【bóng đá đức 2】Khoảng 15% bệnh nhân phát hiện ung thư phổi ở VN còn sống sau 5 năm
Bệnh nhân lấy máu xét nghiệm tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội.
Tiến sỹ Đặng Huy Quốc Thịnh - Phó Giám đốc Bệnh Viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh cho hay theo ước tính,ảngbệnhnhânpháthiệnungthưphổiởVNcònsốngsaunăbóng đá đức 2 tại Việt Nam chỉ có khoảng 15% bệnh nhân mắc ung thư phổi còn sống sót sau 5 năm, do nhiều bệnh nhân đến khám phát hiện bệnh ở giai đoạn đã muộn.
Đặc biệt, theo công bố mới về đồng thuận của các chuyên gia y tế trên Tạp chí Ung thư lồng ngực (Journal of Thoracic Oncology), bệnh nhân châu Á chiếm khoảng 60% tổng số ca ung thư phổi trên toàn thế giới, trong đó riêng Việt Nam có hơn 26.200 trường hợp được chẩn đoán mắc mới mỗi năm và gần 23.800 ca tử vong.
Ung thư phổi là căn bệnh ung thư phổ biến và gây tử vong cao thứ hai tại Việt Nam, tuy vậy, theo các chuyên gia, nhiều hình thức chẩn đoán và phác đồ điều trị ung thư trong nước và khu vực đang được thực hiện theo hình mẫu của Mỹ và châu Âu, nơi đặc điểm bệnh nhân và bệnh lý có những điểm khác biệt.
Vì vậy, các chuyên gia cho rằng việc thay đổi hình thức chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ tại Việt Nam và châu Á là rất cấp thiết để đáp ứng tốt hơn đặc điểm của bệnh nhân trong khu vực.
Điển hình, tỷ lệ đột biến gene EGFR (thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì) ở bệnh nhân châu Á cao hơn hẳn so với các khu vực còn lại. Đột biến này được tìm thấy ở hơn 50% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ. Việc xác định đột biến gene EGFR của các bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có thể giúp bác sỹ xác định các phương pháp điều trị phù hợp, vì vậy xét nghiệm EGFR có thể được xem như một “dấu ấn sinh học" lý tưởng để chỉ dẫn cho phác đồ điều trị.
Tuy nhiên, khoảng hai phần ba số nhân viên y tế ở châu Á được khảo sát cho biết chỉ chưa đến một nửa số bệnh nhân ung thư phổi được thực hiện xét nghiệm dấu ấn sinh học này.
Dù hút thuốc lá được xem là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư phổi, nhiều bệnh nhân tại châu Á mắc ung thư phổi ở độ tuổi trẻ hơn lại chưa bao giờ hút thuốc, đặc biệt là phụ nữ tại châu Á khi so sánh với các khu vực khác trên thế giới. Bệnh nhân mắc ung thư phổi mà không hút thuốc lá sẽ có xu hướng xuất hiện đột biến gen EGFR cao hơn.
Tiến sỹ Đặng Huy Quốc Thịnh cho hay để hướng tới mục tiêu giảm thiểu tử vong do ung thư phổi ở Việt Nam thì việc xét nghiệm đột biến gene hay dấu ấn sinh học là rất cần thiết, không chỉ ở giai đoạn muộn mà ngay cả ở giai đoạn sớm bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ vì sẽ giúp bác sỹ hiểu rõ đặc điểm của bệnh nhân và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Điều này không chỉ giúp cải thiện đáng kể hiệu quả điều trị, mà còn giúp giảm bớt gánh nặng cho hệ thống y tế khi phải điều trị cho bệnh nhân ở giai đoạn muộn.
