【soi kèo colo colo】Sẽ mở rộng cơ chế một cửa về hàng không, đường bộ trong năm 2017
Theo nội dung của cuộc họp, hai bên sẽ thông tin về kết quả thực hiện, tiến độ, những khó khăn, vướng mắc, đồng thời bàn kế hoạch tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và kế hoạch triển khai các giải pháp trong thời gian tiếp theo nhằm mục tiêu triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN đúng kế hoạch. Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết, hiện nay tiến độ thực hiện đang chậm. Nếu không nỗ lực, đến cuối 2017 sẽ có rất ít thủ tục được đưa vào Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN.
Bên cạnh đó, tại cuộc họp, hai bên cũng bàn về hoạt động kiểm tra chuyên ngành, những vướng mắc cần tháo gỡ để đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 30 - 35% xuống còn 15% theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Trao đổi tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, hiện nay cả nước có 25 cảng vụ hàng hải làm thủ tục thông quan. Hồ sơ đăng ký thủ tục thông quan điện tử qua một cửa quốc gia tại các cảng vụ từ chỗ đạt 50-60% đến nay đã đạt trên 90% và đối tượng tham gia ngày càng tăng lên.
Tuy nhiên, cũng theo đại diện Bộ GTVT, hiện nay mới chỉ có 9/25 cảng vụ thực hiện được cơ chế một cửa, các cảng vụ còn lại chưa thực hiện được do chưa thống nhất được với các cơ quan liên quan như Biên phòng, Y tế, Hải quan cũng như chưa bố trí đựoc kinh phí để triển khai.
Thông tin cụ thể về những kết quả đạt được, những vướng mắc trong thực hiện cơ chế một cửa của Bộ GTVT trong thời gian qua, ông Phạm Duy Ninh, Giám đốc Trung tâm CNTT - Bộ GTVT cho biết, hiện Bộ GTVT có 12 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 tham gia thí điểm Cơ chế một cửa quốc gia (bao gồm: hàng hải 5 thủ tục; đăng kiểm 5 thủ tục; đường thủy nội địa 2 thủ tục).
Tính đến ngày 26/6/2017, đã hoàn thành giải quyết 93.268/105.268 hồ sơ nộp trực tuyến về lĩnh vực hàng hải (đạt tỷ lệ 90,31%). Theo báo cáo của các cảng vụ Hàng hải đã triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, hầu hết các hồ sơ đều thực hiện qua phương thức trực tuyến.
Bên cạnh đó, ông Phạm Duy Ninh cho biết đã có 29.510 hồ sơ được giải quyết trên tổng số 30.969 hồ sơ nộp trực tuyến về lĩnh vực đăng kiểm (đạt tỷ lệ 95,29%), cấp 276.569 giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật bảo vệ môi trường. Từ tháng 10/2015 cơ quan Đăng kiểm Việt Nam đã hoàn toàn tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả theo hình thức trực tuyến, không còn hồ sơ nộp trực tiếp.
Đối với lĩnh vực đường thủy nội địa, do việc phối hợp của các bộ (Quốc phòng, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trên cổng thông tin một cửa quốc gia chưa đồng bộ nên kết quả triển khai còn hạn chế.
Về các khó khăn vướng mắc, đại diện Trung tâm CNTT cho biết, mặc dù thời gian qua Bộ GTVT đã tích cực phối hợp với Tổng cục Hải quan và các đơn vị liên quan triển khai thí điểm Cơ chế một cửa quốc gia, bước đầu đạt được những kết quả nhất định, được các doanh nghiệp hưởng ứng và đánh giá cao, nhưng trong quá trình triển khai vẫn gặp một số khó khăn, vướng mắc như: hiện mới chỉ triển khai được 9/25 cảng vụ Hàng hải, còn 16/25 cảng vụ chưa được triển khai vì vậy còn tồn tại tình trạng tàu thuyền thực hiện giải quyết thủ tục ở cảng vụ này theo phương thức trực tuyến nhưng ở cảng vụ khác lại phải khai giấy và nộp trực tiếp.
Bên cạnh đó, để giải quyết hoàn thành thủ tục hành chính cho một tàu thuyền nhập, xuất hoặc quá cảnh tại các cảng biển Việt Nam cần sự phối hợp của nhiều bộ: Bộ Tài chính, Bộ GTVT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng.
Tuy nhiên hiện nay, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng (Bộ Quốc phòng) đang thí điểm biên phòng điện tử tại 7 khu vực cảng biển và chưa thực hiện trao đổi thông tin với Cổng thông tin một cửa quốc gia nên doanh nghiệp vẫn phải khai hồ sơ trực tuyến trên hai hệ thống: Cổng thông tin một cửa quốc gia và hệ thống biên phòng điện tử.
