会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kèo nhà cái xem bóng đá】Tách bạch bảo quản xăng, dầu dự trữ quốc gia với hàng kinh doanh!

【kèo nhà cái xem bóng đá】Tách bạch bảo quản xăng, dầu dự trữ quốc gia với hàng kinh doanh

时间:2024-12-23 14:47:11 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:559次
Tách bạch bảo quản xăng, dầu dự trữ quốc gia với hàng kinh doanh

PV: Trong thời gian qua, quản lý xăng, dầu dự trữ nhà nước được vận hành theo những cơ chế, chính sách nào, thưa ông?

TS. Nguyễn Văn Bình: Theo quy định tại Điều 27, Luật Dự trữ quốc gia (DTQG), nhiên liệu là một trong 12 nhóm hàng thuộc Danh mục hàng DTQG. Căn cứ quy định của luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2013/NĐ-CP và Nghị định số 128/2015/NĐ-CP quy định chi tiết Danh mục hàng DTQG và phân công bộ, ngành quản lý hàng DTQG. Theo đó, nhóm hàng nhiên liệu DTQG được Chính phủ quy định chi tiết thành 6 mặt hàng cụ thể và phân công cho 2 bộ quản lý. Bộ Công thương quản lý xăng ô tô, dầu diesel, mazut, dầu thô và nhiên liệu dùng cho máy bay dân dụng. Bộ Quốc phòng quản lý nhiên liệu chuyên dùng cho quân sự, xăng ô tô và dầu diesel.

Tách bạch bảo quản xăng, dầu dự trữ quốc gia với hàng kinh doanh
TS. Nguyễn Văn Bình

Do tính chất đặc thù của mặt hàng nên xăng, dầu DTQG được quản lý theo quy chế riêng. Trong giai đoạn từ 2010 đến tháng 6/2020, xăng dầu DTQG được quản lý theo quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 31/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Từ tháng 7/2020 đến nay, xăng dầu DTQG được quản lý theo quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 16/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ…

Ngoài các quy định pháp luật nêu trên, việc quản lý xăng dầu DTQG vẫn phải tuân thủ quy định hướng dẫn chung về quản lý hàng DTQG, tại các thông tư của Bộ Tài chính như: Thông tư số 145/2013/TT-BTC hướng dẫn kế hoạch DTQG và ngân sách nhà nước chi cho DTQG; Thông tư số 89/2015/TT-BTC hướng dẫn nhập, xuất, mua, bán hàng DTQG; Thông tư số 172/2013/TT-BTC về thuê bảo quản hàng DTQG; Thông tư số 130/2014/ TT-BTC về quản lý chất lượng hàng DTQG và các thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về xăng, dầu DTQG.

PV: Trên cơ sở các quy định về pháp luật, công tác quản lý xăng, dầu DTQG được triển khai như thế nào, thưa ông?

TS. Nguyễn Văn Bình: Theo chiến lược và pháp luật DTQG hiện hành thì nhóm hàng là nhiên liệu DTQG bao gồm: xăng ô tô, dầu diesel, dầu mazut, dầu thô. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, Việt Nam chỉ dự trữ xăng ô tô, dầu diesel và nhiên liệu dùng cho máy bay dân dụng; không còn dự trữ dầu mazut và chưa từng dự trữ dầu thô.

Xăng dầu DTQG là nhóm hàng duy nhất trong danh mục hàng DTQG được quản lý theo quy chế quản lý riêng. Quy chế quản lý xăng dầu DTQG quy định nguyên tắc quản lý xăng dầu từ khâu nhập, xuất luân phiên đổi hàng, xuất sử dụng; hợp đồng thuê bảo quản, quản lý chất lượng; quản lý danh mục và chủng loại; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước và quản lý chi phí nghiệp vụ; quy hoạch hệ thống kho; chế độ thông tin báo cáo; đồng thời, quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc tổ chức quản lý và điều hành DTQG về xăng dầu, tạo cơ sở pháp lý để quản lý chặt chẽ, an toàn, hiệu quả nguồn lực xăng dầu dự trữ.

Xăng dầu DTQG hiện nay được quản lý theo hai phương thức là tự bảo quản và thuê bảo quản. Bộ Quốc phòng giao cho các đơn vị quân đội trực tiếp bảo quản (tự bảo quản). Bộ Công thương ký các hợp đồng thuê doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bảo quản (thuê bảo quản).

Hiện nay, quản lý xăng dầu DTQG dù thực hiện theo phương thức nào thì vẫn phải bảo đảm nguyên tắc quản lý chặt chẽ về số lượng và chất lượng; phải cất giữ riêng đúng địa điểm quy định; bảo quản theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và định mức kinh tế - kỹ thuật hàng DTQG do Bộ Tài chính ban hành; phải sử dụng đúng mục đích, không được sử dụng xăng dầu DTQG để kinh doanh; hệ thống kho chứa phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch được duyệt và tiêu chuẩn theo quy định...

