【soi kèo nhà】Đề xuất tăng 1.634 tỷ đồng làm cầu Rạch Miễu 2; cao tốc Chợ Mới
Đó là hai trong số những thông tin về đầu tưđáng chú ý trong tuần qua.
Khánh Hòa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch Khu đô thị và công nghiệp Bắc Hòn Hèo
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2000) Khu đô thị và công nghiệp Bắc Hòn Hèo(Phân khu 17),ĐềxuấttăngtỷđồnglàmcầuRạchMiễucaotốcChợMớsoi kèo nhà thị xã Ninh Hòa.
Một góc Thị xã Ninh Hòa, ảnh minh họa, nguồn: BTN. |
Theo đó, Khu đô thị và công nghiệp Bắc Hòn Hèo có diện tích quy hoạch khoảng 3.679 ha, thuộc các phường Ninh Đa, Ninh Thủy, Ninh Diêm và các xã Ninh An, Ninh Thọ của thị xã Ninh Hòa. Trong đó, Khu vực đất liền khoảng 3.660 ha và vùng mặt nước biển lân cận khoảng 19 ha.
Ranh giới cụ thể có phía Bắc giáp Phân khu 16 – Khu dịch vụ đô thị và dân cư Đông Bắc Ninh Hòa; phía Nam giáp núi Hòn Hèo; phía Đông giáp biển Đông và Phân khu 19 – Khu chức năng công nghiệp và cảng biển Nam Vân Phong; phía Tây giáp Phân khu 18 – Khu đô thị, dịch vụ trung tâm Ninh Hòa.
Về tính chất, Khu đô thị và công nghiệp Bắc Hòn Hèo là khu đô thị, dịch vụ, hậu cần và công nghiệp.UBND tỉnh Khánh Hòa quy định thời gian lập đồ án quy hoạch phân khu không quá 9 tháng kể từ ngày nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt.
Khu vực lập quy hoạch gồm toàn bộ diện tích Phân khu 17 thuộc 19 phân khu trong đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
UBND tỉnh Khánh Hòa giao Sở Xây dựng, Ban Quản lý Khu kinh tếVân Phong chịu trách nhiệm về tính chính xác các số liệu sử dụng, nội dung thống kê, đánh giá hiện trạng, các căn cứ cơ sở của dự báo quy mô dân số, đất đai, ranh giới phạm vi lập quy hoạch ranh giới khu vực biển trong hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch đề nghị trình phê duyệt.
Đồng thời đảm bảo đồng bộ, thống nhất với Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong cùng các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành liên quan.
Chấp thuận chủ trương đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Sơn Mỹ 2
Phó thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 28/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự ánđầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Sơn Mỹ 2 - giai đoạn 1, tỉnh Bình Thuận.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Sơn Mỹ 2 giai đoạn 1, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghiệp Đông Sài Gòn. Mục tiêu dự án: Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp.
Quy mô sử dụng đất của dự án: 468,35 ha (bao gồm cả phần đất hạ tầng kỹ thuật).
Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet) |
Tổng vốn đầu tư của dự án: Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận chỉ đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Thuận yêu cầu nhà đầu tư tính toán lại và xác định chính xác tổng vốn đầu tư của dự án theo quy mô nêu trên, đảm bảo tính toán đầy đủ các khoản chi phí để thực hiện dự án phù hợp với quy định của pháp luật và quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Thời hạn hoạt động của dự án: 50 năm kể từ ngày chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư.
Địa điểm thực hiện dự án: xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Vị trí, ranh giới cụ thể của Dự án giai đoạn 1 được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận xác định trong phạm vi quy hoạch phát triển khu công nghiệp Sơn Mỹ 2 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Tiến độ thực hiện dự án: không quá 48 tháng kể từ ngày được Nhà nước bàn giao đất. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận chỉ đạo Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Thuận hướng dẫn nhà đầu tư xác định cụ thể tiến độ thực hiện Dự án giai đoạn 1, trong đó lưu ý việc sử dụng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư để thực hiện Dự án giai đoạn 1 phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai.
Việc ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và các điều kiện áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành có liên quan chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định chủ trương đầu tư dự án thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định tại Luật Đầu tư và pháp luật có liên quan.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận được giao bảo đảm tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo, các nội dung thẩm định theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về sự phù hợp của dự án với các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành.
Bên cạnh đó, kiểm tra, giám sát, đảm bảo Dự án giai đoạn 1 triển khai phù hợp với vị trí quy hoạch phát triển khu công nghiệp Sơn Mỹ 2 đã được phê duyệt; bảo đảm điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án; thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa và các loại đất khác bảo đảm điều kiện, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản có liên quan; có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả đất trồng lúa theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Luật Đất đai.
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện Dự án giai đoạn 1 phù hợp với các văn bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt về quy mô, địa điểm và tiến độ thực hiện dự án. Đảm bảo không có tranh chấp, khiếu kiện về quyền sử dụng địa điểm thực hiện Dự án giai đoạn 1…
Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - CTCP tuân thủ việc góp vốn vào Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghiệp Đông Sài Gòn để đầu tư dự án theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật có liên quan; đảm bảo sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệphiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước theo quy định.
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghiệp Đông Sài Gòn chỉ được triển khai Dự án giai đoạn 1 sau khi: (i) thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện Dự án giai đoạn 1 theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định của pháp luật; (ii) đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản khi thực hiện hoạt động kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp; (iii) xác định phần diện tích đất công nghiệp (tối thiểu 05 ha đất công nghiệp hoặc tối thiểu 3% tổng diện tích đất công nghiệp) trong quy hoạch xây dựng khu công nghiệp Sơn Mỹ 2 để cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, đổi mới sáng tạo và các đối tượng khác thuê đất, thuê lại đất theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế.
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghiệp Đông Sài Gòn ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về đất đai.
Đồng thời, đảm bảo sử dụng đủ số vốn chủ sở hữu để thực hiện Dự án giai đoạn 1 theo quy định của pháp luật về đất đai, bao gồm cả trường hợp doanh nghiệp đầu tư các dự án đầu tư và hoạt động kinh doanh khác ngoài Dự án giai đoạn 1 này.
Đề xuất tăng 1.634 tỷ đồng chi phí đầu tư Dự án xây dựng cầu Rạch Miễu 2
Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) vừa có Tờ trình số 9379/TTr – BGTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.
Tại Tờ trình số 9379, Bộ GTVT cho biết là đã phối hợp với UBND các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre rà soát hoàn chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh theo các nội dung báo cáo thẩm định Báo cáo thẩm định số 5808/BC-BKHĐT ngày 21/7/2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Công trường xây dựng cầu Rạch Miễu 2. |
Nội dung được đề xuất điều chỉnh đầu tiên là tổng mức đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.
Cụ thể, tổng mức đầu tư điều chỉnh của Dự án là 6.810,11 tỷ đồng, sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, trong đó vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 là 5.591,98 tỷ đồng, vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 – 2030 là 1.218,13 tỷ đồng.
Tổng mức đầu tư được Bộ GTVT đề xuất điều chỉnh tăng 1.634,66 tỷ đồng so với Quyết định số 1741/QĐ-TTg ngày 5/11/2020, gồm: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tăng khoảng 1.964,37 tỷ đồng; chi phí xây dựng, thiết bị giảm 96,42 tỷ đồng do cập nhật, chuẩn xác theo khối lượng và đơn giá theo dự toán được duyệt; chi phí quản lý, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác giảm 89,98 tỷ đồng do cập nhật các chi phí theo các quyết định phê duyệt dự toán và dự kiến các chi phi khác chưa có quyết định phê duyệt; chi phí dự phòng giảm 143,31 tỷ đồng do chuẩn xác lại tỷ lệ chi phí dự phòng các yếu tố phát sinh về khối lượng và yếu tố phát sinh trượt giá theo chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác.
Nội dung điều chỉnh thứ hai tại Tờ trình số 9379 là thời gian thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối tỉnh Tiền Giang và Bến Tre với thời gian hoàn thành được xác định lại là năm 2026 thay vì năm 2025 như kế hoạch ban đầu.
Bộ GTVT cho biết, Dự án chịu tác động lớn từ tiến độ bàn giao mặt bằng phục vụ thi công, dự kiến đến quý IV/2023 mới có thể thi công trên toàn tuyến phía Tiền Giang, đây cũng là đoạn tuyến có yêu cầu xử lý đất yếu với thời gian gia tải lên đến 15 tháng.
Đồng thời, Gói thầu XL-02 thi công xây dựng cầu dây văng có thời gian thực hiện hợp đồng 36 tháng, dự kiến hoàn thành trong quý I/2026.
