhân mắc COVID
- ·12 cách chữa nhiệt miệng, đơn giản hiệu quả không ngờ