会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【giải quốc gia thổ nhĩ kỳ】Trung Quốc với tham vọng biến sa mạc thành đất canh tác!

【giải quốc gia thổ nhĩ kỳ】Trung Quốc với tham vọng biến sa mạc thành đất canh tác

时间:2024-12-23 21:33:55 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:182次

Trung Quốc vừa kết thúc chiến dịch giảm thiểu sa mạc hóa bằng việc khép kín vành đai cây xanh dài 3.000km bao quanh sa mạc lớn nhất nước này sau 46 năm.

Công nhân trồng cây thông ở sa mạc Kubuqi (Nội Mông,ốcvớithamvọngbiếnsamạcthnhđấgiải quốc gia thổ nhĩ kỳ Trung Quốc), một phần của chiến dịch “Vạn Lý Trường Thành xanh”. Ảnh: SCIENCE PHOTO

Nhân Dân nhật báo cho biết các công nhân đã trồng xong 100m cây xanh cuối cùng vào ngày 28-11. Khu vực trồng là ở rìa phía Nam của sa mạc này, nằm trong địa giới khu tự trị Tân Cương.

Sự kiện này kết thúc chiến dịch kéo dài 46 năm của Trung Quốc nhằm giảm thiểu hiện tượng sa mạc hóa và ngăn chặn các cơn bão cát thường xuyên hoành hành tại nhiều khu vực.

Chiến dịch - còn được biết là Vạn Lý Trường Thành xanh - được triển khai từ năm 1978 với tên gọi Rừng vành đai bảo vệ ba miền Bắc của Trung Quốc (TSFP).

Cho đến hiện tại, có hơn 30 triệu héc-ta cây xanh đã được trồng.

Nhân Dân nhật báo cho biết chiến dịch này đã giúp tỷ lệ che phủ rừng của Trung Quốc tăng đáng kể, vượt mức 25% vào cuối năm 2023. Đây là mức tăng 15% so với năm 1949.

Theo một báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, trong bốn thập kỷ qua, hơn 7,88 triệu héc-ta cây chắn gió đã được trồng, 336.200km2 sa mạc hóa đã được phủ xanh và hơn 10 triệu héc-ta đồng cỏ đã được bảo vệ hoặc phục hồi. Đồng thời, ở Cao nguyên Hoàng Thổ, độ che phủ của cỏ và rừng đã tăng khoảng 60%, lượng phù sa tích tụ ở sông Hoàng Hà đã giảm đi đáng kể. Các hình ảnh vệ tinh của NASA xác nhận rằng độ che phủ của rừng đã tăng lên ở Trung Quốc trong 20 năm qua nhờ các nỗ lực bảo tồn khác nhau của chính phủ Trung Quốc.

Ngoài Vạn Lý Trường Thành Xanh, Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp khác để ngăn chặn sự phát triển của sa mạc. Bắt đầu từ đầu những năm 2000, một loạt luật được thông qua cũng giải quyết vấn đề này với nỗ lực trả lại một số vùng đất trồng trọt và chăn thả gia súc về trạng thái rừng che phủ hoặc đồng cỏ.

Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho thấy, các vùng đất khô hạn, bao gồm cả những vùng sa mạc rộng lớn, chiếm 41,3% tổng diện tích đất của trái đất. Điều gì sẽ xảy ra nếu một lượng lớn đất này có thể được chuyển đổi thành đất màu mỡ có khả năng canh tác? Đây là một vấn đề đặc biệt quan trọng đối với Trung Quốc, nước có tổng diện tích đất là 3,5 triệu dặm vuông, nhưng chỉ 12% trong số đó có thể trồng trọt được.

Năm 2016, các nhà nghiên cứu từ Đại học Giao thông Trùng Khánh (Trung Quốc) tuyên bố đã phát triển một công nghệ mới có thể chuyển đổi sa mạc thành đất nông nghiệp. Thoạt nhìn, ý tưởng chuyển đổi sa mạc thành đất nông nghiệp có vẻ có lợi cho nông nghiệp, kinh tế, tái trồng rừng và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, tác động của việc chuyển đổi sa mạc và đồng cỏ sang đất canh tác có thể gây ra những tác động quy mô lớn đến khí hậu, đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái tổng thể của trái đất, cần được nghiên cứu thấu đáo.

Công nghệ được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Giao thông Trùng Khánh bao gồm một chất nhão làm từ xenlulo thực vật, có thể cải thiện đáng kể khả năng giữ nước, khoáng chất, không khí, vi khuẩn và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Loại keo này đã được áp dụng cho một mảnh đất rộng 1,6ha đầy cát ở sa mạc Ulan Buh, thuộc Khu tự trị Mông Cổ. Theo thời gian, khu đất này đã được chuyển đổi thành đất trồng trọt màu mỡ có khả năng sản xuất cà chua, lúa, dưa hấu, hoa hướng dương và ngô.

Giáo sư Yang Qingguo thuộc Đại học Jiaotong giải thích: “Chi phí vật liệu nhân tạo và máy móc để biến cát thành đất thấp hơn so với cải tạo và nông nghiệp môi trường có kiểm soát”.

Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, những cây trồng trên đất cát mang lại năng suất cao hơn cây trồng sử dụng cùng một lượng nước cần thiết để phát triển trên đất canh tác bình thường. Hơn nữa, lượng phân bón cần thiết cho cây trồng thấp hơn so với lượng phân bón cần thiết cho sự phát triển của rau trên các loại đất khác.

Nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà khoa học Yi Zhijian và Zhao Chaohua, kết quả đã được công bố vào năm 2016 trên tạp chí tiếng Anh Engineering, được phát hành bởi Học viện Kỹ thuật Trung Quốc (CAE). Kỹ thuật do các nhà nghiên cứu thực hiện cũng đã được trình bày tại Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD), một sáng kiến ​​bắt đầu vào năm 1994, với mục đích ngăn chặn tiến trình sa mạc hóa vào năm 2030 thông qua việc hợp tác toàn cầu và các chiến lược dài hạn.

NGUYỄN TẤN tổng hợp

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Những ai được ưu tiên tiêm vaccine Covid
  • Khám phá Huế bằng xe đạp thông minh
  • Hồ Ngọc Hà
  • “Mục tiêu cải cách hệ thống thuế Việt Nam rất ấn tượng”
  • Trúng tuyển 12 trường đại học hàng đầu Mỹ, chàng trai Nam Định chọn trường top 3
  • Triển lãm 'Trong mơ'
  • UNCTAD: Thương mại toàn cầu có dấu hiệu hồi phục trong quý III
  • Hà Nội: Kiểm tra đột xuất, xử phạt 4 ô tô không đạt tiêu chuẩn về khí thải
推荐内容
  • Hướng dẫn chung về Thẩm định nội dung Kiểu dáng công nghiệp của các nước ASEAN
  • Thần tượng Bolero: Ngọc Sơn hít đất 100 cái
  • TP. Hồ Chí Minh thu hút du khách quốc tế từ những món ăn ngon
  • Phú Quốc là hòn đảo tuyệt nhất Đông Nam Á 2024
  • Việt Nam sản xuất thành công lô vaccine Sputnik V đầu tiên từ bán thành phẩm
  • Việt Nam tham dự diễn đàn tiêu chuẩn thành phố thông minh châu Á