【roma – verona】Có hay không TPP, Việt Nam vẫn hội nhập và cải cách
Việt Nam phải chủ động đưa ra điều kiện hội nhập
Trong phiên họp,óhaykhôngTPPViệtNamvẫnhộinhậpvàcảicároma – verona UBTVQH đã nghe Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết 1052/NQ-UBTVQH13 ngày 24/10/2015 về một số định hướng, nhiệm vụ và giải pháp thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Đánh giá thêm về kết quả cũng như hạn chế trong quá trình thực hiện, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, do việc triển khai Nghị quyết mới được một năm, lại trải qua 2 nhiệm kỳ nên kết quả đạt được chưa rõ rệt. Báo cáo cũng chưa làm rõ được nhiều nội dung, đây là một thiếu sót mà Chính phủ thừa nhận, Phó Thủ tướng nói.
Nêu rõ từng mặt tích cực, hạn chế trong quá trình hội nhập, Phó Thủ tướng cho biết hiện Chính phủ và Ban chỉ đạo liên ngành đang nỗ lực tăng tính chủ động trong cuộc chơi hội nhập. Ngoài hoàn thiện thể chế trong nước cho phù hợp, tới đây chúng ta sẽ lựa chọn, chủ động đề xuất một số cam kết để thảo luận trong các hiệp ước quốc tế, không để các nước khác hoàn toàn dẫn dắt cuộc chơi. Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi chúng ta có thực lực mạnh hơn nữa, đặc biệt trong đàm phán. Sau quá trình đàm phán, Chính phủ cũng sẽ cố gắng đưa quá trình hội nhập trong nước lên tầm tương xứng, tránh để bỏ qua cơ hội, thua ngay trên sân nhà.
Bên cạnh việc thực hiện 8 nhóm giải pháp trong Nghị quyết về hội nhập, Chính phủ cũng sẽ bám sát các Nghị quyết về tái cơ cấu. Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, quá trình tái cơ cấu giai đoạn này thực chất có tới 5 lĩnh vực, thay vì 3 lĩnh vực như trước, đó là thêm cơ cấu lại thu chi ngân sách và nợ công, cơ cấu lại khu vực sự nghiệp công. Tới đây, sẽ có cả tái cơ cấu ngành du lịch, khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
"Hiện Chính phủ đang đặt quyết tâm chậm nhất là quý 1, tất cả kế hoạch này của giai đoạn 2016 – 2020 phải hoàn thành. Nếu làm được, thực lực của chúng ta được nâng lên, quá trình hội nhập sẽ thành công", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Đâu là điểm yếu nhất của Việt Nam trong hội nhập?
Trả lời câu hỏi của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ về tác động, ứng phó của Việt Nam với triển vọng của TPP, Phó Thủ tướng cho rằng chưa thể khẳng định tương lai TPP ra sao. Phải đến sau 20/1, tân Tổng thống Mỹ nhậm chức, khi đó chính sách thương mại, đối ngoại của Mỹ mới rõ ràng. Còn hiện nay, một số nước thành viên đã phê chuẩn TPP. Đặc biệt, đầu tháng 1 tới, Thủ tướng Nhật Bản sẽ sang thăm Việt Nam và một trong các mục tiêu của ông là vận động Việt Nam sớm phê chuẩn TPP để cùng các nước gia tăng áp lực với Hoa Kỳ.
Tuy vậy, theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dù có hay không TPP, Chính phủ cũng đang rà soát lại với Quốc hội để hoàn thiện hệ thống pháp luật trong vòng 3 – 5 năm tới, bởi hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam và EU có nhiều tiêu chuẩn cũng tương đồng với TPP.
“Các FTA thế hệ mới nay rất khác trước đây. Thời kỳ WTO chỉ 3 hình thức, kinh tế thương mại và đầu tư. Nay các FTA gồm cả các điều khoản về doanh nghiệp nhà nước, mua sắm công, nhà đầu tư kiện chính phủ, sở hữu trí tuệ, lao động công đoàn và nhiều vấn đề khác, nội dung rất rộng mở, tiêu chuẩn rất cao so với WTO. Trong điều kiện đó chúng ta phải sửa lại khá nhiều luật. Chẳng hạn như sở hữu trí tuệ, luật của ta xử hành chính, nhưng yêu cầu của FTA đòi hỏi phải xử lý cả hình sự. Trước đây xử lý trong nước, nay các FTA đòi hỏi phải xử lý xuyên biên giới. Do đó, chúng ta phải sửa cả Luật Hải quan, quy định về tố tụng, nhân lực, tư pháp… , rất nhiều luật phải sửa. Nên dù có hay không TPP chúng ta vẫn hội nhập và cải cách”, Phó Thủ tướng Chính phủ khẳng định.
