【keo dortmund】UNCTAD: Thương mại toàn cầu có dấu hiệu hồi phục trong quý III
Báo cáo cho biết, giá trị thương mại thế giới trong quý III năm nay thấp hơn khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2019, cải cải thiện đáng kể so với mức giảm 19% trong quý II/2020 so với quý II/2019.
Các dự báo sơ bộ đã đưa ra mức tăng trưởng hàng năm trong quý IV/2020 ở mức thấp hơn 3%, tuy nhiên con số này vẫn chưa chắc chắn do những lo ngại về diễn biến của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế trong những tháng tới.
Theo UNCTAD, ngoài sự phục hồi thương mại đáng chú ý của Trung Quốc, các xu hướng thương mại khác bao gồm xuất khẩu từ các nước đang phát triển tăng cao hơn so với các nước phát triển.
Tăng trưởng xuất khẩu thường niên của các nền kinh tế đang phát triển được cải thiện từ mức âm 18% trong quý II/2020 lên âm 6% trong tháng 7/2020, trong khi xuất khẩu của các nước phát triển tăng từ mức âm 22% lên âm 14%.
Tuy nhiên, không có khu vực nào thoát khỏi sự sụt giảm về tăng trưởng thương mại trong quý II/2020.
Mức giảm mạnh nhất là khu vực Tây và Nam Á, nơi nhập khẩu giảm 35% và xuất khẩu giảm 41%.
Tính đến tháng 7/2020, sự sụt giảm thương mại vẫn ở mức đáng kể tại hầu hết các khu vực, ngoại trừ khu vực Đông Á.
Báo cáo của UNCTAD đặc biệt chú ý đến vật tư y tế phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 (thiết bị bảo hộ cá nhân, chất khử trùng, bộ dụng cụ chẩn đoán, mặt nạ thở ôxy và các thiết bị bệnh viện liên quan khác), theo đó kim ngạch trao đổi buôn bán những vật tư y tế trên đã tăng trung bình hơn 50% kể từ tháng 4/2020, song sự gia tăng như vậy chỉ chủ yếu mang lại lợi ích cho người dân của các quốc gia giàu có hơn.
Theo báo cáo trên, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, trung bình mỗi người dân của các quốc gia có thu nhập cao được hưởng lợi từ việc nhập khẩu thêm 10 USD/tháng đối với các sản phẩm liên quan đến COVID-19, so với chỉ 1 USD đối với những người sống ở các nước thu nhập trung bình và chỉ 0,10 USD cho những người sống ở các nước thu nhập thấp.
Nhìn chung, nhập khẩu bình quân đầu người đối với các mặt hàng y tế thiết yếu để giảm thiểu ảnh hưởng do dịch bệnh đã cao hơn khoảng 100 lần đối với các quốc gia có thu nhập cao so với các quốc gia có thu nhập thấp.
UNCTAD nhấn mạnh, sự khác biệt về khả năng tiếp cận vắcxin phòng COVID-19 tiềm năng cho người dân ở các nước giàu và nghèo có thể còn lớn hơn so với nguồn cung cấp y tế.
Mặc một số quốc gia thu nhập thấp có khả năng sản xuất trong nước một số thiết bị bảo hộ, song những nước này lại không thể sản xuất được vắcxin phòng bệnh, vốn đòi hỏi năng lực nghiên cứu, sản xuất và hậu cần mạnh mẽ hơn./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Sếp lớn bỏ chạy vì không muốn đổ vỏ?
- ·Em xin là nhánh cỏ
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 11/2022
- ·Bé trai bị ung thư xương, cha nghèo khốn khổ tính đến chuyện bán nhà
- ·Chồng nén đau từ chối chữa ung thư để vợ con khỏi mang nợ
- ·Indonesia soạn thảo "quy tắc hành động" ở Biển Đông
- ·Lịch trực tiếp vòng 38 Ngoại hạng Anh 2023
- ·Olympic Paris 2024: Kích hoạt ứng dụng kiểm tra và trao đổi vé
- ·Tình em mùa Thu
- ·Cơ hội cuối cùng để Thể dục Việt Nam giành vé tới Olympic Paris 2024
- ·Bà bệnh tim nặng, cháu ung thư não
- ·Trao tặng Ngôi nhà mơ ước đến gia đình nghèo ở Hưng Yên
- ·HLV Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh U23 Việt Nam cần thử thách để trưởng thành
- ·Mẹ nghèo đơn thân được ủng hộ gần 25 triệu đồng chữa bệnh cho con
- ·Ban bồi thường GPMB 'găm' tiền trong ngân hàng?
- ·Nhận diện sức mạnh đối thủ của Việt Nam ở trận ra quân Giải U23 châu Á 2024
- ·‘Nhà mơ ước gần xong, bạn đọc ủng hộ thêm tiền tôi mừng lắm’
- ·Cha mẹ mù rong ruổi vỉa hè, gom góp từng nghìn cho con chữa bệnh hiểm nghèo
- ·Thay đổi chỗ làm, rắc rối chuyện sổ bảo hiểm cũ mới
- ·Thủ tướng Nhật Bản thăm Myanmar sau gần 40 năm