【bảng xếp hạng 2 phần lan】Dựng lều tre, nứa cách ly người dân về quê là phản cảm!
Về quê nhà ăn Tết,ựnglềutrenứacáchlyngườidânvềquêlàphảncảbảng xếp hạng 2 phần lan hàng trăm người dân xã Thanh Phong, huyện Như Xuân, Thanh Hóa phải cách ly y tế trong các khu lều lán bằng tre, nứa, bạt. Theo lãnh đạo xã, đây là cách làm linh hoạt của chính quyền địa phương, có sự đồng ý của người dân có con em xa quê trở về.
Địa phương lý giải, Thanh Phong là xã miền núi, đặc thù nhà dân hầu hết không có phòng riêng, nhà riêng đảm bảo các điều kiện cách ly phòng chống dịch nên chính quyền và người dân thống nhất tận dụng vật liệu có sẵn ở địa phương, dựng lều lán làm nơi cách ly cho người dân khi về quê ăn Tết.
Hơn 60 phòng lều lán được địa phương dựng lên để cách ly người từ vùng dịch về quê. Ảnh: Lê Dương |
Xã chọn khuôn viên của 2 nhà văn hóa thôn để dựng các dãy lều lán từ tre, luồng và lá cọ, ngăn thành 60 phòng riêng biệt, mỗi phòng rộng 5m2/1 người. Từ giữa tháng 1/2022 đến nay, trên địa bàn xã đã có khoảng 300 người dân trở về quê ăn Tết, trong đó có khoảng 200 người thuộc diện cách ly 7 ngày tại nhà, đều cách ly ở lán hoặc nhà văn hóa thôn.
Việc này đã gây phản ứng trái chiều trong dư luận. Liên quan đến vấn đề trên, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết, theo quy định của Bộ Y tế và Nghị quyết 128 của Chính phủ, địa phương làm như vậy là không đúng.
PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh, Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong nước về quê nhân dịp Tết Nguyên đán 2022.
Theo đó, người dân về quê cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 gồm thực hiện 5K, tự theo dõi sức khỏe, không phải cách ly y tế. Nếu có biểu hiện nghi ngờ mắc Covid-19 như sốt, ho, khó thở... người dân hạn chế tiếp xúc và hạn chế đi lại, thông báo ngay cho y tế địa phương để được hướng dẫn, xét nghiệm SARS-CoV-2 và xử trí theo quy định.
“Như vậy, chiếu theo quy định của Bộ Y tế, việc địa phương dựng lều cách ly người dân về quê là phản cảm, sai quy định, ảnh hưởng đến người dân”, ông Phu khẳng định.
PGS.TS Trần Đắc Phu phân tích, chính quyền dựng lán trại bắt người dân làm ăn xa trở về địa phương cách ly về mặt thực tiễn là không cần thiết.
Hiện nay, tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tại các tỉnh, thành đã đạt tỉ lệ cao. Người từ 18 tuổi trở lên được tiêm 1 mũi đạt 100%, tiêm đủ 2 mũi đạt 95,6%, tiêm mũi 3 đạt 18,6%; trẻ em (12-17 tuổi) tiêm mũi 1 đạt 94,1%, tiêm đủ 2 mũi đạt 82,2%.
Bên cạnh đó, chúng ta đã chuyển hướng chống dịch từ "Zero Covid", sang "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch", trong đó nới lỏng tất cả các hoạt động kể cả đi lại, kiểm soát rủi ro. Vì vây, chính quyền nên tạo điều kiện cho người dân về quê ăn Tết để giữ gìn văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Vì vậy việc địa phương buộc những người về quê ăn Tết không phải bị nhiễm Covid-19 mà bắt họ cách ly tại lán trại của xã dựng lên là sai quy định và không cần thiết.
Các chuyên gia cho rằng, đây là việc làm không hiệu quả, sai với quy định của Bộ Y tế và Chính phủ |
PGS.TS Trần Đắc Phu cũng khuyến cáo, khi về quê ăn Tết, người dân vẫn không nên lơ là các biện pháp phòng bệnh.
Người dân cần thực hiện các biện pháp 5K, hạn chế đi lại, thăm hỏi và tụ tập ăn uống vì quá trình ăn uống không thực hiện 5K, nguy cơ lây nhiễm cao. Ngoài ra, chúng ta cần chuẩn bị các kiến thức phòng tránh dịch, khai báo y tế đầy đủ. “Đặc biệt, bạn cũng nên chuẩn bị tình huống nếu mình trở thành F0 thì phải xử lý như thế nào?”, PGS.TS Phu nhấn mạnh.
Về việc có nên xét nghiệm trước khi về quê, PGS.TS Trần Đắc Phu nói: “Theo tôi việc này không cần thiết, bạn nên xét nghiệm khi bản thân có các triệu chứng nghi ngờ. Tuy nhiên, người dân phải tuyệt đối tuân thủ nghiêm 5K mọi chỗ, mọi nơi, hạn chế tiếp xúc”.
