会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỷ số vigo】Tăng trưởng kinh tế chưa quay lại quỹ đạo cần thiết!

【tỷ số vigo】Tăng trưởng kinh tế chưa quay lại quỹ đạo cần thiết

时间:2024-12-23 21:24:59 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:948次

Sáng 13/5,ăngtrưởngkinhtếchưaquaylạiquỹđạocầnthiếtỷ số vigo bắt đầu phiên họp thứ 33, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét các báo cáo đánh giá bổ sung kết quả kinh tế - xã hội (KT-XH) và ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023; tình hình phát triển KT-XH và NSNN những tháng đầu năm 2024.

12 kết quả nổi bật và 5 hạn chế, khó khăn

Theo báo cáo của Chính phủ, những tháng đầu năm, mặc dù thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khó lường, nhưng ở trong nước tăng trưởng kinh tế tiếp tục phục hồi, các hoạt động KT-XH diễn ra sôi động. Theo đó, báo cáo đã khái quát 12 kết quả nổi bật và 5 hạn chế khó khăn.

Về kết quả nổi bật, Chính phủ cho biết, tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy, ổn định kinh tế vĩ mô được giữ vững, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục chuyển biến tích cực.

Công tác rà soát, hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được quan tâm, tập trung chỉ đạo. Các công trình, dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia, nhất là các dự án giao thông, năng lượng... được tập trung chỉ đạo, đôn đốc tiến độ.

Bên cạnh đó, chương trình tăng năng suất lao động quốc gia đến năm 2030 được quyết liệt triển khai. Đặc biệt, các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm và tiếp tục là điểm sáng. Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm các nước đang phát triển có chỉ số phát triển con người cao.

Đời sống người dân được nâng lên. Theo kết quả sơ bộ từ khảo sát mức sống dân cư 2024, thu nhập bình quân đầu người quý I/2024 ước đạt 5,2 triệu đồng/tháng, tăng khoảng 8% so với quý trước và tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023…

Tăng trưởng kinh tế chưa quay lại quỹ đạo cần thiết
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày tại phiên họp.

Về khó khăn, hạn chế, Chính phủ đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn. Cầu tiêu dùng trong nước tính chung 4 tháng tăng thấp hơn cùng kỳ năm 2023 và giai đoạn 2015 - 2019. Trong 4 tháng đầu năm, có hơn 86,3 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 12,2% so với cùng kỳ. Đầu tư khu vực tư nhân phục hồi còn chậm. Tăng trưởng tín dụng chưa cao, tiếp cận vốn tín dụng còn khó khăn.

Ổn định kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro; áp lực lạm phát, tỷ giá là vấn đề cần quan tâm. Tốc độ tăng CPI bình quân 04 tháng tăng 3,93% so với cùng kỳ, gần cận dưới mục tiêu Quốc hội đề ra (4,0 - 4,5%). Thị trường tài chính, tiền tệ, hệ thống ngân hàng còn tiềm ẩn rủi ro; tỷ lệ nợ xấu nội bảng tiếp tục tăng, đến cuối tháng 2 là 4,92%.

Một số cơ chế, chính sách, quy định, thủ tục hành chính vẫn chậm được sửa đổi, còn gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân. Tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm chưa được xử lý dứt điểm; kỷ luật, kỷ cương hành chính có lúc có nơi còn chưa nghiêm.

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế đồng tình với nhiều kết quả đạt được. Đồng thời, để đánh giá toàn diện hơn, cơ quan thẩm tra cũng đề nghị Chính phủ quan tâm, đánh giá kỹ hơn một số vấn đề.

Theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế, trong các động lực tăng trưởng truyền thống (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu), ngoại trừ xuất khẩu hàng hóa có mức tăng trưởng ấn tượng 15% trong 4 tháng đầu năm 2024, cầu tiêu dùng tăng 5,3% thấp hơn kỳ vọng, cầu đầu tư tư nhân tăng thấp 4,2%; tình trạng nhập siêu dịch vụ chưa được cải thiện, quý I/2024 nhập siêu dịch vụ là 2,33 tỷ USD.

Cụ thể, Ủy ban Kinh tế đánh giá tốc độ tăng trưởng GDP quý I/2024 dù cải thiện nhưng chưa có sự đột phá, chưa quay lại quỹ đạo cần thiết, chưa đủ để tạo ra những bước đột phá cho phát triển bền vững và chưa thể giúp nước ta thoát khỏi nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Các cực tăng trưởng chưa thực sự phát huy được vai trò liên kết và thúc đẩy các vùng, đồng thời, cũng chịu tác động từ sự suy giảm chung của kinh tế trong nước và thế giới. Tổng cầu trong nước yếu, chậm hồi phục trong bối cảnh áp lực lạm phát có dấu hiệu tăng.