Do vậy, cần thiết xem xét điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án để đảm bảo phù hợp thực tế triển khai thi công nhằm bảo đảm thời gian thực hiện của các hạng mục chính của Dự án và chất lượng công trình.
Cầu Rạch Miễu 2 được xây dựng cách cầu Rạch Miễu hiện hữu gần 4 km về phía thượng lưu.
Công trình dài 17,6 km, có điểm đầu tại ngã tư Đồng Tâm (nút giao giữa Quốc lộ 1 với đường tỉnh 870) thuộc địa phần huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Điểm cuối dự án tại khoảng Km16+660 Quốc lộ 60, cách mố phía Bắc cầu Hàm Luông khoảng 0,71 km, thuộc địa phận TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre.
Cầu chính vượt sông Tiền có kết cấu dây văng, dài gần 2km, rộng 21,5m, 4 làn xe, thiết kế cho thời gian khai thác 100 năm; Đoạn cầu vượt sông Mỹ Tho là cầu đúc hẫng, dài 456 m, 4 làn xe, riêng đường dẫn trên tuyến có 4 làn dành cho ô tô, 2 làn hỗn hợp, vận tốc 80 km/h.
Dự án được chia làm 6 gói thầu xây lắp; được khởi công trong tháng 3/2022 và dự kiến hoàn thành, đưa vào khai thác năm 2025.
Đầu tư 1.556 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh
Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định 1003/QĐ-TTg ngày 29/8/2023 chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Bắc Thạch Hà (giai đoạn 1), huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Cụ thể, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư là Công ty cổ phần Phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam - Singapore.
Ảnh minh họa |
Địa điểm thực hiện Dự án tại xã Thạch Liên và xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh với quy mô sử dụng đất của dự án 190,41 ha. Tổng vốn đầu tư của dự án là 1.555,512 tỷ đồng, trong đó, vốn góp của nhà đầu tư là 233,326 tỷ đồng.
Thời hạn hoạt động của dự án 50 năm kể từ ngày 29/8/2023.
Trường hợp trong khu vực thực hiện dự án có tài sản công, UBND tỉnh Hà Tĩnh thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, đảm bảo không thất thoát tài sản, ngân sách nhà nước.
Việc xử lý các công trình thủy lợi, công trình giao thông phải hoàn thành trước khi cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án. Trường hợp có vướng mắc thì UBND Hà Tĩnh phải kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền để xem xét, giải quyết.
UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh và các cơ quan có liên quan phối hợp với nhà đầu tư triển khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật về đất đai; thực hiện các giải pháp liên quan đến đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp, trong đó có phương án xây dựng nhà ở, các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng; thực hiện thu hồi đất phù hợp với tiến độ thực hiện dự án và thu hút đầu tư để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến người dân bị thu hồi đất.
Rà soát, đảm bảo diện tích đất trong phạm vi thực hiện dự án không có công trình di sản văn hóa vật thể hoặc ảnh hưởng đến sản phẩm di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; phù hợp với yêu cầu bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa và các điều kiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Yêu cầu nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án nếu phát hiện khoáng sản có giá trị cao hơn khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thì phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật về khoáng sản.
Công ty cổ phần Phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (nhà đầu tư) đảm bảo góp đủ vốn chủ sở hữu, thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện Dự án theo đúng cam kết.
Chỉ được thực hiện dự án sau khi việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và có trách nhiệm nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.
Khánh thành Nhà máy Thuốc lá Khatoco Khánh Hòa 581 tỷ đồng
Tổng công ty Khánh Việt (Khatoco) vừa tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy Thuốc lá Khatoco Khánh Hòa tại Cụm Công nghiệp Trảng É, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
Nhà máy Thuốc lá Khatoco Khánh Hòa tại Cụm công nghiệp Trảng É có tổng vốn đầu tư581 tỷ đồng (quy mô lớn gấp 3 lần nhà máy trước đây tại TP. Nha Trang, dây chuyền máy móc hiện đại) với tổng diện tích 119.500 m2.
Nhà máy Thuốc lá Khatoco Khánh Hòa được xây dựng tại địa điểm mới góp phần vào mục tiêu thực hiện quy hoạch phát triển đô thị TP. Nha Trang văn minh và hiện đại. |
Trong đó, hệ thống nhà xưởng, kho tàng khép kín, đạt tiêu chuẩn quốc tế có diện tích 58.000 m2, chiếm 48% tổng diện tích; hệ thống đường giao thông nội bộ có diện tích 46.200 m2, chiếm 38% tổng diện tích, đáp ứng được lưu thông vận chuyển hàng hoá; diện tích công viên cây xanh và cảnh quan là 15.300 m2, chiếm 14% tổng diện tích.
Đặc biệt, dây chuyền chế biến sợi thuốc lá với công suất 21.600 tấn/năm được đầu tư hoàn toàn mới tại Phân xưởng 1 được đánh giá là dây chuyền hiện đại bậc nhất khu vực Đông Nam Á.
Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Thuốc lá Khatoco Khánh Hòa được Tổng công ty Khánh Việt khởi công xây dựng từ tháng 7/2019, nhằm thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Khánh Hòa về việc di dời Nhà máy Thuốc lá Khatoco Khánh Hòa, góp phần vào mục tiêu thực hiện quy hoạch phát triển đô thị thành phố Nha Trang ngày văn minh và hiện đại.
Dự án đi vào hoạt động đã đưa tổng tài sản của Nhà máy Thuốc lá Khatoco Khánh Hòa lên 2.650 tỷ đồng, công suất 1 tỷ gói/năm, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch nhà nước giao của Tổng công ty Khánh Việt trong thời gian tới.
Ông Lê Tiến Anh, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Khánh Việt cho biết, Nhà máy Thuốc lá Khatoco Khánh Hòa đi vào hoạt động đánh dấu cột mốc quan trọng, có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với Tổng công ty Khánh Việt.
Sau gần 40 năm tọa lạc tại mảnh đất Bình Tân, phường Vĩnh Trường, Tp. Nha Trang, Nhà máy Thuốc lá Khatoco Khánh Hòa được đầu tư mới và chuyển về Cụm Công nghiệp Trảng É vào đúng thời điểm chỉ còn 1 tháng nữa, Tổng công ty Khánh Việt kỷ niệm 40 năm thành lập.
Đây là công trình mang dấu ấn đậm nét trong hành trình 4 thập kỷ hình thành và phát triển của Khatoco, cũng là nền tảng để Khatoco phát triển bền vững trong tương lai, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa.
Điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Hạ Long tỷ lệ 1/2.000
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Hội nghị về việc điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Hạ Long tỷ lệ 1/2.000 tại 5 phường và một phần diện tích tại 5 phường của thành phố này.
Cụ thể, Phân khu 1 tại các phường: Hồng Gai, Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hồng Hải, Hồng Hà và một phần diện tích thuộc các phường: Hà Tu, Hà Trung, Cao Thắng, Hà Lầm và Yết Kiêu. Mặc dù, hiện nay, Quy hoạch chung Hạ Long 2019 đã được thay thế bằng Quy hoạch chung Hạ Long 2023, trong đó có một số định hướng tại một số khu vực đã có sự thay đổi, điều chỉnh so với Quy hoạch chung Hạ Long 2019 và Quy hoạch phân khu Phân khu 1 đã được phê duyệt trước đó.
Bên bờ Vịnh Hạ Long. Ảnh: Thanh Tân |
Theo đó, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Ninh đã báo cáo các nội dung đề nghị điều chỉnh cục bộ tại các khu vực: khu vực Khu văn hóa núi Bài Thơ; khu vực 2 bên đường lên sân golf FLC; khu vực Chợ Hạ Long 3 và lô đất liền kề phía Đông Bắc, phường Hồng Hải; khu vực phía Tây Nam Bảo tàng-Thư viện tỉnh; khu vực Trường THPT nội trú tỉnh.
Các nội dung dự kiến điều chỉnh quy hoạch phân khu Phân khu 1 nêu trên không làm thay đổi tính chất, ranh giới, định hướng phát triển chung của đô thị; tính chất, chức năng, quy mô và các giải pháp quy hoạch chính của khu vực lập quy hoạch phân khu, không làm quá tải hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực dự kiến điều chỉnh quy hoạch; mục tiêu điều chỉnh để phục vụ lợi ích cộng đồng, phù hợp với tình hình phát triển đô thị, đảm bảo điều kiện điều chỉnh quy hoạch đô thị.
Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra đòi hỏi việc điều chỉnh phải đảm bảo nguyên tắc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch, xây dựng, đất đai... Từ đó nhằm mục đích phát huy cao nhất giá trị sử dụng nguồn lực từ đất đai, không để lợi dụng việc lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch nhằm hợp thức hóa cho các sai phạm trong quá trình quản lý, sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân và hình thành ý tưởng để phát sinh “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực, đầu cơ, trục lợi, sử dụng đất đai lãng phí, gây thất thoát ngân sách Nhà nước.
Theo nhận định chung, việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu Phân khu 1 theo định hướng Quy hoạch chung Hạ Long 2023 là cần thiết, làm cơ sở quản lý, triển khai lập, phê duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết, triển khai các Dự án đầu tư; phù hợp với điều kiện điều chỉnh quy hoạch đô thị.
Đối với việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Phân khu 1 tại một số phường của TP. Hạ Long, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã thống nhất về chủ trương đối với 4 khu vực: khu vực Khu văn hóa núi Bài Thơ; khu vực 2 bên đường lên sân golf FLC; khu vực Chợ Hạ Long 3 và lô đất liền kề phía Đông Bắc, phường Hồng Hải; khu vực Trường THPT nội trú tỉnh.
Ban Cán sự Đảng chỉ đạo UBND tỉnh cùng các sở, ngành liên quan và TP. Hạ Long rà soát lại toàn bộ các khu vực này liên quan đến quy hoạch, đất đai, dự án cũng như các chủ trương trước đây để đảm bảo việc điều chỉnh phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, không gian đô thị của TP. Hạ Long; đảm bảo nguyên tắc bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường cảnh quan để phát triển bền vững về môi trường, đặc biệt là vịnh Hạ Long cũng như đảm bảo lợi ích cộng đồng.
Hà Nội: Khánh thành cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2
Ngày 30/8/2023, UBND TP. Hà Nội tổ chức Lễ khánh thành Dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy - Giai đoạn 2 theo quy hoạch nhằm hoàn thiện toàn bộ đường Vành đai II của TP. Hà Nội.
Dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 khánh thành đã tăng cường khả năng lưu thông giữa hai bên bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày một tăng nhanh giữa trung tâm Thủ đô với khu vực phía Bắc và Đông Bắc TP. Hà Nội. Đồng thời, cải thiện điều kiện khai thác, đảm bảo an toàn giao thông, kết nối hai bờ sông Hồng;
Đặc biệt là tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng các quận: Hai Bà Trưng, Long Biên nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung; tạo tiền đề cho việc hình thành chuỗi đô thị phía Bắc Thủ đô; từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông của Thủ đô theo quy hoạch.
Dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 khánh thành đã hoàn thiện toàn bộ đường Vành đai II của TP. Hà Nội. |
Dự án được UBND TP. Hà Nội phê duyệt Dự án tại Quyết định số 2673/QĐ-UBND ngày 24/6/2020 và phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 392/QĐ-UBND ngày 17/1/2023. Dự án có tổng mức đầu tư 2.538 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2020-2023.
Giai đoạn trước năm 2005, trên dòng sông Hồng qua địa phận TP. Hà Nội chỉ có 3 cầu (Thăng Long, Long Biên, Chương Dương) và đang triển khai thi công cầu Thanh Trì.
Để tăng cường khả năng lưu thông giữa 2 bờ Hữu ngạn và Tả ngạn sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày một tăng nhanh giữa trung tâm Thủ đô với khu vực phía Bắc và Đông Bắc TP. Hà Nội, UBND TP. Hà Nội đã báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1 bằng nguồn vốn ngân sách TP, công trình được khời công ngày 3/2/2005, hoàn thành ngày 26/9/2010 và tổ chức khai thác từ năm 2010 đến nay.
Dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đã được nghiên cứu lập dự án từ nhiều năm trước đây và đã được UBND TP. Hà Nội phê duyệt dự án tại Quyết định số 4610/QĐ-UBND ngày 5/10/2011 bằng nguồn vốn ngân sách TP.
Dự án sau khi được phê duyệt không được triển khai thực hiện do nằm trong danh mục các công trình đình, giãn, hoãn tiến độ giai đoạn 2013-2015 của TP.
Sau đó, đến năm 2017, Dự án tiếp tục được nghiên cứu triển khai theo hình thức hợp đồng BT theo chủ trương của TP và văn bàn chấp thuận của Văn phòng Chính phủ.
Năm 2019, TP. Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về sự cần thiết phải triển khai xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 va đề nghị cho phép chuyển đổi hình thức đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 từ hình thức đầu tư BT sang đầu tư công bằng ngân sách của TP và được
Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 214/QĐ-TTg ngày 7/2/2020.
Dự án đã được UBND TP. Hà Nội phê duyệt sau 4 tháng kể từ khi có chủ trương đầu tư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tiến hành tổ chức lập, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, lựa chọn nhà thầu và khởi công ngày 9/1/2021.
Sau khi khởi công, UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo Ban QLDA, các nhà thầuxây dựng tiến độ phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời yêu cầu các nhà thầu tập trung nhân lực, máy móc, thiết bị thi công 3 ca liên tục bám sát tiến độ tổng thể, quản lý tốt tiến độ dự án, đặc biệt là các hạng mục, công việc thuộc đường găng phải hoàn thành.
Trong quá trình triển khai dự án đã gặp rất nhiều khó khăn như: Công trình có điều kiện địa chất, thủy văn phức tạp, thi công trong đô thị, vừa thi công vừa phải đảm bảo giao thông đi lại của giao thông đường thủy và đường bộ; Thi công trong mùa lũ, khi mực nước dâng cao phải dừng thi công và di chuyển máy móc, thiết bị thi công để tránh lũ; Dịch Covid-19 năm 2021 bùng phát trở lại, nhất là giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội, việc huy động nhân công, nhiên vật liệu khó khăn phần nào ảnh hường đến tiến độ dự án; Biến động giá vật liệu xây dựng tăng, nhất là thép xây dựng, trong 6 tháng đầu năm 2021 tăng khoảng 40-50% khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn vốn lưu động phục vụ gói thầu, dự án...
Tuy nhiên, dưới sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thành uỷ, HĐND, UBND TP. Hà Nội, sự nỗ lực quyết tâm của Ban QLDA, tư vấn giám sát và các nhà thầu thi công, đến nay, công trình đã hoàn thành đúng vào dịp chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày Quốc khánh Nước cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và chào mừng 69 năm ngày Giải phóng Thủ đô, công trình thi công đảm bảo tiến độ, an toàn, chất lượng và mỹ quan đô thị.
Như vậy, đến nay kết nối hai bên bờ hữu ngạn và tả ngạn sông Hồng đoạn trên địa bàn TP. Hà Nội có 8 cầu bắc qua: cầu Văn Lang (Ba Vì-Việt Trì), cầu Vĩnh Thịnh, cầu Thăng Long, cầu Nhật Tân, cầu Long Biên, cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1 và giai đoạn 2, cầu Thanh Trì.
Các công trình cầu qua sông Hồng đã hoàn thành này chủ yếu do Bộ Giao thông - Vận tải làm chủ đầu tư và triển khai thực hiện, chỉ có cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1 hoàn thành năm 2010 trước đây và cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 hoàn thành hôm nay là do UBND TP. Hà Nội là chủ đầu tư tổ chức triển khai thực hiện bằng ngân sách TP.
Sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 sẽ tổ chức lưu thông 1 chiều theo hướng từ quận Hai Bà Trưng sang quận Long Biên với 4 làn xe và tổ chức giao thông lại cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1 theo hướng lưu thông 1 chiều từ quận Long Biên sang quận Hai Bà Trưng góp phần giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông trên tuyến.
Phát biểu tại Lễ khánh thành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, thời gian qua, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp đầu tư đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, theo đúng quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050, trong đó Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 là một trong những dự án giao thông trọng điểm của Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, sau khi hoàn thành giai đoạn 2, Cầu Vĩnh Tuy là cây cầu có mặt cắt chiều rộng lớn nhất của TP. Hà Nội bắc qua sông Hồng. Điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân lưu thông, giải quyết áp lực cho giao thông Thủ đô, từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông Hà Nội theo quy hoạch.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 được thi công trong điều kiện khó khăn như dịch Covid-19 kéo dài, biến động trượt giá... nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị TP. Hà Nội, sự ủng hộ quan tâm của cơ quan Trung ương và sự đổi mới tư duy dám nghĩ dám làm khắc phục khó khăn về địa chất thủy văn, thời tiết; nhà thầu thi công tổ chức làm việc liên tục tăng ca kíp, không kể ngày đêm. Sau gần 3 năm thi công, tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức, dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đã hoàn thiện vượt tiến độ 4 tháng, không đội vốn. Đây là cố gắng lớn của chủ đầu tư và UBND TP. Hà Nội.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn cho hay, Thủ đô Hà Nội là đô thị đặc biệt có mật độ dân cư lớn, lưu lượng tham gia giao thông ngày một tăng cao; trong khi đó, kết cấu hạ tầng giao thông chung của thành phố vẫn còn nhiều bất cập, hệ thống hạ tầng khung bao gồm các đường vành đai, các trục hướng tâm chưa được khớp nối, liên thông đồng bộ...