Trả lời một câu hỏi khác về điểm yếu nhất hiện nay trong hội nhập, Phó Thủ tướng thừa nhận, yếu nhất chính là khâu tổ chức thực hiện, chỉ đạo phối hợp liên ngành. Hiện nay, chúng ta có cả ban chỉ đạo về tạo thuận lợi thương mại và cơ chế một cửa. Tuy nhiên, đến nay mới đưa được 36/280 thủ tục hành chính vào cơ chế một cửa quốc gia. Mục tiêu đến năm 2018 đạt 80% và năm 2020 đạt 100%. Ngoài ra, còn 73 nhóm thủ tục kiểm tra chuyên ngành của hải quan, hiện đang giao cho các bộ, ngành rà soát theo hướng tối thiểu nhất, để đảm bảo yêu cầu quản lý nhưng tạo thuận lợi cho thương mại nhất.
“Làm sao rút ngắn được khoảng cách từ văn bản pháp luật, quy chế tới sự thực thi của cơ quan công quyền, cơ quan chức năng, cán bộ công chức, là vấn đề mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất đau đầu. Mong các cơ quan Quốc hội tăng cường giám sát, cùng với Chính phủ để chúng ta khắc phục được điểm yếu này”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói./.
Lập ban chỉ đạo xử lý 12 dự án thua lỗ Giai đoạn 2016 – 2020, Chính phủ có nhiệm vụ kép rất quan trọng là xử lý các tồn tại yếu kém cũ như nợ xấu, nợ công, các dự án thua lỗ, gắn với việc cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực để đảm bảo phát triển kinh tế xã hội, rà soát lại chất lượng hệ thống thể chế chính sách, nhất là hệ thống cán bộ. “Chính phủ đang lập ban chỉ đạo xử lý 12 dự án thua lỗ, chứ không chỉ 5 dự án như đã báo cáo Quốc hội. Tới đây Chính phủ sẽ báo cáo tiếp để xử lý triệt để”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết. |
H.Y
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Tình người
- ·Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ
- ·Thông tin mới từ Bộ Công an về vụ lộ đề thi Tốt nghiệp THPT
- ·Cần giải pháp căn cơ quản lý vấn đề 'nóng' về vé máy bay, thị trường vàng
- ·Thương cháu bé dân tộc bị bệnh ung thư “di căn” tận tâm hồn
- ·Ngày 25/4/1954: Liên quân Việt
- ·Cựu giáo viên lừa “chạy” việc chiếm đoạt gần 2,3 tỷ đồng để chơi số điện toán
- ·Thanh Hóa: Bắt đối tượng truy nã nguy hiểm sau 9 năm lẩn trốn
- ·Tôi đành ly hôn vì vợ không lãng mạn được như người tình
- ·Quang Hải về lại V
- ·Làm thẻ căn cước công dân cần mang theo những giấy tờ gì?
- ·Kiến nghị của cử tri Thừa Thiên Huế đã được tiếp thu, giải quyết
- ·Từ 9 đến 11 giờ hôm nay giao lưu trực tuyến về sửa đổi, bổ sung Thông tư 38
- ·Tuyển Việt Nam nhận tin vui trước trận gặp Syria
- ·Chồng mất trước, vợ có được hưởng toàn bộ tài sản?
- ·Bộ Công an cảnh báo về hoạt động mua bán “sở hữu kỳ nghỉ du lịch”
- ·Kết quả bóng đá U17 Nhật Bản 3
- ·Bắt tạm giam giám đốc doanh nghiệp mua bán hóa đơn trái phép
- ·Trao hơn 20 triệu đồng cho bé bệnh còn “da bọc xương”
- ·Chứng khoán phái sinh: Các hợp đồng tương lai đảo chiều giảm điểm