【nhan dinh asenal】Tạo sự chuyển biến, đột phá trong sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Tạo sự chuyển biến,ạosựchuyểnbiếnđộtphátrongsửdụngnănglượngtiếtkiệmvàhiệuquảnhan dinh asenal đột phá trong sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Ngày 24/10, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì phiên họp.
Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Phát biểu tại phiên họp, đại diện Bộ Công Thương cho biết, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã tạo dựng hành lang pháp lý, tháo gỡ rào cản, cụ thể hóa các quy định về biện pháp quản lý, kỹ thuật và chính sách thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong toàn bộ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải…
Tuy nhiên, sau hơn 13 năm triển khai thi hành, đến nay, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc như cơ chế thực thi, chế tài xử lý vi phạm chưa đủ mạnh; chính sách ưu đãi, khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả còn khoảng trống; chưa quy định hình thái hoạt động và giải pháp thúc đẩy thị trường dịch vụ tiết kiệm năng lượng…
Bên cạnh đó, Việt Nam đã cam kết đưa phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 của Chính phủ tại Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP26). Với cam kết này, Việt Nam cần phải xem xét sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo hướng tăng cường các quy định, chế tài mang tính bắt buộc thay vì khuyến khích thực thi các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Với những lý do trên, việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là cần thiết nhằm tăng cường khuyến khích, tạo điều kiện để cộng đồng dân cư, hộ gia đình, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước; chủ động, tích cực thực hiện các cam kết khi tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26. Đồng thời xây dựng các cơ chế ưu đãi, công cụ hỗ trợ tài chính về thuế, đất đai, lãi vay cho các doanh nghiệp đầu tư dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả…
Quy định rõ mô hình hoạt động, nguồn vốn của Quỹ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng thẩm định đã thảo luận, trao đổi về các nội dung chính sách được đề xuất. Về Quỹ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đại diện Bộ Tài chính cho biết, khoản 15 Điều 1 dự thảo có quy định về Quỹ nhưng chưa cụ thể mà chỉ giao lại Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định về thành lập Quỹ, quy định nguồn vốn, điều lệ tổ chức và hoạt động của Chính phủ thành lập Quỹ. Theo đồng chí, quy định như trên chưa thể hiện đầy đủ được nội dung chính sách thành lập Quỹ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam để thuyết minh cho đề xuất bổ sung này.
Vì vậy, đồng chí đề nghị Bộ Công Thương bổ sung thuyết minh về chính sách thành lập Quỹ, trong đó làm rõ cơ sở pháp lý, căn cứ đề xuất thành lập Quỹ, thẩm quyền thành lập, mô hình hoạt động, nguồn kinh phí dự kiến… Đồng chí lưu ý việc thành lập Quỹ phải đảm bảo nguyên tắc không trùng lặp với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước (NSNN) và NSNN không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ ngoài NSNN theo chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/20202 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 55-NQ/TW).
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương có đề xuất dự án mới, dự án cải tạo cơ sở hạ tầng, công trình xây dựng có sử dụng vốn nhà nước phải tuân thủ quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên, đồng chí cho rằng việc đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn nêu trên tương ứng phát sinh yêu cầu sử dụng các vật liệu, thiết bị, máy móc… với chi phí có thể cao hơn so với việc xây dựng, cải tạo các công trình, cơ sở hạ tầng hiện nay. Do đó, đồng chí đề nghị Bộ Công Thương làm rõ đề xuất này và có đánh giá tác động cụ thể, điều kiện chuyển tiếp đối với các dự án đang triển khai thực hiện để đảm bảo tính khả thi của chính sách.
Đại diện Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN cho biết, hiện thực trạng tiêu thụ năng lượng điện của Việt Nam vẫn ở mức cao, vì vậy dư địa để phát triển việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là rất lớn. Đồng thời, Việt Nam cũng đã cam kết đưa phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 tại COP26 và đặt mục tiêu tỉ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát triển bình thường đạt khoảng 7% vào năm 2030 và khoảng 14% vào năm 2045 tại Nghị quyết số 55-NQ/TW. Để đạt được mục tiêu này, theo đồng chí, cần có thể chế, chính sách thúc đẩy, khuyến khích doanh nghiệp, người dân sử dụng năng lượng an toàn, hiệu quả. Do đó, việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là rất cần thiết.
Đại diện Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam cho biết, dự thảo Tờ trình đề cập đến việc bổ sung trách nhiệm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; quy định chế tài, khen thưởng đối với người đứng đầu cơ sở năng lượng; tuy nhiên các nội dung này vẫn chưa được cụ thể hoá trong các điều khoản của dự thảo. Đồng chí đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, rà soát để cụ thể hoá đầy đủ các chính sách tại dự thảo Luật.