Do đó, việc triển khai dự án đầu tư xây dựng Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 là hết sức cần thiết, góp phần hoàn chỉnh tuyến đường Vành đai 2 theo quy hoạch.
Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội khẳng định, sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng, Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 sẽ góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên tuyến. Dự án Cầu Vĩnh Tuy hoàn thành cũng chứng tỏ được năng lực, kinh nghiệm để TP. Hà Nội có thể triển khai thi công các công trình cầu khác bắc qua sông Hồng trong những năm tới như Cầu Thượng Cát, Cầu Vân Phúc, Cầu Tứ Liên, Cầu Trần Hưng Đạo, Cầu Hồng Hà, Cầu Mễ Sở…
Để phát huy hiệu quả dự án, ông Dương Đức Tuấn đề nghị Sở Giao thông - Vận tải cùng với Công An TP. Hà Nội, Ban Quản lý Dự án tổ chức ngay việc phân làn, hướng dẫn giao thông để nhân dân đi lại thuận tiện đồng thời rà soát việc tổ chức giao thông tại các tuyến đường, nút giao liên quan để xem xét, điều chỉnh tổ chức giao thông cho phù hợp; đặc biệt là sớm triển khai dự án hầm chui nút giao Cổ Linh - Đàm Quang Trung.
Sở Giao thông - Vận tải tổ chức tiếp nhận, thực hiện duy tu, duy trì công trình cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đảm bảo chất lượng công trình và đảm bảo giao thông an toàn, thuận tiện.
TP.HCM quy hoạch xây dựng trung tâm thương mại ngầm tại bến Bạch Đằng
TP.HCM nghiên cứu đầu tư xây dựng không gian ngầm tại công viên bến Bạch Đằng và các trục đường Lê Lợi - Nguyễn Huệ - Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi, công viên 23-9, nhà ga Bến Thành, chợ Bến Thành.
Thông tin này được nêu trong thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi về các đề án, phương án chỉnh trang khu vực trung tâm Thành phố.
Công viên bến Bạch Đằng, quận 1 được cải tạo lại và đưa vào sử dụng từ đầu năm 2022 - Ảnh: Lê Toàn |
Trong thông báo kết luận, Chủ tịch UBND TP.HCM thống nhất theo đề xuất của Sở Quy hoạch và Kiến trúc về việc quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 công viên bến Bạch Đằng, trong đó có việc phát triển không gian ngầm tại công viên này.
Chủ tịch UBND TP.HCM giao Sở Quy hoạch và Kiến trúc phối hợp Sở Giao thông Vận tải nghiên cứu thêm ý kiến của Sở Du lịch về phương án xây dựng kè, cách bố trí các bến thủy để đảm bảo mỹ quan và vệ sinh môi trường.
Sau khi hoàn tất công tác lập quy hoạch tỷ lệ 1/500, cần báo cáo thông qua Hội đồng tư vấn về kiến trúc TP.HCM để góp ý hoàn thiện, trước khi Sở Quy hoạch và Kiến trúc thẩm định và trình UBND TP.HCM xem xét phê duyệt trong tháng 12/2023.
UBND TP.HCM giao Tổ công tác đầu tư đề xuất kế hoạch và hình thức kêu gọi đầu tư xây dựng không gian ngầm tại công viên bến Bạch Đằng cùng các trục đường Lê Lợi - Nguyễn Huệ - Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi, công viên 23-9, trình UBND TP.HCM trong tháng 9/2023.
Ngoài ra, Sở Quy hoạch và Kiến trúc được giao phối hợp với UBND TP. Thủ Đức, quận 1, Bình Thạnh khẩn trương nghiên cứu định hướng quy hoạch vị trí, phạm vi, quy mô, chức năng các bến thủy dọc hai bên bờ sông Sài Gòn (từ cầu Thủ Thiêm 1 đến cột cờ Thủ Ngữ), báo cáo UBND Thành phố trước ngày 10/9.
Sau khi UBND Thành phố chấp thuận định hướng quy hoạch, Sở Giao thông Vận tải làm việc với các doanh nghiệp thỏa thuận việc sắp xếp, di dời các bến thủy phù hợp quy định. Chậm nhất đến năm 2025 phải thực hiện di dời các bến đến các vị trí mới.
Đầu tư 5.750 tỷ đồng để “lên đời” sớm cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn
Dự án Đầu tư xây dựng tuyến Chợ Mới - Bắc Kạn đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định chủ trương đầu tư sẽ xây dựng luôn quy mô 4 làn xe, thay vì thực hiện phân kỳ đầu tư 2 làn xe như kế hoạch ban đầu.
Bộ tài chính là bộ đầu tiên gửi công văn (Công văn số 9025/BTC-ĐT) tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tham gia ý kiến về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đầu tư xây dựng tuyến Chợ Mới - Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. Trước đó, cuối tháng 7/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn gửi các bộ: Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường; Giao thông - Vận tải (GTVT) và UBND tỉnh Bắc Kạn đề nghị tham gia ý kiến thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án này.
Phối cảnh Dự án Đầu tư xây dựng tuyến Chợ Mới - Bắc Kạn. |
Trong Công văn số 9025/BTC-ĐT, có hai nội dung đáng chú ý được Bộ Tài chính đưa ra. Đầu tiên, Bộ Tài chính cho rằng, tại Quyết định số 1676/QĐ-BGTVT ngày 14/9/2021 của Bộ GTVT, Dự án Đầu tư xây dựng tuyến Chợ Mới - Bắc Kạn được phê duyệt chủ trương đầu tư với quy mô đường cao tốc 2 làn xe, chiều dài khoảng 28 km, tổng mức đầu tư dự kiến 2.017 tỷ đồng. Dự án cũng được giao kế hoạch vốn trung hạn 2021 - 2025 là 1.815,3 tỷ đồng.
Tại Tờ trình số 7418/TTr-BGTVT ngày 13/7/2023, Bộ GTVT kiến nghị đầu tư theo quy mô 4 làn xe, với tổng mức đầu tư 5.751 tỷ đồng, sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, đến nay, Bộ Tài chính chưa nhận được văn bản dừng chủ trương đầu tư đối với Dự án đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 1676/QĐ-BGTVT ngày 14/9/2021.
“Vì vậy, việc tăng quy mô từ 2 làn xe lên 4 làn xe là điều chỉnh dự án đã được Bộ GTVT phê duyệt chủ trương đầu tư và cần được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản có liên quan”, đại diện Bộ Tài chính nêu quan điểm.
Nội dung đáng chú ý thứ hai liên quan đến việc Bộ GTVT đề xuất sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, trong đó nhu cầu sử dụng vốn trong giai đoạn 2021 - 2025 là 4.908 tỷ đồng (khoảng 86% tổng mức đầu tư); chuyển tiếp thực hiện trong giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 843 tỷ đồng (khoảng 14% tổng mức đầu tư).
Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi kèm theo Tờ trình số 7418/TTr-BGTVT, Bộ GTVT cho biết, tại Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 21/2/2022, Dự án được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 là 1.815,3 tỷ đồng. Số vốn còn thiếu, theo yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ GTVT đã đề xuất danh mục dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022, trong đó dự kiến bổ sung 3.734 tỷ đồng để đảm bảo đủ tổng mức đầu tư là 5.751 tỷ đồng đầu tư Dự án với quy mô 4 làn xe.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, trong phương án phân bổ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022, Dự án mới được dự kiến bố trí số vốn 2.989 tỷ đồng, đến nay chưa được cấp có thẩm quyền quyết định. Điều đáng nói là, trong trường hợp được cấp có thẩm quyền quyết định, số vốn còn thiếu so với nhu cầu chưa cân đối được nguồn vốn của Dự án là 103,7 tỷ đồng (4.908 tỷ đồng - 1.815,3 tỷ đồng - 2.989 tỷ đồng).
“Đề nghị Bộ GTVT căn cứ vào khả năng cân đối vốn cho Dự án trong phạm vi kế hoạch vốn được cấp có thẩm quyền giao, rà soát tiến độ thực hiện và nhu cầu vốn giai đoạn 2021 - 2025 của Dự án để đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn trong giai đoạn 2021 - 2025”, đại diện Bộ Tài chính lưu ý.
