【kèo paris saint germain】Quản trị yếu kém khiến doanh nghiệp Việt "chậm lớn"
Ngày 21/4,ảntrịyếukémkhiếndoanhnghiệpViệtquotchậmlớkèo paris saint germain tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) tổ chức “Diễn đàn Quản trị công ty – Công bố Báo cáo thường niên DN Việt Nam 2016/2017”.
Báo cáo thường niên DN Việt Nam 2016/2017 với chủ đề Quản trị công ty cho thấy, những vấn đề cố hữu của khu vực DN vẫn chưa được giải quyết như: năng suất lao động thấp, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, công nghệ còn lạc hậu, năng lực cạnh tranh yếu, thiếu vắng lực lượng DN có quy mô đủ lớn để hội nhập… Trong đó một trong những nguyên nhân cơ bản của những tồn tại trên đó là năng lực quản trị, đặc biệt là quản trị công ty của DN nước ta còn hạn chế.
Theo đánh giá của VCCI, trong quá trình hoàn thiện môi trường kinh doanh cho DN, khung quản trị công ty cũng từng bước được xây dựng, bổ sung và hoàn thiện. Theo bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI, quản trị công ty nếu thực hành tốt sẽ tạo được sự minh bạch, đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh và xây dựng được lòng tin của DN đối với các nhà đầu tư.
Cũng về vấn đề này, ông Vũ Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Ủy ban Chứng khoán nhà nước cho rằng, quản trị công ty tốt sẽ thu hút đầu tư, cải thiện hoạt động của DN. Chính vì thế, từ năm 2010 đến nay, Ủy ban Chứng khoán nhà nước đã xây dựng các chương trình để nâng cao nhận thức của thị trường, trong đó có việc ban hành Sổ tay hướng dẫn về Quản trị công ty; các biện pháp khuyến khích thị trường; từng bước hoàn thiện khung pháp lý về quản trị công ty.
Tuy nhiên, dù đã có thời gian phát triển tương đối dài, nhưng khái niệm quản trị công ty với nhiều lãnh đạo DN còn rất mới mẻ, lẫn lộn giữa quản trị công ty với quản trị tác nghiệp.
Kết quả khảo sát 400 DN theo mô hình hiện đại (công ty TNHH, công ty cổ phần, DN FDI) trong năm 2016 của VCCI cho thấy, 40% DN chỉ công bố Báo cáo tài chính; tỷ lệ DN chỉ công bố Báo cáo thường niên là 6,5%; tỷ lệ DN công bố cả Báo cáo tài chính và Báo cáo thường niên là gần 23%. Đặc biệt, có tới 30% DN không công bố báo cáo nào.
Theo bà Phạm Thị Thu Hằng, DN vẫn lúng túng chậm phản ứng với thay đổi môi trường kinh doanh, đặc biệt là bối cảnh khủng hoảng tài chính. Hơn nữa, quá trình thực hiện nguyên tắc quản trị công ty ở Việt Nam chưa tốt. Nếu so sánh với các nước, nhất là các nước trong khu vực thì Việt Nam mới ở mức độ trung bình chính. Do đó, DN Việt Nam chưa tạo ra niềm tin và chưa đưa ra hiệu quả tốt trong kinh doanh.
“Sự yếu kém về quản trị cũng làm cho DN Việt Nam “chậm lớn”, đông về số lượng nhưng yếu kém về chất lượng”, bà Hằng cho biết.
Từ thực trạng trên, các chuyên gia đều nhận định DN phải thay đổi việc quản trị công ty; áp dụng chuẩn mực kế toán Báo cáo tài chính quốc tế (IFRC); có những giải thưởng tôn vinh các DN thực hiện tốt quản trị công ty.
Theo bà Phạm Thị Thu Hằng, quản trị công ty tốt phải thực hiện trên thực tiễn của DN. Vì thế, bà Hằng đưa ra đề xuất thành lập Học viện Hội đồng thành viên quản trị để đào tạo cho thành viên, hội đồng thành viên quản trị những nguyên tắc về quản trị công ty tốt và trên cơ sở đó DN áp dụng vận hành tốt hơn.
Đặc biệt, ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước đánh giá, khuôn khổ pháp lý chỉ là cái tổi thiểu mà cần phải hướng tới nguyên tắc quản trị công ty, nên phải có bộ quy tắc quản trị để các DN phấn đấu, thực hành.
“Hiện Ủy ban Chứng khoán nhà nước đang phối hợp với IFC lấy ý kiến về dự thảo quy tắc quản trị công ty. Bộ quy tắc này sẽ sớm được hoàn thiện và ban hành trong năm nay”, ông Vũ Bằng nói.
Cũng tại tọa đàm, Hội đồng Tư vấn quốc gia về quản trị công ty đã được ra mắt. Đây là nỗ lực để tập hợp, phối hợp với tất cả các bên từ cơ quan quản lý cơ quan điều hành cho đến khối tư nhân từ công ty quản lý quỹ, các tổ chức kiểm toán, tổ chức trong nước ngoài nước, các chuyên gia trong lĩnh vực để cùng phối hợp hành động thúc đẩy hơn nữa phát triển quản trị công ty.
Chương trình hành động cho năm 2017 trước tiên là tập trung vào xây dựng và ban hành một bộ quy tắc về quản trị công ty. Bên cạnh đó, Hội đồng tư vấn cũng dự kiến triển khai một số nội dung quan trọng xây dựng thẻ điểm, quản trị công ty, tổ chức diễn đàn về quản trị công ty. Mục tiêu quan trọng nhất hướng tới hình thành một Học viện Quản trị công ty nhằm tăng cường hơn nữa việc đào tạo, tư vấn chính sách cho các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện việc quản trị công ty.
(责任编辑:La liga)
- ·Bộ Công Thương đề xuất phương án tinh gọn bộ máy, giảm gần 18% đầu mối
- ·Nghệ An: Khen thưởng Ban chuyên án thu giữ 700 kg ma túy đá
- ·Giải phóng khoáng sản "đắp chiếu" ở Cảng Cửa Lò
- ·5 năm nữa, dệt may chủ động nguyên phụ liệu
- ·Ngày 25/3 sẽ khôi phục dung lượng Internet qua cáp Liên Á
- ·TP.Hồ Chí Minh thu ngân sách 11 tháng ước đạt 88,34% dự toán
- ·Nhận định Nam Định vs Tampines Rovers, 19h ngày 6/11
- ·Bộ Tài chính lý giải về giá xăng
- ·Năm 2024: Long An xếp hạng 12 trong toàn quốc về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
- ·Công nghiệp Hà Nam: Khó khăn dần được tháo gỡ
- ·Xe khách đâm dải phân cách, lật ngang trên quốc lộ 1A
- ·Kết quả bóng đá Man City 1
- ·Hải quan bảo trì hệ thống dịch vụ công trực tuyến
- ·Trường hợp nào phải tham vấn khi thuế suất bằng 0%
- ·Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- ·Tổng cục Thuế: Đôn đốc thu hồi nợ thuế
- ·Khánh thành Nhà máy thủy điện cột nước thấp đầu tiên ở Việt Nam
- ·FIFA cấm HAGL chuyển nhượng quốc tế vô thời hạn
- ·Chủ tịch Hà Nội muốn biến bãi rác Nam Sơn thành công viên
- ·Tuyển Việt Nam, ai sẽ mang đến vận may cho HLV Kim Sang Sik