Ngoài ra, ngày 10/5/2017 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải (thay thế Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012) có hiệu lực từ ngày 1/7/2017, theo đó các quy định về thành phần hồ sơ, biểu mẫu của 5 thủ tục hàng hải tham gia Cơ chế một cửa quốc gia có thay đổi dẫn đến phải có sự thay đổi để nâng cấp hệ thống CNTT. Cục Hàng hải Việt Nam, Tổng cục Hải quan và Trung tâm CNTT đã họp bàn và đề xuất lùi chuyển tiếp thực hiện các thủ tục điện tử hiện nay đến ngày 1/8/2017.
Đại diện Trung tâm CNTT cũng kiến nghị Bộ GTVT cần tiếp tục mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia lĩnh vực hàng hải, đăng kiểm, đường thủy nội địa đã tham gia Cơ chế một cửa quốc gia ra phạm vi toàn quốc. Bên cạnh đó cần triển khai Cơ chế một cửa quốc gia lĩnh vực hàng không trong năm 2017 và trong lĩnh vực đường bộ trong giai đoạn quốc gia của Bộ GTVT.
Phát biểu tại buổi làm việc, đánh giá cao những nỗ lực và kết quả thực hiện Cơ chế một cửa của Bộ GTVT, Thứ trưởng Vũ Thị Mai đề nghị lãnh đạo Bộ GTVT tiếp tục quan tâm, quyết liệt chỉ đạo để kế hoạch 2017 -2018 được thực hiện đúng tiến độ, tiếp tục là đơn vị đi đầu trong thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo các cơ quan thực hiện phối hợp với Bộ Tài chính để giải quyết.
Thứ trưởng Vũ Thị Mai cũng cho biết, sẽ báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính về vấn đề kinh phí để sớm có hướng dẫn cho kế hoạch năm 2018. Đối với kế hoạch năm 2017, trước mắt, Bộ GTVT cần huy động, bố trí tối đa các nguồn kinh phí hiện có để đảm bảo kế hoạch.
Trao đổi tại cuộc họp về việc thực hiện Nghị định 58, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết, Nghị định có hiệu lực từ 1/7/2017, do đó sẽ dẫn tới những vướng mắc khi thực hiện cơ chế một cửa quốc gia vì nhiều nội dung không thể kịp thực hiện. Bộ Tài chính dự kiến sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Nghị định 58 để có giải pháp, lộ trình chuyển tiếp phù hợp.
Kết thúc cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định Bộ GTVT sẽ xây dựng lộ trình cụ thể thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia của cả 5 lĩnh vực hàng hải, đăng kiểm, đường thủy nội địa, đường bộ và hàng không. Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cũng đề nghị Tổ công tác thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia của hai Bộ cần tăng cường họp giao ban, thường xuyên trao đổi, kịp thời phát hiện các khó khăn, vướng mắc và tham mưu cho lãnh đạo hai Bộ hướng giải quyết, tháo gỡ nhanh những khó khăn vướng mắc phát sinh.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tang thương cảnh chồng chết, vợ bệnh tim, con thơ èo uột
- ·Bảo hiểm Bảo Việt
- ·Thị trường hàng hoá hôm nay ngày 12/8/2023 và nhìn lại tuần qua: Giá nhiều mặt hàng suy giảm
- ·Bế mạc Khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên Việt Nam ở nước ngoài
- ·Đứa trẻ lên 5 và nỗi ám ảnh mang tên ung thư
- ·Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 13/8/2023: Tỷ giá Yen Nhật, Yen/VND có khả năng tiếp tục mất giá
- ·Tài xế say xỉn lái xe đâm hơn 30 ô tô khác ở Đức
- ·Gợi ký ức về
- ·Hôm nay, bắt đầu lấy ý kiến nhân dân về Luật Đất đai (sửa đổi)
- ·Nhiều chính sách mới về lao động, bảo hiểm có hiệu lực
- ·Giá vàng hôm nay 16/7/2024: Vàng nhẫn tiến gần mức 78 triệu đồng/lượng
- ·BIC lần đầu tham gia Câu lạc bộ 500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế
- ·Tháng Giêng xanh
- ·Giúp hội viên nông dân giảm nghèo bền vững
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính dự các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Võ Văn Kiệt
- ·VPBank ra mắt thương hiệu tài chính dành riêng cho thế hệ sống bứt phá
- ·Thị trường hàng hoá hôm nay ngày 5/8/2023 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu WTI chốt ở mức gần 82 USD
- ·Vui vì được tăng ca
- ·Giá xăng dầu hôm nay 09/8/2024: Thế giới và trong nước trái chiều
- ·Đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trong dịp Tết Nguyên đán 2022