【lịch thi đấu ngọai hạng anh】Hội chứng "cuồng mua" của doanh nghiệp Trung Quốc
Theo thống kê, trong 3 tháng đầu năm 2016, giá trị các thương vụ "mua lại" của doanh nghiệp Trung Quốc ở nước ngoài tương đương toàn bộ giá trị của năm 2015- năm được xem là kỷ lục. Chỉ riêng tại Mỹ, 40 thỏa thuận đã được ký kết trong những tuần gần đây với tổng vốn cao hơn 2 lần so với mức đầu tư năm 2015.
Tại sao lại có cơn sốt "mua sắm" này? Giới chuyên gia kinh tế cho rằng đó là do các doanh nghiệp Trung Quốc có nhiều tiền trong tay và nhất thiết phải đầu tư để đa dạng hóa danh mục của mình và thoát ra khỏi thị trường trong nước vốn đang có xu hướng chậm lại và Chính phủ Trung Quốc muốn đánh bóng hình ảnh của mình ở nước ngoài.
Tỷ phú Wang Jianling, người đàn ông giàu nhất Trung Quốc, chỉ trong vài năm đã xây dựng một "đế chế" với tổng tài sản hơn 100 tỷ USD. Tên của ông được khắc trên những tòa nhà với chữ "W", biểu tượng của tập đoàn và được nhân rộng trên khắp đất nước. Tập đoàn của vị tỷ phú này được biết sẽ đầu tư vào dự án "Grand Paris" với việc xây dựng một quần thể các trung tâm thương mại, khách sạn, công viên theo chủ điểm, các rạp chiếu phim ở ngoại ô thành phố, với vốn đầu tư ước tính 3 tỷ euro.
Một tập đoàn lớn khác của Trung Quốc là Anbang, được thành lập năm 2004, hồi tháng 3 vừa qua đã đạt một thỏa thuận trị giá 6,5 tỷ USD mua lại công ty khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp Strategic Hotels & Resorts của Mỹ. Thỏa thuận này đạt được chỉ 5 tháng sau khi Quỹ Blackstone đưa Strategic Hotels & Resorts từ một công ty đại chúng trở thành một doanh nghiệp tư nhân. Anbang cũng đã nâng giá mua lại Starwood Hotels & Resorts Worldwide- tập đoàn sở hữu thương hiệu khách sạn Sheraton- lên 14 tỷ USD, ngăn cản thương vụ sáp nhập giữa Starwood và tập đoàn khách sạn Marriott International (Mỹ) để hình thành nên chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới. Trong vòng 12 năm, ông Wu Xiaohui - người lập ra Anbang với 60 triệu USD tiền vốn ban đầu, đã biến công ty này từ một công ty bảo hiểm xe hơi nhỏ thành một tập đoàn dịch vụ tài chính với giá trị tài sản hơn 800 tỷ Nhân dân tệ (NDT), tương đương 123 tỷ USD (tính đến tháng 2-2015).
Rõ ràng, với Trung Quốc, các hoạt động này được coi là cơ hội để "giải phóng" lượng ngoại tệ khổng lồ đồng thời tạo ra một liên kết chặt chẽ giữa các công ty có khả năng hỗ trợ có sự tăng trưởng và đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Do đó, các tập đoàn nhà nước và tư nhân Trung Quốc ngày nay không ngần ngại mua lại các tập đoàn đa quốc gia trong những lĩnh vực chiến lược như năng lượng hay nông hóa.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Diễn biến vụ 4 mẹ con bị chồng sát hại ở Khánh Hòa
- ·Sóng vỗ ru mình
- ·Em Nguyễn Văn Vững đã được xuất viện, xin ngừng nhận ủng hộ
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 8/2020
- ·Apple làm thế nào để trở thành ông lớn trong làng công nghệ
- ·Hiệp hội Sắn Việt Nam trao 320 triệu đồng ủng hộ bà con vùng lũ Quảng Bình, Quảng Trị
- ·Báo VietNamNet trao 50 suất học bổng trị giá 100 triệu đồng cho học sinh tỉnh Long An
- ·Em Trần Thế Bảo được bạn đọc ủng hộ gần 60 triệu đồng
- ·15 ngày tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải, CSGT xử lý 22 nghìn vi phạm
- ·Những nguy cơ của nền kinh tế thế giới năm 2011
- ·Tái định nghĩa ngành xuất bản trước thềm năm mới
- ·EVNGenco 1 quyên góp 500 triệu hỗ trợ đồng bào miền Trung
- ·Con ung thư, mẹ đang mang thai bị viêm màng não
- ·Vụ chập điện cháy điều hòa: Gia đình em Mạnh được ủng hộ hơn 500 triệu đồng
- ·Vietnam Airlines triển khai dịch vụ check
- ·Không có cha, mẹ tâm thần, tính mạng bé gái ung thư gặp hiểm nguy
- ·Lời khẩn cầu 'có một chiếc hòm tử tế' của người mẹ nghèo mắc bệnh ung thư
- ·Tâm sự của người trẻ khi lựa chọn sống giữa Hà Nội và TP HCM
- ·Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế
- ·Cháy ki ốt bị bỏng nặng, vợ chồng già kiệt quệ đối diện với nợ nần