Hầu như toàn bộ khâu vận chuyển hàng hóa, dịch vụ logistics, bảo hiểm vận tải đều do doanh nghiệp nước ngoài đảm nhận. Ngành khai khoáng suy giảm trong khi công nghiệp chế biến, chế tạo chưa lấy lại đà tăng trưởng cao như giai đoạn trước dịch Covid-19.

Tình trạng đầu cơ đất đai gây nhiều hệ lụy

Vấn đề thứ hai là hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (86,4 nghìn doanh nghiệp) cao hơn số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường (81,3 nghìn doanh nghiệp).

Trong khi đó, thị trường tài chính, tiền tệ còn tiềm ẩn rủi ro, thách thức, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng đã buộc các tổ chức tín dụng phải có giải pháp kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động cho vay để giảm bớt rủi ro.

Tăng trưởng tín dụng thấp trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đã giảm cho thấy khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của doanh nghiệp còn hạn chế. Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) cao với khối lượng TPDN riêng lẻ đáo hạn trong năm 2024 khoảng 300 nghìn tỷ đồng (cao nhất trong 3 năm gần đây) trong đó nhóm bất động sản chiếm khoảng 44,2%.

Tăng trưởng kinh tế chưa quay lại quỹ đạo cần thiết
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra tại phiên họp

Mặc dù thị trường bất động sản có tín hiệu phục hồi, song Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo nêu rõ còn khó khăn nhất là về quy trình, thủ tục phát triển các dự án nhà ở xã hội (NOXH), xuất hiện tình trạng “lách luật” để đầu tư, mua bán căn hộ NOXH… Giá nhà chung cư, kể cả NOXH tại một số địa bàn tăng cao đột biến do nguồn cung khan hiếm, cơ cấu sản phẩm trên thị trường mất cân đối. Giá đất nền có dấu hiệu tăng trở lại ở các thành phố lớn, thậm chí tăng giá cao cục bộ do đầu cơ gây ảnh hưởng đến nhu cầu về nhà ở của người dân, người lao động.

Xét ở khía cạnh những hệ lụy từ tình trạng đầu cơ đất đai, có ý kiến đề nghị Chính phủ đánh giá và có giải pháp ổn định tình hình, đồng thời đề nghị Chính phủ chỉ đạo thanh tra toàn diện công tác phát triển NOXH trong thời gian qua, xác định vướng mắc, bất cập, vi phạm, tiêu cực để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Theo Ủy ban Kinh tế, nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua có nguyên nhân chủ quan và khách quan. Về chủ quan, công tác dự báo còn hạn chế, vai trò quản lý nhà nước, phản ứng chính sách, sự phối hợp của một số bộ, ngành trong một số trường hợp chưa kịp thời, có nơi, có lúc còn bị động, hiệu quả chưa cao.

Vẫn còn tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức ở trung ương và địa phương chưa quyết liệt, nhạy bén, kịp thời, trách nhiệm với nhiệm vụ, còn tâm lý né tránh, đùn đẩy công việc, thiếu trách nhiệm gây ách tắc, trì trệ trong giải quyết công việc.

Từ những tồn tại này, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ nhận diện đầy đủ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế của nền kinh tế, làm rõ nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan, bài học kinh nghiệm để có giải pháp khắc phục.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Quảng Ninh: Mưa lớn, tàu du lịch bị chìm do không thoát nước kịp
  • Tập đoàn Hà Đô thay đổi lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết
  • Kiểm tra môi trường du lịch
  • Tập đoàn Hà Đô thay đổi lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết
  • Thường vụ Quốc hội giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước
  • Kết nối phát triển du lịch Bình
  • Chứng khoán 10/9: Cổ phiếu dầu khí dẫn dắt HNX phục hồi mạnh
  • Huy động thành công 5.425 tỷ đồng trái phiếu chính phủ
推荐内容
  • Sầm Sơn – Thanh Hóa: Thị trường bất động sản mở ra địa hạt mới cho nhà đầu tư nhạy bén
  • Chống buôn lậu, gian lận xuất xứ  trong thực thi các FTA
  • Tập đoàn Hóa chất Việt Nam được chào bán hơn 2,3 triệu cổ phiếu
  • Giá bạc hôm nay 25/10/2024: Bạc tăng "nóng" cùng giá vàng, cơ hội đầu tư lớn
  • Vụ án Nhật Cường: Sẽ kết thúc vào quý III
  • Hải quan TP Hồ Chí Minh: Xử lý, thu hồi trên 180 tỷ đồng nợ thuế