Về điều kiện của người quản lý năng lượng tại cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, dự thảo Luật chỉ yêu cầu có bằng cao đẳng hoặc tốt nghiệp trung cấp trở lên, tuy nhiên chưa quy định rõ chuyên ngành đào tạo phù hợp với từng loại hình sản xuất. Vì vậy, đồng chí đề nghị làm rõ nội dung này để đảm bảo nguồn nhân lực phù hợp đáp ứng yêu cầu công việc được giao quản lý.
Các chính sách phải vừa đảm bảo yếu tố kinh tế, vừa đảm bảo phát triển môi trường bền vững
Phát biểu kết luận phiên họp, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh nhất trí việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là cần thiết nhằm thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới sáng tạo, phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn; thể hiện tinh thần của Nghị quyết số 55-NQ/TW và cam kết quốc tế về phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
Về dự thảo Luật, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo chỉ quy định trong luật những nội dung mang tính khung, nguyên tắc thuộc thẩm quyền của Quốc hội và giao Chính phủ quy định các nội dung chi tiết để kịp thời đáp ứng nhu cầu và sự thay đổi của xã hội. Bên cạnh đó, cơ quan chủ trì soạn thảo cũng cần cân nhắc gộp chính sách 1 và 5 do có nhiều điểm trùng lặp; đồng thời rà soát tính liên quan của dự thảo Luật với các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Thứ trưởng nhấn mạnh, để đạt được các mục tiêu đề ra, các chính sách được đề xuất phải quyết liệt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đột phá, vừa đảm bảo yếu tố kinh tế, vừa đảm bảo phát triển môi trường bền vững. Do đó, Thứ trưởng đề xuất Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan tham mưu Chính phủ xây dựng khung ưu đãi, tiêu chuẩn đồng bộ để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng xanh, tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, Thứ trưởng yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá tác động tiếp tục nghiên cứu nguồn lực hỗ trợ nghiên cứu sáng tạo, phát triển công nghệ, giải pháp tiết kiệm năng lượng; tính khả thi, hiệu quả, nguồn vốn duy trì và đánh giá tác động của việc thành lập Quỹ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đề nghị Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp tiếp thu đầy đủ các ý kiến của các bộ, ngành tại phiên họp để hoàn thiện Báo cáo thẩm định.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, khảo sát hiện trạng thi hành Luật hiện hành và định hướng sử dụng năng lượng trong thời gian tới, Bộ Công Thương đề xuất sửa đổi 5 nhóm nội dung gồm: quản lý nhà nước trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với cơ sở sử dụng năng lượng (1); quản lý đối với dịch vụ tư vấn năng lượng, kiểm toán năng lượng, đào tạo nhân lực trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (2); chính sách ưu đãi, công cụ hỗ trợ tài chính cho lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (3); chuyển đổi thị trường và quản lý hiệu suất phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng (4); tổ chức triển khai thực hiện và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (5). |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hải quan Lào Cai “nâng bước” cho nông sản xuất ngoại
- ·Thầy dạy bơi cảnh báo các tình huống tai nạn phụ huynh không ngờ tới
- ·Startup cần có nhiều kênh tuyển nhân lực
- ·Hà Nội: Cấm taxi hoạt động theo giờ và cả ngày ở 13 tuyến đường
- ·Tắm ở bể bơi, nam sinh 14 tuổi chết đuối
- ·Làm ấm thị trường bất động sản bằng giải pháp tài chính
- ·Hai ngày thưởng thức sò điệp cao cấp, trải nghiệm ẩm thực Omakase Nhật Bản
- ·Sạt lở bờ sông tại Bến Tre diễn biến phức tạp
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 6/8: Mưa to nhiều nơi, nguy cơ sạt lở cao
- ·TP. Hồ Chí Minh bắt đầu tăng một số loại phí, lệ phí từ ngày 1/1/2018
- ·Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
- ·Xử lý nghiêm việc lợi dụng hội nghị, hội thảo giới thiệu thực phẩm chức năng
- ·‘Nghiên cứu việc chọn môn thi thứ 3 tại kỳ thi vào lớp 10’
- ·Bắc Bộ trời vẫn rét và có sương mù, Nam Bộ mưa to về chiều
- ·Ô tô Camry lao lên vỉa hè ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Hãng hàng không 'dính vận đen', máy bay liên tiếp bị sét đánh
- ·Trở về sau gần 30 năm đi lạc, chàng trai chết lặng trước hoàn cảnh của bố mẹ
- ·Tiết lộ bất ngờ về chàng trai bước ra từ siêu xe Maybach gây 'bão mạng'
- ·Đoàn xe phân khối lớn đi vào cao tốc: CSGT đề nghị 24 chủ xe đến cơ quan công an
- ·Tạo lực đẩy cho phát triển du lịch làng nghề thời kỳ hội nhập