Tại Thông báo số 29/TB-VPCP ngày 15/2/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ GTVT không đầu tư cao tốc quy mô hạn chế 2 làn xe, gây lãng phí nguồn lực và thời gian nâng cấp, mở rộng. Đây là lý do chính khiến Bộ GTVT tiến hành tổ chức lập hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đầu tư xây dựng tuyến Chợ Mới - Bắc Kạn theo quy mô 4 làn xe, không thực hiện phân kỳ.
Bên cạnh đó, căn cứ nhu cầu vận tải, khả năng cân đối nguồn vốn, hiệu quả đầu tư, Bộ GTVT kiến nghị phương án đầu tư theo quy mô quy hoạch 4 làn xe, nền đường rộng 22 m, mặt đường rộng 20,5 m, đáp ứng tiêu chuẩn đường cao tốc với tốc độ thiết kế 80 km/h (một số đoạn có điều kiện địa hình thuận lợi nghiên cứu thiết kế yếu tố hình học theo cấp tốc độ thiết kế 100 km/h).
Đối với tuyến vuốt nối với đường Bắc Kạn - hồ Ba Bể, sẽ thiết kế theo quy mô đường cấp III, nền đường 12 m, mặt đường 11 m, đáp ứng nhu cầu vận tải đến năm 2035.
Tuyến đường sau khi đầu tư có chiều dài khoảng 28,8 km, kết nối với tuyến Hà Nội - Thái Nguyên (đã đầu tư theo quy mô cao tốc bằng nguồn vốn ODA, không thu phí) bằng tuyến Thái Nguyên - Chợ Mới (quy mô 2 làn xe và đầu tư theo hình thức BOT và đang trong giai đoạn thu phí hoàn vốn).
Với quy mô đầu tư như trên, sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án khoảng 5.750 tỷ đồng, gồm chi phí xây dựng 4.146 tỷ đồng; chi phí tư vấn, quản lý dự án 414 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng 490 tỷ đồng; chi phí dự phòng 700 tỷ đồng.
Ông Cao Việt Hùng, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án 2 (Bộ GTVT), đơn vị được giao lập dự án đầu tư cho biết, tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn thuộc địa bàn miền núi, vùng sâu vùng xa, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, cần có sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ và lưu lượng hiện chưa lớn, nên phương án tài chính không khả thi, nếu thực hiện đầu tư theo hình thức PPP sẽ khó thu hút được các nhà đầu tư.
Thực tế hiện nay, đối với đoạn tuyến Thái Nguyên - Chợ Mới thực hiện đầu tư theo hình thức BOT, nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn và Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý.
Do vai trò quan trọng của Dự án, tính khả thi trong việc đầu tư dự án theo hình thức PPP, Bộ GTVT đề xuất hình thức đầu tư Đự án là đầu tư công và Dự án đã được bố trí 1.815,3 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025.
Tại Tờ trình số 7418/TTr-BGTVT, ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, đối với phần kinh phí còn thiếu, dự kiến sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022, trong đó dự kiến bổ sung 3.734 tỷ đồng để đảm bảo đủ tổng mức đầu tư 5.751 tỷ đồng đầu tư dự án với quy mô 4 làn xe đã được Bộ GTVT tổng hợp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để báo cáo cấp có thẩm quyền chấp thuận vào giữa tháng 3/2023.
Bộ GTVT và UBND tỉnh Bắc Kạn sẽ triển khai ngay các thủ tục theo quy định, để sớm khởi công Dự án. Dự kiến, Bộ GTVT sẽ chuẩn bị dự án trong năm 2023 - 2024; giải phóng mặt bằng, tái định cư từ năm 2023 - 2024; thi công xây dựng công trình từ năm 2024 và hoàn thành năm 2026.
Theo ông Đinh Quang Tuyên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn, địa phương xác định đây là dự án giao thông trọng điểm có ý nghĩa rất quan trọng đối với địa phương và các tỉnh lân cận như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang. “Dự án được đầu tư xây dựng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh; thực hiện thành công Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, ông Tuyên nhấn mạnh.
Phê duyệt dự án đầu tư đường tránh phía Đông TP. Đông Hà Quảng Trị
UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến vừa ký quyết định phê duyệt Dự án Đường tránh phía Đông TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đoạn từ nút giao đường Nguyễn Hoàng đến Nam cầu Sông Hiếu. Theo quyết định này, dự án được giao cho Sở GTVT Quảng Trị làm chủ đầu tư.
Một đoạn của tuyến tránh đi qua TP. Đông Hà chưa được khớp nối đồng bộ do vẫn còn 4,26km chiều dài chưa được đầu tư xây dựng. |
Dự án có chiều dài 4,26km, trong đó đoạn đầu lý trình tại phía Nam cầu sông Hiếu; điểm cuối lý trình tại Km4+262,59 ở nút giao của đường Nguyễn Hoàng. Dự án có quy mô đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h; mặt cắt ngang 2 làn xe cơ giới, bề rộng nền đường 12m, bề rộng mặt đường 11m, gồm mặt đường xe cơ giới mỗi bên rộng 3,5m, lề gia cố mỗi bên 2m và lề đất mỗi bên 0,5m.
Theo quyết định phê duyệt, dự án có tổng mức đầu tư dự án 230 tỷ đồng, bao gồm chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) 55,17 tỷ đồng, chi phí xây dựng hơn 157,7 tỷ đồng và các chi phí khác…
Nguồn vốn đầu tư dự án từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh Quảng Trị, trong đó ngân sách Trung ương thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là 203 tỷ đồng, và ngân sách tỉnh Quảng Trị 27 tỷ đồng. Dự án có thời gian thực hiện từ năm 2023- 2025.
Được biết, dự án Đường tránh phía Đông TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị có tổng chiều dài 22,4km; kéo dài từ Dốc Miếu huyện Gio Linh đến giáp phía Bắc Trạm thu phí BOT Quốc lộ 1A xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong. Dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư từ năm 2018. Do thiếu nguồn vốn nên đến nay dự án mới chỉ hoàn thành được 5km đoạn phía Nam.
Năm 2022, tỉnh Quảng Trị đề xuất các bộ ngành Trung ương bố trí vốn để hoàn thiện đoạn còn lại. Hiện nay, đối với đoạn 13,31km (có điểm đầu giao với QL1 tại xã Phong Bình, huyện Gio Linh và điểm cuối giao với QL9 tại xã Gio Quang, huyện Gio Linh) đã được Bộ GTVT phê duyệt dự án đầu tư trong tháng 1/2023 với tổng mức đầu tư 400 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.
Đối với đoạn tránh đi qua phía Đông TP. Đông Hà dài 9km, hiện nay đã có 5km chiều dài ở cuối tuyến tránh phía Nam đã được đầu tư hoàn thành. Riêng đoạn 4,2km còn lại từ nút giao đường Nguyễn Hoàng đến Nam cầu sông Hiếu TP. Đông Hà, suốt nhiều năm qua, tỉnh Quảng Trị đã liên tục đề xuất Trung ương xem xét bố trí vốn sau khi trên tuyến QL1A đi qua TP. Đông Hà liên tục xảy ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Đến tháng 2/2023 vừa qua, dự án mới được được Thủ tướng Chính phủ thông báo là 1 trong 10 dự án thuộc Danh mục nhiệm vụ, dự án dự kiến đầu tư từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Ông Lê Đức Tiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, 4,26km còn lại của tuyến tránh sau khi hoàn thành sẽ có tác dụng khớp nối đồng bộ với 5km tuyến tránh đã được đầu tư hoàn thành trước đó. Đồng thời, tuyến đường này sẽ giúp phân luồng các phương tiện vận tải lớn không đi qua TP. Đông Hà. Từ đó góp phần giảm tải và đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến QL1, nhất là đoạn đi qua trung tâm TP. Đông Hà hiện nay.
Khởi công Khu công nghiệp Quảng Trị vào cuối quý IV/2023
Các sở, ngành, địa phương nỗ lực phối hợp hỗ trợ Công ty TNHH Liên doanh phát triển Quảng Trị hoàn thành các thủ tục để khởi công dự án vào cuối quý IV/2023.
Đây là ý kiến chỉ đạo của ông Võ văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị tại buổi làm việc với Chủ đầu tư Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị ngày 30/8/2023.
Dự án đầu tư xây dựng Kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Quảng Trị được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 23/3/2021.
Dự án KCN Quảng Trị quyết tâm khởi công vào quý IV/2023. |
Dự án do 3 nhà đầu tư liên doanh hợp tác thực hiện gồm: Công ty liên doanh TNHH khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP JV); CTCP đô thị Amata Biên Hòa (huộc Tập đoàn Amata Thái Lan) và Tập đoàn Sumitomo Corporation Nhật Bản.
