【kết quả bóng đá vô địch hàn quốc】Tạo lực đẩy cho phát triển du lịch làng nghề thời kỳ hội nhập
Đó là nhận định của các đại biểu tại Hội thảo "Phát triển du lịch làng nghề thực trạng và giải pháp" nhằm đánh giá một cách toàn diện để phát triển du lịch làng nghề do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức ngày 10/11/2017,ạolựcđẩychopháttriểndulịchlàngnghềthờikỳhộinhậkết quả bóng đá vô địch hàn quốc tại Hà Nội,
Phát triển chưa tương xứng
Phát biểu tại hội thảo, ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết, hiện cả nước có 5.411 làng nghề và làng có nghề, trong đó có gần 2.000 làng nghề đã được công nhận, trên 400 làng nghề truyền thống với hơn 53 nhóm nghề, phố nghề truyền thống. Nhiều làng nghề có lịch sử phát triển hàng trăm năm tuổi như: Tơ tằm Vạn Phúc, đồng Ngũ Xã, gỗ mỹ nghệ Sơn Đồng..
Đời sống của người dân ở nơi có làng nghề thường cao hơn 3-5 lần so với làng thuần nông. Đặc biệt, sau khi Việt Nam ra nhập WTO, làng nghề Việt Nam dường như có thêm sức sống mới, phong phú hơn, được chú ý về cơ sở hạ tầng, công nghệ và mở rộng thị trường xuất khẩu. Tại các làng nghề ra đời nhiều công ty mới, đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm trên thị trường quốc tế.
"Việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ đem lại lợi nhuận kinh tế, giúp người dân nâng cao thu nhập, giải quyết nguồn lao động địa phương mà còn là một cách thức để gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc; đồng thời cũng là một phương thức giới thiệu sinh động về mỗi vùng, miền, địa phương trên đất nước trong việc xây dựng nông thôn mới và hội nhập quốc tế", ông Dần nhấn mạnh.
Theo ông Hà Văn Tăng, Nguyên Cục trưởng Cục Văn hóa Thông tin cơ sở: "Sản xuất Nông nghiệp cung cấp lương thực cho cả nước, đứng tốp đầu xuất khẩu ra thế giới (nông sản đã vươn tới 168 nước). Làng nghề đảm bảo một phần hàng tiêu dùng, giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động, nâng cao mức sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, một phần sản phẩm giao thương quốc tế, đưa thương hiệu Việt Nam tới năm châu.
Đơn cử như tỉnh Thái Nguyên trong 134 làng nghề có 129 làng chế biến chè với những sản phẩm được ưa chuộng ở nước ngoài. 36/49 làng nghề của Hưng Yên tạo việc làm cho 23.000 lao động, doanh thu 6.700 tỷ đồng/ năm.
Làng Gỗ mỹ nghệ Sơn Đồng – Hà Nội doanh thu 310 tỷ đồng, trong khi đó nông nghiệp chỉ có 14 tỷ đồng. Làng chạm Bạc Hồng Thái – Thái Bình có 200 cơ sở, doanh thu 57,7% doanh thu của địa phương.
"Có thể nói, kinh tế tư nhân đóng góp 43% GDP. Kinh tế tư nhân trong đó có làng nghề là “chìa khóa vàng tăng trưởng” là “đòn bẩy kinh tế", ông Hà Văn Tăng cho biết.
Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng, làng nghề đang đứng trước cơ hội và thách thức. Từ khoảng cuối năm 2008 đến nay, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, các làng nghề Việt Nam cũng lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn, phát triển manh mún, chưa xứng tầm với những lợi thế sẵn có.
Nguyên nhân là do hầu hết các làng nghề đều phát triển thiếu quy hoạch. Cở sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại, tham quan và lưu trú của khách du lịch.
Hơn nữa tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều làng nghề hiện nay khá trầm trọng. Nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau. Không khí cũng bị ô nhiễm bởi bụi, mùi hóa chất... khiến khách du lịch rất khó chịu khi đến. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, quảng bá giới thiệu làng nghề cũng chưa thực sự có hiệu quả, nhiều địa phương có tiềm năng du lịch làng nghề rất lớn nhưng chưa được đầu tư khai thác.
Khách hàng tìm hiểu sản phẩm của làng nghề thổ cẩm Hoa Tiến, Nghệ An tại hội chợ |
Cần có cơ chế khuyến khích các hộ dân tham gia làm du lịch
Theo TS. Đặng Mai Anh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, mặc dù các làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam đã có nhiều sự cố gắng tự chuyển dịch, nhiều doanh nghiệp đã vượt lên khẳng định thương hiệu không chỉ trong và ngoài nước, nhưng cũng cần thấy rằng sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam để đi vào hội nhập trở thành các sản phẩm “xuất khẩu tại chỗ” còn đang gặp nhiều khó khăn. Chẳng hạn như thiếu vốn để phát triển công nghệ - kỹ thuật, lực lượng lao động trình độ không đồng đều, đa số tay nghề chưa đáp ứng để sản phẩm tinh xảo, việc dạy nghề theo phương pháp bí truyền làm thất truyền nhiều kỹ thuật thủ công quý giá và sự ô nhiễm môi trường, suy thoái, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên tại địa phương...
