【nhận định marseille vs】Sẵn sàng hội nhập
Cơ hội và thách thức song hành
Ông/Bà nhận định như thế nào về cơ hội cũng như thách thức của DN mình trong năm mới 2016?ẵnsànghộinhậnhận định marseille vs
Bà Nguyễn Thị Hải Thanh:
Các hiệp định thương mại tự do được thực thi với nội dung chính là xóa bỏ thuế quan, tự do hóa mậu dịch, nhờ đó mở ra cơ hội cho các nước tham gia. Đối với DN Việt Nam, cơ hội lớn nhất là sẽ mở rộng được thị trường nhờ cắt giảm thuế và dỡ bỏ rào cản thương mại để tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh đó, DN cũng sẽ đứng trước những thách thức lớn do các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn và chuẩn hóa sản phẩm rất cao. Ở tầm vĩ mô, Nhà nước cũng còn hạn chế trong việc xây dựng và thực thi chính sách cũng như phân bổ nguồn lực trong phát triển các ngành nên cũng ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của DN.
Đối với lĩnh vực XNK, hàng hóa XK của Hapro sang các nước chủ yếu là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và nông sản thực phẩm. Do vậy, với việc cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ rào cản thương mại, cơ hội để các mặt hàng XK, đặc biệt là một số mặt hàng thế mạnh của Hapro sẽ có cơ hội cả về lượng và trị giá hàng hóa XK. Tuy nhiên, thách thức là không nhỏ khi các quy định kỹ thuật như bao gói, nhãn mác, dư lượng hóa chất tối đa trong quá trình sản xuất được quy định nghiêm ngặt và rõ ràng hơn. Các vùng nguyên liệu của Việt Nam hiện nay vẫn chưa có quy hoạch tổng thể, sản xuất manh mún nhỏ lẻ và không theo quy chuẩn, chưa được đầu tư khoa học kỹ thuật cao để sản xuất nên khâu kiểm soát về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm theo yêu cầu chung còn khó khăn. Bên cạnh sự cố gắng của DN, Hapro nhận thấy để DN tận dụng được cơ hội mở rộng thị trường khi các FTA có hiệu lực, cần phải có chính sách hoạch định vĩ mô từ Nhà nước về xây dựng chiến lược phát triển thị trường, xây dựng nguồn nguyên liệu chuẩn để đủ sức thâm nhập thị trường các nước mới hiệu quả.
Đối với thị trường bán lẻ, thời gian qua, với lộ trình mở cửa đã có sự thâm nhập của các tập đoàn, DN bán lẻ lớn của nước ngoài. Cùng với những FTA mới, sắp tới sẽ có hơn 10.000 loại hàng hóa từ các nước thành viên sẽ được loại bỏ hoàn toàn thuế quan nên nguồn hàng hóa chất lượng từ các nước sẽ đổ vào Việt Nam, khiến nguy cơ hàng hóa và hệ thống bán lẻ nội địa khó lòng cạnh tranh được với hàng hóa nước ngoài. Ngoài ra, tâm lý ưa chuộng hàng ngoại của người tiêu dùng Việt Nam cũng sẽ là khó khăn lớn cho hệ thống bán lẻ Việt Nam nói chung và hệ thống bán lẻ của Hapro nói riêng. Hapro nhận thấy, với mảng thị trường nội địa và bán lẻ, thách thức và khó khăn sẽ lớn hơn so với cơ hội khi các FTA có hiệu lực.
Do vậy, Tổng công ty Thương mại Hà Nội xác định trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh doanh của Tổng công ty trong những năm tới là lĩnh vực XK, cũng là lĩnh vực có thế mạnh của Tổng công ty. Trong giai đoạn tới đây khi Tổng công ty tiến hành cổ phần hóa, sắp xếp lại DN, cũng là cơ hội để Tổng công ty cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, tận dụng cơ hội và khắc phục những điểm hạn chế của DN Nhà nước sẵn sàng cho hội nhập.
Ông Đỗ Hà Nam:
Từng bước nâng dần chất lượng
Với những thế mạnh của mình trong mảng XK và nội địa, DN sẽ có những kế hoạch gì trong năm tới và chiến lược đột phá để tiếp tục khẳng định thương hiệu?