Khu công nghiệp nêu trên được thực hiện tại thị trấn Diên Sanh, xã Hải Lâm và xã Hải Trường, thuộc huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị với quy mô 481,1 ha, tổng vốn đầu tư 2.074 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 1 có quy mô 97,4 ha, tổng vốn đầu tư 504,39 tỷ đồng.
Liên quan đến tiến độ triển khai dự án, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh cho biết, tính đến ngày 29/8/2023, tổng diện tích đã ban hành quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án GPMB và người dân đã thỏa thuận là 94,62 ha/96,05 ha, đạt 98,51%. Đến nay, Công ty TNHH Liên doanh phát triển Quảng Trị đã chi trả tiền đền bù GPMB hơn 66 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Công ty TNHH Liên doanh phát triển Quảng Trị, ngày 4/5/2023, công ty đã nộp hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để Bộ Xây dựng thẩm định. Tại Văn bản số 578/HĐXD-TK ngày 18/5/2023, Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng yêu cầu có quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 thì mới đủ điều kiện thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi.
Hiện công ty đã lựa chọn tư vấn thiết kế bản vẽ thi công, dự kiến hoàn thành thiết kế bản vẽ thi công toàn bộ giai đoạn 1, thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy (PCCC) vào tháng 11/2023. Sau khi có báo cáo nghiên cứu khả thi được Bộ Xây dựng phê duyệt và hoàn thành thiết kế bản vẽ thi công giai đoạn 1 và thẩm duyệt thiết kế PCCC, có quyết định cho thuê đất/giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn 1 thì công ty sẽ trình hồ sơ Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh để xin cấp giấy phép xây dựng.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng đề nghị các sở, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Kết luận số 184/TB - UBND ngày 18/8/2023. Theo đó, yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương chỉ đạo đơn vị tư vấn định giá đất hoàn thành hồ sơ đối với diện tích thuê đất đợt 2 của dự án theo quy định để trình Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh; chủ trì, phối hợp Cục Thuế tỉnh hướng dẫn hồ sơ, thủ tục cho nhà đầu tư thực hiện việc khấu trừ tiền thuê đất vào kinh phí GPMB theo đúng quy định.
Sở Xây dựng, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, UBND huyện Hải Lăng hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ, tổ chức thẩm định và phê duyệt.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cũng đề nghị nhà đầu tư nhà đầu tư khẩn trương chỉ đạo đơn vị tư vấn nghiên cứu, lập quy hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Quảng Trị đảm bảo hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi theo yêu cầu của Bộ Xây dựng và UBND tỉnh. Tổ chức thực hiện công tác GPMB giai đoạn 2 và giai đoạn 3 của dự án nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư, thuận tiện cho công tác GPMB và quản lý tốt quỹ đất xây dựng khu công nghiệp, phục vụ thu hút đầu tư cho giai đoạn tiếp theo.
"Thống nhất với đề xuất của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, đề nghị các sở, ngành, địa phương nỗ lực phối hợp hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thành các thủ tục để khởi công dự án vào cuối quý IV/2023" ông Hưng kết luận.
Bình Định đón dự án sản xuất phụ tùng ô tôđến từ Hàn Quốc
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Liên danh 2 công ty đến từ Hàn Quốc là Công ty Han Hwang Ind và Công ty Shin Shin Machinery đầu tư Dự án sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô.
Dự án được xây dựng trên diện tích 3 ha thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội, xã Canh Vinh, huyện Vân Canh. Tổng vốn đầu tư của dự án gần 120 tỷ đồng, tương đương với hơn 5 triệu USD, dự kiến đến quý III/2026 sẽ đi vào hoạt động.
Dự án được triển khai tại Khu kinh tế Nhơn Hội. Ảnh minh họa |
Dự án được hoạt động với mục tiêu sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác; quy mô phụ tùng ô tô, phụ tùng động cơ, phụ tùng phanh 6.500 kg/năm, phụ tùng máy móc thiết bị hạng nặng 4.500 kg/năm.
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Bình Định thu hút 3 dự án FDI đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đầu tư trên 5,2 triệu USD. Tính đến nay, toàn tỉnh có 88 dự án FDI với tổng vốn đăng ký trên 1,15 tỷ USD, trong đó có 3 dự án có vốn đầu tư Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 76,6 triệu USD.
Ông Nguyễn Bay, Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định cho biết, đây là kết quả sau một năm đàm phán kể từ ngày đoàn công tác của tỉnh Bình Định sang Hàn Quốc xúc tiến đầu tư và làm việc trực tiếp với Tập đoàn Han Hwang vào tháng 9/2022.
Quảng Trị đẩy nhanh các thủ tục triển khai thi công Khu bến cảng Mỹ Thuỷ
Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Trị cho biết, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị vừa có chỉ đạo liên quan đến việc đẩy nhanh các thủ tục để sớm triển khai thi công dự án Khu bến cảng Mỹ Thuỷ.
Dự án Đầu tư xây dựng khu bến cảng Mỹ Thủy, huyện Hải Lăng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư ngày 4/1/2019.
Công tác giải phóng mặt bằng dự án khu bến Cảng Mỹ Thuỷ đang được địa phương đẩy nhanh tiến độ. |
Dự án do Công ty cổ phần Liên danh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ (MTIP) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư hơn 14.200 tỷ đồng. Trong đó, vốn góp của nhà đầu tư là 2.143 tỷ đồng và vốn huy động từ nguồn khác là 12.091 tỷ đồng.
Dự án bao gồm 10 bến cảng, với 3 giai đoạn. Giai đoạn 1, từ năm 2018 - 2025, sẽ đầu tư 4 bến; giai đoạn 2 từ năm 2026 - 2031, sẽ đầu tư 3 bến; giai đoạn 3 từ năm 2032 - 2036, sẽ đầu tư 3 bến còn lại.
Quy mô của toàn dự án là 685 ha, trong đó, giai đoạn 1 là 133,67 ha với quy mô xây dựng 4 bến, có khả năng đón tàu tải trọng lên đến 100.000 tấn, hạng mục đê chắn sóng, chắn cát dài 1.700 m.
Theo Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Trị cho biết, đến nay, dự án đã hoàn thành các thủ tục kiểm kê tài sản của các hộ dân bị ảnh hưởng trong giai đoạn 1 án; phê duyệt quy hoạch chi tiết, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo nghiên cứu khả thi.
Về công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), tính đến ngày 29/8/2023, tổng diện tích được UBND huyện Hải Lăng ban hành quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án GPMB là 120,71ha/133,67 ha. Tổng kinh phí GPMB đã phê duyệt phương án GPMB là 81,77 tỷ đồng, trong đó, MTIP đã chi trả cho người dân 80,352 tỷ đồng - tương đương 101,47 ha. Đồng thời, huyện Hải Lăng cũng đang phối hợp với MTIP triển khai công tác GPMB cho phần diện tích còn lại 12,96 ha của dự án.
Theo Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Trị cho biết, tại buổi làm việc với các sở ban ngành, địa phương liên quan và nhà đầu tư MTIP vừa qua, phía MTIP đã kiến nghị UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan tạo điều kiện để sớm bàn giao toàn bộ hơn 133ha mặt bằng trên cạn giai đoạn 1 và 341 ha khu vực mặt biển để nhà đầu tư sớm triển khai thi công dự án
Cũng tại buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến chỉ đạo Ban quản lý Khu Kinh tế tỉnh Quảng Trị thành lập tổ công tác để tiếp tục hỗ trợ kịp thời cho nhà đầu tư sớm hoàn thành các thủ tục còn lại.
Về phía địa phương, Phó chủ tịch Lê Đức Tiến yêu cầu UBND huyện Hải Lăng sớm hoàn thành công tác GPMB phần diện tích còn lại 12,96 ha của giai đoạn 1 dự án; sớm hoàn thành công tác định giá đất cụ thể để bố trí đất tái định cư cho các hộ dân vào Khu tái định cư xã Hải An.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị cũng yêu cầu các sở ban ngành liên quan tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất để giúp nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục để sớm triển khai thực hiện dự án. Trong đó, giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ban quản lý Khu kinh tế, MTIP và các ngành liên quan chuẩn bị các nội dung để làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường để sớm trình Thủ tướng Chính phủ đưa khu vực thực hiện dự án ra khỏi khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
Bình Định: Khu công nghiệp Becamex thu hút thêm dự án FDI từ Hàn Quốc
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 2 công ty Hàn Quốc gồm Han Hwang Ind Co.,Ltd và Shin Shin Machinery Co., Ltd. Hai công ty là chủ đầu tư dự án Công ty sản xuất Công ty TNHH Hangshin Metal Vina. Dự án có diện tích 3 ha tại Lô B2.1, Khu công nghiệp Becamex Bình Định (thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội), xã Canh Vinh, huyện Vân Canh.