Đồng quan điểm PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội cũng cho rằng, việc cách ly trên tại Thanh Hóa không cần thiết, gây phiền hà cho người dân.
Theo TS Hùng, yêu cầu người dân cách ly khi về quê không có nhiều hiệu quả phòng chống dịch. Điều cốt lõi là cần thích ứng an toàn trong điều kiện mới và nâng cao thói quen phòng ngừa, giúp người dân được về quê đón Tết an toàn.
PGS Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương, cũng chia sẻ các biện pháp phòng dịch khi về quê dịp Tết. Bước 1: Về công tác chuẩn bị, người dân cần: - Nắm vững các quy định của địa phương (thường trên trang web của tỉnh/TP), hỏi người thân ở nhà về việc cách ly nếu về quê. - Biết được nơi mình đang sống thuộc nguy cơ nào bằng cách truy cập vào bản đồ Covid-19 của TP mình đang sống để kiểm tra. Ví dụ ở Hà Nội có thể truy cập vào website https://covidmaps.hanoi.gov.vn. - Chuẩn bị khẩu trang (vải/y tế), dung dịch sát khuẩn tay (nên loại nhỏ để trong người). - Mỗi người nên chuẩn bị sẵn 1 test nhanh kháng nguyên Covid-19. - Người về nên là người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19, người chưa tiêm hoặc có bệnh nền thì không nên về. Bước 2: Hành trình di chuyển về nhà: - Nếu có điều kiện nên thực hiện test nhanh trước khi về quê. - Các phương tiện được ưu tiên theo thứ tự: Xe riêng (ôtô, xe máy) → Máy bay → Tàu hỏa → Xe khách. - Đeo khẩu trang trong suốt hành trình di chuyển, chỉ mở khi không có tiếp xúc người khác, bỏ khẩu trang khi về đến nhà. - Mở cửa kính xe khách, taxi thoáng khí (nếu được) hoặc có khoang riêng (tàu). - Ăn uống dọc đường cần đảm bảo 5K - Khai báo hành trình trên app PC-Covid. Bước 3: Khi về quê, người dân cần làm: - Khai báo y tế đầy đủ trên app PC-Covid. - Hạn chế tối đa việc đi chúc Tết, tiếp khách nơi thoáng mát. - Thực hiện 5K ở mức cao nhất có thể. - Nguy cơ cao lây nhiễm khi: Có tiếp xúc với người có triệu chứng hô hấp; giao tiếp không khẩu trang trong phòng kín như liên hoan, hát karaoke, ngủ cùng... - Khi nghi ngờ có dấu hiệu mắc Covid-19 thì nên sử dụng test nhanh, hạn chế giao tiếp, xin tư vấn chuyên môn. Bước 4: Khi quay trở lại các tỉnh, thành sau nghỉ Tết: - Khai báo hành trình trên PC-Covid. - Di chuyển như khi về quê - Nếu mắc Covid-19 thì phải báo với bà con ở quê, lực lượng y tế để xử lý theo quy định. |
Ngọc Trang
Bộ Y tế: Không cách ly người dân về quê ăn Tết
Ngày 22/1, Bộ Y tế có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, yêu cầu tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong nước được về quê nhân dịp Tết nguyên đán.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nuôi bồ câu thương phẩm lợi nhuận 20 triệu đồng/tháng
- ·Chế độ bồi dưỡng đối với giám định viên pháp y
- ·Cắm cành trường xuân, lưỡi hổ giải độc không khí trong nhà
- ·Nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường, thị trấn
- ·Dự án giáo dục tài chính Cha
- ·Thiết bị, dụng cụ thể thao ngoài trời
- ·Tử vong do uống thuốc trừ sâu?
- ·Trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP của Bộ Y tế
- ·Cần nhận thức đúng chế độ dân chủ của xã hội ta ngày nay
- ·“Nhanh tay” hại thân
- ·Phát điên vì bị chồng kiểm soát chặt
- ·Người khuyết tật ở Đồng Xoài
- ·Tăng mức phạt lái xe uống rượu bia, xe máy đi vào đường cao tốc
- ·Ngăn chặn tình trạng trục lợi chế độ thai sản
- ·Bán lẻ hồi phục, chuỗi WinMart có lợi nhuận 2 tháng liên tiếp
- ·Dễ dàng tìm mua chất tạo nạc để nuôi "heo khủng"
- ·Đi xe máy buông tay quay clip, phạt 6 triệu đồng
- ·Bí quyết trường thọ của những cụ trên trăm tuổi
- ·Giá xăng dầu hôm nay 11/9/2023: Thế giới giảm, trong nước thế nào?
- ·Vì người đó là mẹ anh