Bà Nguyễn Thị Hải Thanh:
Để tận dụng cơ hội mở rộng thị trường XK sau khi các FTA có hiệu lực, với mục tiêu mở rộng thị trường tới 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và xây dựng thành công 5 mặt hàng XK nằm trong top đầu cả nước gồm gạo, hạt tiêu, hạt điều, cà phê, thủ công mỹ nghệ, Hapro xác định sẽ đẩy mạnh việc hình thành và phát triển các cơ sở sản xuất hàng XK để chủ động nguồn hàng có chất lượng, ổn định. Đồng thời với đó là liên kết giữa các công ty trong Tổng công ty và các đối tác, chân hàng, bạn hàng lớn đã có nhiều năm hợp tác để xây dựng nguồn hàng thực hiện các hợp đồng XK lớn cũng như để thu mua với mức giá tốt.
Chúng tôi cũng sẽ chú trọng đẩy mạnh công tác thiết kế, phát triển các sản phẩm XK mới, độc quyền nhằm gia tăng giá trị và nâng cao khả năng cạnh tranh khi chào hàng. Bên cạnh đó là tiếp tục duy trì mối quan hệ với các thương vụ, đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài để nhanh chóng nắm bắt thông tin thị trường, khách hàng mới thông qua sự giới thiệu của các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài. Tổng công ty cũng sẽ chú trọng công tác đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại, giao dịch để tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường, thị phần hàng hóa XK của Tổng công ty cũng như nắm bắt tốt cơ hội XK trong giai đoạn mới.
Ông Đỗ Hà Nam:
Với Intimex, để đảm bảo hiệu quả, DN đã đầu tư các nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao như cà phê sạch và đây vẫn là định hướng lâu dài của Tập đoàn. Trong 7 năm qua, Intimex đã đầu tư 9 nhà máy chế biến cà phê tại các vùng trồng nhiều cà phê như Tây Nguyên cũng như những vùng gần cảng nhằm giúp cho bà con nông dân thuận lợi trong việc gửi hàng vào trong kho của DN. Việc đầu tư các nhà máy chế biến đến nay khá thành công, được các DN nước ngoài đánh giá cao về sản phẩm. Thậm chí, một số đơn vị rang xay lớn trên thế giới đã đến trực tiếp Tập đoàn Intimex để mua sản phẩm. Bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của các nhà máy rang xay cà phê, DN cũng xác định phải từng bước nâng dần chất lượng cà phê hơn nữa để có thể tiến vào các thị trường cà phê truyền thống như Mỹ, EU.
Hiện nay, nhiều thị trường XK cà phê lớn của Việt Nam đã bão hòa. Việt Nam hiện đang đứng thứ hai trên thế giới về XK cà phê với khoảng 90% cà phê XK, chỉ 10% tiêu thụ nội địa. Vì vậy, Intimex cũng như hầu hết DN XK cà phê khác chủ yếu chú trọng tới thị trường XK.
Thực tế là nhiều thị trường XK cà phê của Việt Nam đã bão hòa nhưng cũng có những thị trường đang phát triển. May mắn là Việt Nam nằm trong khu vực có nhiều nước có thị trường cà phê đang phát triển, điển hình như Trung Quốc, thị trường Tây Á… Ngoài ra, tại thị trường châu Phi, DN Việt Nam cũng khá có thế mạnh và tạo dựng được những uy tín nhất định. Vì vậy, định hướng DN trong thời gian tới là tập trung vào các thị trường đó.
Với thị trường nội địa, thị phần cạnh tranh với DN ngoại đang là bài toán khó cho các DN, trong năm tới, Hapro và Intimex sẽ có định hướng gì đối với thị trường trong nước?
Bà Nguyễn Thị Hải Thanh:
Xu hướng mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam hiện đang ngày càng rõ nét, với đặc thù của đơn vị quản lý hệ thống thương mại Thủ đô nhưng với quy mô còn nhỏ nên để vẫn tận dụng lợi thế đã có, Tổng công ty sẽ duy trì mảng thị trường bán lẻ theo các cửa hàng tiện ích bám theo khu vực dân cư và tiếp tục phát triển thương hiệu Hapro tại thị trường trong nước cũng như tránh đối đầu trực diện với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài để duy trì hệ thống phân phối.
