会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả anderlecht】Hiệp định thương mại tự do Lục địa châu Phi, xuất nhập khẩu Việt Nam thêm cơ hội!

【kết quả anderlecht】Hiệp định thương mại tự do Lục địa châu Phi, xuất nhập khẩu Việt Nam thêm cơ hội

时间:2024-12-24 00:11:31 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:567次
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 125,ệpđịnhthươngmạitựdoLụcđịachâuPhixuấtnhậpkhẩuViệtNamthêmcơhộkết quả anderlecht56 tỷ USD, giảm 14,2% Kim ngạch xuất nhập khẩu suy giảm, Trung Quốc vẫn là thị trường quan trọng của hàng Việt

Hiệp định Thương mại tự do Lục địa châu Phi (AfCFTA) chính thức bắt đầu vào đầu năm 2021, khi các quốc gia thành viên tham gia thành lập một thị trường chung bao gồm cả lĩnh vực thương mại và lĩnh vực đầu tư với tổng GDP là 3,4 nghìn tỷ USD.

AfCFTA được ra đời với mục đích loại bỏ thuế quan đối với 90% thương mại hàng hóa nội bộ châu Phi, giảm các hàng rào phi thuế quan, tự do hóa thương mại dịch vụ, phát triển sự công nhận lẫn nhau về các tiêu chuẩn, thúc đẩy phát triển toàn diện và bền vững, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển vốn và con người giữa các quốc gia.

Với sự ra đời của AfCFTA, giao thương của Việt Nam với khu vực châu Phi có thể được hưởng nhiều cơ hội mới.
Với sự ra đời của AfCFTA, giao thương của Việt Nam với khu vực châu Phi có thể được hưởng nhiều cơ hội mới.

AfCFTA được cấu trúc theo từng giai đoạn, khiến hiệp định này có thể tiến hóa theo thời gian.

Cụ thể, nhiều cuộc đàm phán khác đã được lên kế hoạch trong các lĩnh vực như chính sách cạnh tranh, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử. AfCFTA được xây dựng dựa trên các Hiệp định và nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), điều này rất quan trọng vì có tới 11 thành viên của Liên minh châu Phi chưa phải là thành viên WTO.

Theo Ủy ban Kinh tế Liên Hợp Quốc về châu Phi (UNECA), sau khi được triển khai đầy đủ, AfCFTA có tiềm năng tăng thương mại nội khối lên 52,3% so với thời điểm trước khi ký kết Hiệp định.

Thông tin trên website chính thức của AfCFTA, tính tới tháng 3/2023, 54 trong số 55 quốc gia thành viên của Liên minh châu Phi đã ký kết AfCFTA (Eritrea chưa tham gia ký kết).

Tính đến tháng 4/2023, 46 trong số 54 bên ký kết (81,5%) đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định và nộp lưu chiểu. Châu Phi kỳ vọng nhờ tác động tích cực của AfCFTA, 30 triệu người sẽ có cơ hội thoát khỏi mức nghèo cùng cực. Bên cạnh đó, thu nhập trước năm 2035 được trông đợi sẽ tăng 7% so với hiện tại, tương đương 450 tỷ USD.

Cơ hội cho giao thương Việt Nam với châu Phi

Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công thương) cho biết, thương mại Việt Nam - châu Phi đã tăng từ mức 2,52 tỷ USD năm 2010 lên mức 5,5 tỷ USD năm 2022. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đến Châu Phi đạt 2,8 tỷ USD, nhập khẩu từ Châu Phi 2,6 tỷ USD, xuất siêu đạt giá trị 226,3 triệu USD.

Các nhóm hàng xuất khẩu chính bao gồm: Gạo (đạt 568,6 triệu USD); Điện thoại các loại và linh kiện (đạt 355,6 triệu USD); Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 210,4 triệu USD); Giày dép các loại (đạt 141,8 triệu USD); Cà phê (đạt 131 triệu USD); Hàng dệt, may (đạt 129 triệu USD); Hàng thủy sản (đạt 60,3 triệu USD)…

Nhóm hàng nhập khẩu chính bao gồm: Hạt điều (đạt 1,1 tỷ USD); Kim loại thường khác (đạt 484,1 triệu USD); Gỗ và sản phẩm gỗ (đạt 114,3 triệu USD); Hàng rau quả (đạt 64,1 triệu USD); Bông các loại (đạt 54,2 triệu USD)…

"Dư địa xuất khẩu sang châu Phi còn rất lớn vì Việt Nam mới chiếm 0,6% thị phần nhập khẩu 600 tỷ USD của châu Phi mỗi năm", Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công thương) nhận định.