Đặc biệt là các chính sách đối với nghề thủ công truyền thống còn chưa đầy đủ, thiếu tính hệ thống và đồng bộ xuyên suốt từ trung ương đến địa phương, một số quy định pháp lý được ban hành trong các thời kỳ khác nhau đã lạc hậu, không còn phù hợp với tình hình sản xuất và quản lý hiện nay...
"Vì vậy, để khai thác phát triển du lịch bền vững, đảm bảo hiệu quả trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái, thời gian tới cần có những chính sách từ phía Nhà nước và các cấp quản lý có chính sách, được đánh giá như một trong những sự thúc đẩy kinh tế địa phương. Có hoạch định và chính sách hỗ trợ trên các mặt: Công tác đào tạo, dạy nghề để luôn đảm bảo số người nối nghiệp, liên quan đến kế thừa và cải tiến kỹ thuật, thủ pháp, đảm bảo duy trì và cải tiến chất lượng sản phẩm; cải tiến cơ sở sản xuất và môi trường sản xuất; đảm bảo chất lượng, cung cấp thông tin chính xác và cần thiết cho người tiêu dùng...", TS. Đặng Mai Anh đề xuất.
Ông Trần Đức Hải, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cũng cho rằng, chính quyền địa phương nơi có làng nghề cần tham gia sâu hơn nữa vào công tác phát triển du lịch, đưa ra những cơ chế chính sách thuận lợi nhằm khuyến khích các hộ dân tham gia làm du lịch...
Đồng thời, đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá một cách bài bản, toàn diện. Với nhịp độ phát triển xã hội như hiện nay, marketing kết hợp công nghệ là công cụ vô cùng hữu hiệu để sản phẩm tiếp cận được với người tiêu dùng. Việc bắt tay với các doanh nghiệp làm du lịch cũng rất quan trọng. Các công ty du lịch thường nắm bắt rất rõ tâm lý khách hàng, chính vì vậy sẽ không khó để xây dựng các tour du lịch làng nghề phù hợp với nhu cầu và sở thích của du khách.
"Bên cạnh đó, mỗi làng nghề cần lựa chọn và phục dựng lại những nét văn hóa đặc sắc của làng để tạo điểm nhấn thu hút du khách. Ngoài ra, chính quyền địa phương cần quan tâm tới việc thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, hệ thống khách sạn, nhà hàng, ngân hàng, viễn thông, các dịch vụ giải trí và đẩy mạnh hợp tác với các đơn vị du lịch, lữ hành...", TS. Nguyễn Thị Lan Hương, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia đề xuất.
Bài, ảnh: Phúc Nguyên
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chơi trò “ú tim” bằng xe máy
- ·VinUni ra mắt chương trình Thạc sĩ quản lý sản phẩm trí tuệ nhân tạo
- ·Bộ GD&ĐT điều chỉnh cách thức thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế PEIC
- ·Dạy con đánh vần, tập viết, nhiều vợ chồng cãi nhau ỏm tỏi
- ·“Đánh nhau trượt” có bị tội gây rối trật tự công cộng?
- ·Nam sinh từng nợ môn, bỏ học đi làm công nhân tốt nghiệp thủ khoa đại học
- ·Xin phụ huynh tài trợ tiền mua laptop: Đại diện trường đến nhà động viên cô giáo
- ·Các thí sinh 'STEAM for Girls' sẵn sàng cho hành trình khám phá và sáng tạo
- ·Hơn 50 triệu đồng đến với bé Kiều My
- ·30 sinh viên Việt nhận học bổng văn hoá Hàn Quốc 2024
- ·Chủ tịch QH nói về việc 'cách hết chức vụ khi nghỉ hưu'
- ·TP.HCM: Tạm ngưng phân lớp cô giáo vận động phụ huynh mua laptop cá nhân
- ·Hiệu trưởng ĐH Kinh tế quốc dân khuyên tân sinh viên học cách đối diện khó khăn
- ·Bảo Việt tặng 'Quỹ xe đạp chở ước mơ' cho trẻ em nghèo hiếu học trong gần 20 năm
- ·Bố cho hết tài sản con út
- ·TP.HCM: Tạm ngưng phân lớp cô giáo vận động phụ huynh mua laptop cá nhân
- ·Thu 131.000 đồng/học sinh để chuyển điều hòa, trường nói 'không tư lợi'
- ·Xin phụ huynh tài trợ tiền mua laptop: Đại diện trường đến nhà động viên cô giáo
- ·Giáo viên nghỉ trực là bị trừ lương, đúng hay sai?
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Chòng chành' hay 'tròng trành'?