Giáo sư Tetsuya Mitsudomi - Trung tâm Liên minh nghiên cứu toàn cầu và phẫu thuật lồng ngực (Bệnh viện Kindai, Nhật Bản) cho biết xét nghiệm dấu ấn sinh học định kỳ cho tất cả bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ ở châu Á có thể giúp cải thiện kết quả chẩn đoán, giảm thiểu các quy trình không cần thiết và đảm bảo lựa chọn phác đồ điều trị có lợi nhất cho từng bệnh nhân, từ đó mang lại kết quả tốt nhất cho họ.
Thực tế tại Việt Nam, trên 75% bệnh nhân mắc ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn di căn xa khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn và tiên lượng sống sau 5 năm chỉ khoảng 15%. Trong khi đó, nếu ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn sớm thì cơ hội điều trị khỏi với thời gian sống thêm dài hơn nhiều (tỷ lệ sống thêm sau 5 năm khi phát hiện ở giai đoạn I là từ 77%-92%).
Nguyên nhân nhiều trường hợp mắc ung thư phổi thường được phát hiện ở giai đoạn muộn là vì bệnh nhân ung thư phổi không có triệu chứng ở giai đoạn sớm hoặc triệu chứng không đặc hiệu và dễ bị bỏ sót ở giai đoạn muộn.
Theo Phó giáo sư Lê Thị Tuyết Lan - Chủ tịch Hội Hen-dị ứng-miễn dịch lâm sàng Thành phố Hồ Chí Minh, người bệnh khi đến khám tại bệnh viện với các triệu chứng hô hấp như ho, khó thở, đau ngực hay sụt cân khi chẩn đoán xác định ung thư phổi, hầu hết trường hợp kết quả trả về ở giai đoạn di căn tiến xa. Do đó, người có nguy cơ cao bị ung thư phổi nên được tầm soát để phát hiện sớm ung thư phổi ngay khi bệnh chưa có triệu chứng rõ rệt./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hội đồng Kinh doanh Đông Á khuyến nghị thúc đẩy kinh doanh 'phi giấy tờ'
- ·Quá chén dịp lễ, bị phạt 7 triệu đồng vì nồng độ cồn kịch khung
- ·Dân nghèo lo lắng khi phà qua sông Hậu dừng hoạt động
- ·Danh tính người Trung Quốc và 5 công nhân tử vong trong vụ nổ lò hơi
- ·Quản lý thị trường tổng kiểm tra xăng dầu cả nước: Tước giấy phép kinh doanh nhiều cửa hàng
- ·Thời tiết khắc nghiệt, các tỉnh lên phương án phòng chống hạn hán, thiếu nước
- ·Vụ nổ lò hơi 6 người tử vong: Công nhân làm ngày 1/5 chỉ được tính gấp đôi lương
- ·Dự báo thời tiết 2/5/2024: Miền Bắc mưa giông chiều tối, Nam Bộ có nơi hơn 39 độ
- ·Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu thân thiện môi trường
- ·Lời kể người bị lừa bán hết nhà cửa sang Thái Lan làm 'việc nhẹ, lương cao'
- ·Thủ tướng: Bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được để thiếu điện
- ·Xử phạt thanh niên vượt chốt kiểm tra nồng độ cồn, xúc phạm lực lượng công an
- ·Em bé Điện Biên hăng say tập luyện mừng đại lễ 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
- ·Sau mưa đầu mùa, xác cá chết lẫn rác thải nổi đầy kênh Nhiêu Lộc
- ·Vaccine Sputnik V do Việt Nam đóng ống được công nhân đạt tiêu chuẩn chất lượng
- ·Danh tính người Trung Quốc và 5 công nhân tử vong trong vụ nổ lò hơi
- ·'Cắn răng' mở máy lạnh, giảm chi tiêu vì lo hoá đơn điện tăng chóng mặt
- ·Vụ 2 người chết, 2 người bị thương ở Thủ Đức: 2 mẹ con đã qua cơn nguy kịch
- ·Chính phủ đồng ý miễn học phí đối với học sinh trung học cơ sở
- ·Dự báo thời tiết 8/5/2024: Nam Bộ nắng nóng kéo dài