Cùng đó, sự ra đời của AfCFTA, giao thương của Việt Nam với khu vực thị trường châu Phi có thể được hưởng nhiều cơ hội mới.

Hàng Việt Nam tiếp cận với nhiều thị trường hơn, trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam tại châu Phi cho tới nay vẫn là những quốc gia có nền kinh tế lớn, có cảng biển thuận lợi cho việc giao thương như: Nam Phi, Ai Cập, Nigieria.

Chi phí nhập khẩu nguyên liệu, nông sản từ châu Phi có thể sẽ được cắt giảm. Do Việt Nam hiện chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng nông sản, nguyên liệu thô từ châu Phi để sản xuất, tạo thêm giá trị gia tăng.

Việc các cường quốc hàng đầu thế giới đã, đang lấy kinh tế làm “mũi nhọn” trong triển khai chiến lược cạnh tranh ảnh hưởng tại châu Phi, đặc biệt từ khi khu vực này tuyên bố sự ra đời của AfCFTA, mở ra cho lục địa này cơ hội hòa nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu, mở rộng thị trường, vận chuyển hàng hóa được thuận lợi hơn.

Ngoài ra, Việt Nam có thể nâng cao kim ngạch xuất khẩu thông qua đàm phán các thỏa thuận thương mại với toàn châu lục.

Một xu hướng có triển vọng sẽ diễn ra trong thời gian tới, đó là các quốc gia trên thế giới sẽ nghiên cứu, đàm phán, ký kết các thỏa thuận thương mại quốc tế, đặc biệt là Hiệp định thương mại tự do (FTA) với toàn bộ khối mậu dịch tự do lục địa châu Phi. Việc này sẽ giúp các quốc gia tiết kiệm thời gian đàm phán với từng quốc gia hoặc khu vực nhỏ lẻ (châu Phi hiện có 55 quốc gia chia thành 8 khu vực kinh tế).

Trên thực tế, các quốc gia châu Phi có cơ cấu sản xuất khá tương đồng, chủ yếu là các sản phẩm sơ cấp như dầu thô, nông sản thô, khoáng sản, kim loại quý…Do vậy, ngay cả khi AfCFTA có hiệu lực trên toàn khu vực, châu lục này vẫn chưa thể đảm bảo nguồn cung với nhiều mặt hàng tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị) và các mặt hàng quan trọng trong đời sống như: gạo, hàng dệt may, da giày, hàng thủy sản chế biến… và vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu từ các nước ngoại khối.

Trong khi đó, các mặt hàng như gạo, cà phê, dệt may, da giày, thủy sản lại là những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam.

Đơn cử, Việt Nam hiện là một trong 8 quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn trên thế giới, song giá trị xuất khẩu của nhóm hàng này sang châu Phi còn khá khiêm tốn, mới chỉ đạt 129 triệu USD trong năm 2022, một phần do các rào cản thuế quan và sự cạnh tranh của các nước đã có FTA với một số quốc gia trong khu vực.

Do đó, nếu Việt Nam hoặc ASEAN tiến hành đàm phán một thỏa thuận thương mại với toàn khu vực AfCFTA, Việt Nam hoàn toàn có thể gia tăng xuất khẩu hàng dệt may, da giày vào châu Phi, phát huy những lợi thế cạnh tranh như chi phí lao động thấp hơn so với nhiều nước châu Á, kỹ thuật may tốt, sản phẩm đạt chất lượng cao.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Moody's hạ triển vọng tín nhiệm của Việt Nam: Bộ Tài chính nói gì?
  • Tổng thống Vladimir Putin giành được hơn 76,41% số phiếu ủng hộ
  • Ngày làm việc thứ 2 Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành TW
  • TPHCM: Không được từ chối khám, chữa bệnh cho người bệnh trở về từ Đà Nẵng
  • Chủ tịch Quốc hội dự Lễ kỷ niệm Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam lần thứ 5
  • “Không có chuyện Biên phòng làm ngơ cho xuất nhập cảnh trái phép”
  • “Điểm nóng” Syria
  • Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: DN nông nghiệp phải phát triển mạnh hơn nữa
推荐内容
  • Bị cảnh báo 'Thẻ vàng': Chính phủ chấn chỉnh lại hoạt động khai thác hải sản
  • Tăng trưởng GDP quý I/2017 thấp nhất trong 3 năm qua
  • Ngày 16/12 diễn ra Toạ đàm Chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, bảo vệ doanh nghiệp, người tiêu dùng
  • Thiên tai hoành hành nhiều quốc gia: Hệ lụy của biến đổi khí hậu
  • Giá vàng hôm nay 22/3: Vàng tăng mạnh trở lại
  • Kinh tế biển và sự phát triển của thương mại Việt Nam