Dự án có tổng vốn đầu tư 5,1 triệu USD (tương đương gần 120 tỷ đồng); quy mô dự án gồm sản xuất phụ tùng ô tô, phụ tùng động cơ, phụ tùng phanh 6.500 kg/ năm; phụ tùng máy móc thiết bị hạng nặng 4.500 kg/năm.
Về tiến độ, nhà đầu tư sẽ hoàn thành các thủ tục đầu tư trong quý III/2023 đến quý III/2024; quý IV/2024 đến quý IV/2025 sẽ triển khai xây dựng nhà máy, lắp đặt máy móc thiết bị. Trong năm 2026, Công ty TNHH Hangshin Metal Vina sẽ sản xuất thử, đi vào hoạt động chính thức.
Trước đó, ngày 24/5/2022, Tập đoàn KURZ (Đức) cũng đã tổ chức Lễ khởi công Dự án Nhà máy sản xuất của Công ty TNHH KURZ Việt Nam tại Khu công nghiệp Becamex Bình Định với tổng mức đầu tư 40 triệu USD; tổng diện tích 12 ha. Đây là dự án đầu tiên của Tập đoàn KURZ tại Việt Nam, đồng thời cũng là dự án công nghiệp đầu tiên triển khai tại Khu công nghiệp Becamex Bình Định.
Được biết, Dự án Nhà máy sản xuất của Công ty TNHH KURZ Việt Nam dự kiến sẽ được khánh thành trong tháng 9/2023.
Ông Nguyễn Bay, Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định cho biết, trong bối cảnh thị trường bất động sản khó khăn, UBND tỉnh Bình Định đã tập trung thu hút đầu tư và thành công thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, công nghiệp và nông nghiệp.
Theo UBND tỉnh Bình Định, tính đến ngày 18/8/2023, tỉnh thu hút 2 dự án FDI đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đầu tư là 114.816 USD; điều chỉnh 4 dự án tăng vốn với tổng vốn điều chỉnh tăng 36,28 triệu USD.
Tính đến nay, tỉnh Bình Định có 87 dự án FDI với tổng vốn đăng ký trên 1,138 tỷ USD; trong đó 48 dự án ngoài khu kinh tế và khu công nghiệp với tổng vốn đăng ký 245,66 triệu USD; 38 dự án trong khu công nghiệp và khu kinh tế với tổng vốn 892,82 triệu USD.
Hưng Yên rốt ráo thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hưng Yên, năm 2023, kế hoạch vốn đầu tưcông của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao trên 12.000 tỷ đồng. Đến nay, tỉnh đã phân bổ chi tiết 100% kế hoạch vốn; vốn bổ sung từ nguồn kết dư, vốn khác do cấp huyện, cấp xã quản lý là 274 tỷ đồng; kế hoạch vốn kéo dài từ năm trước sang năm 2023 là hơn 2.131 tỷ đồng.
Tính chung đến ngày 22/8, toàn tỉnh đã giải ngân được 4.955 tỷ đồng, đạt 41,3% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, nguồn vốn cấp tỉnh quản lý đã giải ngân hơn 2.121 tỷ đồng; nguồn vốn cấp huyện quản lý đã giải ngân 764 tỷ đồng; nguồn vốn cấp xã quản lý đã giải ngân 1.354 tỷ đồng. Có thể thấy, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn các Dự án trên địa bàn tỉnh còn thấp so với kế hoạch vốn được giao.
Các địa phương có tỷ lệ giải ngân còn đạt thấp là Thị xã Mỹ Hào giải ngân được 16%, huyện Văn Giang trên 23%, huyện Kim Động trên 25% và huyện Văn Lâm trên 27%.
Trong buổi làm việc của ông Nguyễn Lê Huy, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hưng Yên về kiểm điểm tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng năm 2023, đại diện một số sở, ngành địa phương đã nêu ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư công.
Trong đó làm rõ một số nguyên nhân về tiến đội trình thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án còn chậm chưa đảm bảo theo tiến độ yêu cầu của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tính đến ngày 22/8, còn 19 dự án chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư nên chưa có đủ điều kiện phân bổ vốn trung hạn. Một số dự án còn gặp nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, biến động giá nguyên vật liệu thi công.
Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hưng Yên, yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương và các chủ dự án thực hiện nghiêm công điện của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 44 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện giải ngân vốn đầu tư công trong đó tập trung tháo gỡ những khó khăn, ách tắc trong triển khai các dự án đầu tư công từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc dự án. Khẩn trương, quyết tâm và quyết liệt rút ngắn thời gian thi công bù cho thời gian bị chậm chễ trong khâu chuẩn bị đầu tư. Đẩy nhanh tiến độ nhưng phải gắn với đảm bảo chất lượng thi công, an toàn và đảm bảo quy định của pháp luật. Kiên quyết giải ngân tối thiểu 95% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023.
Theo báo cáo của huyện Kim Động, hiện trên địa bàn huyện có 10 dự án đầu tư công do UBND tỉnh quyết định đầu tư, với tổng mức đầu tư hơn 844 tỷ đồng. Các dự án vẫn đang được thực hiện, tuy nhiên nhiều dự án đang chậm tiến độ giải ngân do gặp nhiều vướng mắc. Chủ yếu vẫn là khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, một số chi phí tăng cao hơn so với mức đầu tư được phê duyệt. Trong đó, dự án xây dựng ĐT.377 mới giải ngân được 9% nguồn vốn của tỉnh giao năm 2023; dự án cải tạo, nâng cấp đường ĐH.75 huyện chưa giải ngân được nguồn vốn giao năm 2023; dự án nạo vét, kè và xây cống trên sông Mỏ Quạ, huyện giải ngân được 7% nguồn vốn của tỉnh giao năm 2023.
Sau buổi kiểm tra thực địa tại huyện Kim Động, ông Nguyễn Lê Huy, yêu cầu huyện Kim Động đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, bảo đảm tiến độ giải ngân các Dự án. Tập trung tháo gỡ khó khăn, khẩn trương hoàn thiện các thủ tục, đẩy nhanh tiến độ giả phóng mặt bằng các Dự án; rà soát, nghiên cứu điều chỉnh hướng, tuyến một số Dự án giao thông phù hợp với tình hình thực tế. Đối với những Dự án có mức đầu tư tăng cao so với quyết định chủ trương đầu tư, Huyện khẩn trương phối hợp với Sở tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu các giải pháp tháo gỡ theo quy định.
Còn tại buổi kiểm tra tiến độ giải ngân vốn đầu tư công do ông Đặng Ngọc Quỳnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh uỷ cùng đại diện các sở ban ngành vừa qua tại huyện Phù Cừ. Đoàn đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện một số dự án như: Dự án Đường trục trung tâm huyện Phù Cừ (đoạn từ cầu Quán Bầu - ĐT.386 đến đường ĐH.80-tuyến tránh QL.38); dự án Xây tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử địa điểm Cây đa và đền La Tiến, xã Nguyên Hòa...
Ông Đặng Ngọc Quỳnh yêu cầu trong thời gian tới, huyện Phù Cừ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện những công trình trọng điểm của tỉnh trên địa bàn huyện theo đúng kế hoạch đề ra. Tập trung đẩy mạnh thực hiện Dự án đường Tân Phúc - Võng Phan (giao ĐT.378), phấn đấu trong tháng 10/2023 bàn giao 70% mặt bằng để đơn vị nhà thầu triển khai thực hiện dự án.
Bên cạnh đó, các ngành chức năng và địa phương cũng cần phải phối hợp đồng bộ, chủ động tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình triển khai thi công các dự án và kịp thời báo cáo, đề xuất với Tỉnh để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.
Nghệ An lập Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu D, Khu Công nghiệp Nam Cấm
Tại phiên họp thường kỳ tháng 8 vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã đồng ý chủ trương cho phép Công ty cổ phần WHA Industrial Zone Nghệ An tài trợ kinh phí để thực hiện khảo sát, lập Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu D - Khu Công nghiệp Nam Cấm thuộc Huyện Nghi Lộc.
Theo đó, vị trí của Đồ án quy hoạch tại các xã Nghi Hưng, Nghi Đồng (H. Nghi Lộc), ranh giới phía Bắc giáp đường N4 và khu dân cư hiện trạng; phía Nam giáp Quốc lộ 7C; phía Đông giáp khu dân cư hiện trạng và đất sản xuất nông nghiệp; phía Tây giáp đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Quy mô khảo sát nghiên cứu lập quy hoạch Đồ án khoảng 750 ha.
Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu khảo sát, lập quy hoạch gồm: đất đã bàn giao cho Dự án WHA Industrial Zone 1 - Nghệ An (giai đoạn 2) 343,95 ha, đất rừng sản xuất 9,27ha, đất trồng cây lâu năm 2,62 ha, đất trồng cây hằng năm khác 40,06 ha, đất lúa 326,43 ha, đất mặt nước 8,9 ha, đất ở nông thôn 4,4 ha, đất giao thông 2,07 ha, đất chưa sử dụng 6,75 ha, đất sản xuất vật liệu xây dựng 5,55 ha. Trong phạm vi nghiên cứu khảo sát, lập quy hoạch không có dân cư.
Đến nay, tại khu vực nghiên cứu khảo sát, lập quy hoạch có các dự án đã được chấp thuận chủ trương, cấp phép đầu tư gồm: Dự án WHA Industrial Zone 1 - Nghệ An (giai đoạn 2), với diện tích sử dụng đất 354,5 ha; Dự án Tổ hợp sản xuất sản phẩm cơ khí, với diện tích sử dụng đất 10,169 ha; Dự án Nhà máy chế biến lâm sản, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, với diện tích sử dụng đất 17,133 ha; Dự án Trung tâm kho vận logistics Nghệ An, với diện tích sử dụng đất 8,870 ha.
Việc lập Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu D - Khu Công nghiệp Nam Cấm nhằm cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; phục vụ công tác quản lý quy hoạch xây dựng, thu hút đầu tư; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế vị trí; nâng cao giá trị sử dụng đối với quỹ đất hiện có của địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của khu vực cũng như của tỉnh.
Cần Thơ: 33 dự án khởi công, hoàn thành chào mừng 20 năm thành phố trực thuộc Trung ương
Phó chủ tịch UBND TP.Cần Thơ Nguyễn Thực Hiện vừa ký ban hành Công văn số 3238/UBND-KGVX về Danh mục công trình, Dự án đăng ký khởi công mới hoặc hoàn thành để chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập TP.Cần Thơ trực thuộc Trung ương (1/1/2004 - 1/1/2024).
Theo đó, UBND TP.Cần Thơ cơ bản thống nhất với Danh mục công trình, dự án được các cơ quan, đơn vị, địa phương đăng ký khởi công mới hoặc hoàn thành để chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập TP.Cần Thơ trực thuộc Trung ương theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Cụ thể, có 11 công trình, dự án được các cơ quan, đơn vị, địa phương đăng ký khởi công với tổng vốn đầu tư hơn 2.667 tỷ đồng gồm:
Dự án cải tạo rạch Mương Củi, Xẻo Nhum, Ngã Bát và Mương Lộ (91B); Dự án cài tạo rạch Ông Tà, Xẻo Lá, Cây Me, Ông Đạo, Từ Hổ, Bà Lễ, Xẻo Dớn và Rạch Sao (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức TP.Cần Thơ đăng ký).
Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1, Dự án thành phần 2 đoạn đi qua TP.Cần Thơ (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP.Cần Thơ đăng ký).
Dự án kè chống sạt lở khẩn cấp sông Trà Nóc, phường Trà An (đoạn từ cầu Xẻo Mây đến cầu Rạch Chùa), quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ (Chi cục Thủy lợi đăng ký).
Dự án Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng (Sở Giáo dục và Đào tạo đăng ký).
Dự án Khu tái định cư phường Long Hòa khu 2 (Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP.Cần Thơ đăng ký).
Dự án Khu tái định cư phường Thới Thuận giai đoạn 2 (UBND quận Thốt Nốt đăng ký).
Dự án đường nối từ đường dẫn vào cầu Vàm Cống vào khu công nghiệp Vĩnh Thạnh; Đường nối từ Quốc lộ 80 vào Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh; Dự án Khu tái định cư phục vụ Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh giai đoạn 1 (UBND huyện Vĩnh Thạnh đăng ký).
Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh giai đoạn 1-VSIP Cần Thơ (Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ đăng ký).
Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương cũng đăng ký 22 công trình, dự án hoàn thành đưa vào sử dụng với tổng vốn đầu tư hơn 1.057 tỷ đồng gồm:
Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư tại phường Thường Thạnh, quận Cái Răng; Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư thuộc khu đô thị đường Nguyễn Văn Cừ - đoạn từ Cái Sơn Hàng Bàng đến Đường tỉnh 923 (Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP.Cần Thơ đăng ký).
Dự án kè chống sạt lở sông Ô Môn - khu vực Thới An, quận Ô Môn (phía bờ phải) - đoạn từ Rạch Vàm đến bến đò Tầm Vu (Chi cục Thủy lợi đăng ký).
Các dự án: Xây dựng và nâng cấp hệ thống cấp nước trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh; Xây dựng và nâng cấp hệ thống cấp nước trên địa bàn huyện Cờ Đỏ; Xây dựng và nâng cấp hệ thống cấp nước trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh; Xây dựng và nâng cấp hệ thống cấp nước trên địa bàn huyện Thới Lai; Xây dựng và nâng cấp hệ thống cấp nước trên địa bàn huyện Phong Điền (Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn đăng ký).
Dự án cầu Tây Đô, huyện Phong Điền; Dự án cầu Cờ Đỏ trên Đường tỉnh 919, huyện Cờ Đỏ (Sở Giao thông vận tải đăng ký).
Các dự án: Kè sông Cần Thơ; Cống Đầu Sấu; Âu thuyền Hàng Bàng; Kè Cái Sơn - Mương Khai; Cống ngăn triều trên đường nối Cách mạng tháng Tám đến Đường tỉnh 918; Cải tạo đường Hoàng Quốc Việt (từ Km 1+952,5 đến Km 3+461, Đường nối giữa đường Cách mạng tháng Tám với Đường tỉnh 918; Xây dựng cầu Trần Hoàng Na (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức TP. Cần Thơ đăng ký).
Dự án cải tạo, nâng cấp công viên, bờ kè đường Hoàng Văn Thụ; Dự án nâng cấp đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ cầu Rạch Ngỗng 2- đường Hoàng Quốc Việt); Dự án Trường mầm non Tây Đô (UBND quận Ninh Kiều đăng ký).
Dự án mở rộng, nâng cấp tuyến đường giao thông từ UBND phường đến khu vực Tân Mỹ 2 phường Tân Lộc (UBND quận Thốt Nốt đăng ký).
Dự án Khu tái định cư huyện Phong Điền (UBND huyện Phong Điền đăng ký).
UBND TP. Cần Thơ giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục rà soát, bổ sung danh mục công trình, dự án trọng điểm để chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời, đôn đốc nhắc nhở cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan triển khai thực hiện các công trình, dự án trong danh mục nêu trên, đảm bảo thực hiện đảm bảo theo đúng quy định và đáp ứng được mục đích, yêu cầu, tiến độ đã đề ra.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Kinh tế số đóng góp khoảng 14,26% vào GDP Việt Nam năm 2022
- ·Ngành Hải quan: Khuyến khích doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến
- ·Dịch vụ lắp đặt chuyên nghiệp khi mua máy lạnh ở Daikin E
- ·Người lao động chuyển cơ quan, quyết toán thuế TNCN thế nào?
- ·Giá gas tăng nhẹ sau 2 tháng giảm mạnh
- ·Việt Nam sẽ sản xuất thép cuộn cán nóng thay thế hàng nhập khẩu
- ·Hà Nội: Đối thoại với gần 1.400 doanh nghiệp về chính sách thuế
- ·Hướng dẫn về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA
- ·Luật Dầu khí sửa đổi: Cần có quy định về lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ dầu khí
- ·Bắc Ninh thu ngân sách nội địa đạt 47% dự toán
- ·Bé trai bị viêm mô tế bào hóa mủ do không rơ miệng thường xuyên
- ·Một ngày tăng 4 triệu, giá vàng lập kỷ lục 73,5 triệu/lượng
- ·Hoàn thiện quy định giám sát hàng hóa đưa vào, đưa ra cảng, kho, bãi, địa điểm
- ·Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam tại LB Nga
- ·Ngập tràn khuyến mại tại WinMart chào mừng Quốc tế thiếu nhi
- ·Tập trung tạo mọi thuận lợi giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh
- ·Giải pháp logistics cho doanh nghiệp qua cửa khẩu quốc tế Nam Giang
- ·Đăk Nông hỗ trợ người nộp thuế gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất
- ·Hàng hóa 3 ngày Tết đủ nguồn cung, không xảy ra găm hàng, ép giá
- ·Tiếp tục rà soát quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến thép không gỉ