Khác với các mặt hàng DTQG khác, xăng dầu DTQG là mặt hàng duy nhất có cơ chế luân phiên đổi hàng định kỳ mà ngân sách nhà nước không phải cấp kinh phí cho việc xuất luân phiên đổi hàng. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý xăng dầu DTQG chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng trong quá trình bảo quản, nhập, xuất luân phiên đổi hàng.

PV: Theo ông, trong thời gian tới, cần có những giải pháp gì để tăng cường quản lý nhà nước đối với xăng dầu DTQG?

TS. Nguyễn Văn Bình:Về quy định pháp luật, hiện nay, xăng dầu DTQG chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và định mức kinh tế - kỹ thuật hàng DTQG để quản lý. Do chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý xăng dầu DTQG nên phải vận dụng quy định tại Thông tư số 43/2015/TT-BCT để tính mức hao hụt xăng dầu DTQG là chưa bảo đảm cơ sở pháp lý và tính chính xác. Vì vậy, các bộ, ngành quản lý xăng dầu DTQG cần sớm xây dựng, hoàn thiện gửi Bộ Tài chính ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng dầu DTQG; đồng thời sớm triển khai xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý xăng, dầu DTQG để Bộ Tài chính xem xét, ban hành theo thẩm quyền quy định tại Luật DTQG.

Việc bảo quản xăng dầu DTQG theo phương thức thuê bảo quản hiện nay còn tình trạng chứa chung bồn bể với xăng dầu kinh doanh, chưa đúng nguyên tắc quy định, gây khó khăn cho cơ quan quản lý trong kiểm soát. Đây là vấn đề đặc thù trong quản lý xăng dầu DTQG lịch sử để lại. Việc chứa chung bồn bể với xăng dầu kinh doanh dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát, không bảo đảm nguyên tắc “hàng DTQG phải được cất giữ riêng” và “không được sử dụng hàng DTQG để kinh doanh” quy định tại Luật DTQG.

Để khắc phục những bất cập trên, trong thời gian tới, cần có giải pháp đồng bộ triển khai theo phương án tách bạch xăng dầu DTQG với xăng dầu kinh doanh của doanh nghiệp, bảo đảm đúng nguyên tắc bảo quản hàng DTQG quy định tại Luật DTQG và công khai, minh bạch trong ký kết và thực hiện các hợp đồng thuê bảo quản.

Về mức DTQG, hiện nay, nước ta mới chỉ dự trữ được xăng dầu thành phẩm mà chưa đưa vào dự trữ được dầu thô, do khả năng cân đối ngân sách chưa thể đáp ứng và các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ bảo quản chưa bảo đảm.

Do đó, thời gian tới, cần tăng cường DTQG về xăng dầu theo hướng từng bước tăng tổng mức dự trữ xăng dầu và thực hiện DTQG đối với dầu thô. Trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách nhà nước hàng năm, cần quan tâm bố trí tăng dần ngân sách để mua bù xăng dầu DTQG bị hao hụt qua nhiều năm bảo quản và có giải pháp huy động nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng kho chứa, tạo điều kiện để sớm đưa dầu thô vào DTQG; Phấn đấu nâng dần mức DTQG về xăng dầu để bảo đảm mức dự trữ chiến lược xăng dầu đạt tối thiểu 90 ngày nhập ròng theo Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030 đã đề ra.

PV: Xin cảm ơn ông!

Dự trữ quốc gia xăng dầu thành phẩm mới đạt khoảng 80%
so với mức mục tiêu đề ra

Mức dự trữ quốc gia xăng dầu thành phẩm hiện nay mới đạt khoảng 80% so với mức mục tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020 và đạt khoảng 28% so với mức mục tiêu đề ra tại Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Lời khẩn cầu từ đứa bé vô danh
  • Đại lý 4S VW Autohaus lớn nhất Việt Nam của Volkswagen đi vào hoạt động
  • Nhật Bản ngăn chặn hoạt động bán lại hàng miễn thuế
  • Quảng Ninh ủng hộ Quỹ vắc
  • Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 6 (Lần 2)
  • Ca tử vong thứ 59 do Covid
  • Hà Nội: Không được xem nhẹ công tác phòng, chống dịch tại các điểm thi
  • Đấu giá cổ phần qua HNX đã đạt 6.400 tỷ đồng
推荐内容
  • Con ung thư thiếu tiền biết cầu xin ai!
  • NSƯT Phương Hồng Thủy: Tình duyên lận đận, tuổi U70 an nhàn bên chồng Việt Kiều
  • Tiêu dùng tư nhân sẽ thúc đẩy kinh tế Đức tăng trưởng cao trở lại
  • Rút ngắn thời gian giải quyết hoàn thuế nhờ ứng dụng CNTT
  • Hồ Đầm Hồng (Hà Nội) sẽ được cứu
  • Porsche Mission E Cross Turismo: Dòng xe điện thể thao mang phong cách sống năng động