Hapro cũng sẽ chủ động trong công tác xây dựng nguồn hàng nội địa có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả ổn định, cung ứng cho hệ thống bán lẻ của Tổng công ty qua việc hợp tác chiến lược với nhiều đối tác là các hiệp hội, các nhà sản xuất lớn để khai thác đưa vào hệ thống bán lẻ một số mặt hàng đặc sản từ các vùng miền tạo sản phẩm đặc trưng cho hệ thống. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tập trung phát triển thị trường nông thôn, coi đây là một khu vực thị trường chiến lược của Tổng công ty, phấn đấu doanh thu bán lẻ tại thị trường này đạt 50% trên tổng doanh thu bán lẻ. Thông qua một số chương bình như bán hàng nông thôn, phiên chợ hàng Việt, bán hàng lưu động để vừa đưa hàng về phục vụ người dân nông thôn theo chủ trương chung của Thành phố Hà Nội vừa lan tỏa đến khu vực thị trường còn trống.
Ông Đỗ Hà Nam:
Hiện nay, các DN nước ngoài có truyền thống về cà phê bột đang đầu tư rất mạnh vào cà phê hòa tan, đặc biệt là Nestle. DN Việt Nam cũng có một số DN như Vinacafe Biên Hòa, Cà phê Trung Nguyên cũng đã đầu tư những nhà máy chế biến cà phê hòa tan rất lớn. Không chỉ riêng hai DN đó mà trong thời gian tới, tin rằng các DN Việt Nam cũng sẽ tích cực tham gia lĩnh vực này.
Khi tiến sâu hơn đầu tư cà phê hòa tan, các DN Việt Nam có nhiều lợi thế lớn để XK mặt hàng này vào thị trường các nước châu Á. Bởi đây là thị trường chưa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi vấn đề sản phẩm cà phê phải có thương hiệu truyền thống nhiều năm. Xuất phát từ những yếu tố trên, Intimex cũng định hướng là sẽ phải đầu tư sâu hơn cho cà phê hòa tan. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là để đầu tư cho một nhà máy chế biến cà phê hòa tan chi phí khá lớn, khoảng vài chục triệu USD. Trong khi đó, việc huy động nguồn vốn của DN lại tương đối khó khăn. Đầu tư xong, có thể giai đoạn đầu sản phẩm chưa thể bán được nên DN lại càng phải cân nhắc cẩn trọng nhiều yếu tố. Đã có những bài học nhãn tiền về việc từng có DN lớn rất thành công khi đầu tư ở sản phẩm bán lẻ khác nhưng đầu tư vào ngành cà phê lại thất bại, dẫn tới phải bán lại toàn bộ nhà máy.
Để giải quyết khúc mắc này, DN rất cần những chính sách, chiến lược hỗ trợ từ phía Chính phủ để DN có thể yên tâm đầu tư lâu dài, vững vàng phát triển.
Xin trân trọng cảm ơn!
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hiện trường vụ sạt lở tại đèo Bảo Lộc vùi lấp 3 CSGT và người dân
- ·U18 Việt Nam đánh bại Thái Lan 3
- ·Trên 99% học sinh TP Cần Thơ đậu tốt nghiệp THPT năm 2024
- ·AIMAG 2017: Bùi Yến Ly vẫn “độc cô cầu bại”
- ·Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý
- ·Xã Long Hà đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022
- ·Điểm báo Cà Mau số 2758, phát hành thứ tư, ngày 25/3/2015
- ·Bộ Công Thương: Không để thiếu hụt nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống
- ·Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông
- ·Khởi động cuộc thi tiếng Anh trong sinh viên toàn quốc “Star Awards” năm 2024
- ·Mỹ chuẩn bị nổ thử bom Plasma trên thượng tầng khí quyển
- ·Long Giang hướng đến nông thôn mới kiểu mẫu
- ·Hớn Quản: 9 tháng, giải ngân vốn đầu tư công đạt 72%
- ·Bạn đồng hành của doanh nghiệp
- ·Quốc lộ 2 đoạn qua Tuyên Quang ngập sâu, giao thông ùn tắc
- ·Bộ đội biên phòng biên chế chiến sĩ mới về cơ sở
- ·Trao giải Kỳ thi học bổng Toán trí tuệ dành cho học sinh cấp tiểu học
- ·Quảng Nam FC đăng quang V
- ·Dự báo thời tiết 1/8: Mưa lớn nhiều nơi, Trung bộ nắng nóng
- ·Vừa học vừa thực hành dự án thật tại khóa học Digital Marketing IMTA