会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bxh bd nu mexico】Tín dụng bất động sản tăng 14%, NHNN lo ngân hàng đối mặt rủi ro thanh khoản!

【bxh bd nu mexico】Tín dụng bất động sản tăng 14%, NHNN lo ngân hàng đối mặt rủi ro thanh khoản

时间:2024-12-23 18:48:57 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:527次
Tín dụng chỉ là một trong số nhiều nguồn vốn đầu tư vào thị trường bất động sản
Lợi nhuận ngân hàng phụ thuộc room tín dụng?índụngbấtđộngsảntăngNHNNlongânhàngđốimặtrủirothanhkhoảbxh bd nu mexico
Phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh
Từ đầu năm đến nay, tín dụng toàn hệ thống đã tăng 8,16%.
Tín dụng ngân hàng được đẩy mạnh quá mức vào bất động sản sẽ tạo rủi ro lớn. Ảnh: ST

Ngân hàng từ chối cho vay không hẳn vì cạn room

Thời gian qua, một số TCTD phản ánh hết room tín dụng là do các TCTD tăng tín dụng quá nhanh trong 6 tháng đầu năm. Tuy vậy, trong thông cáo mới được phát hành, NHNN cho rằng, việc từ chối cho vay đối với khách hàng không hẳn là do hết room mà còn có thể do phải đảm bảo các tỷ lệ an toàn, hoặc một số ngân hàng xếp hạng thấp không được tăng trưởng tín dụng cao...

Theo NHNN, tính đến 30/6/2022, tín dụng toàn hệ thống đã tăng 9,35% so với cuối năm trước, tăng 16,69% so với cùng kỳ năm 2021, là mức tăng 6 tháng đầu năm cao nhất trong vòng 10 năm qua. Trong đó số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tăng 3,21% so với cuối năm 2021 và chiếm 2,49% tổng dư nợ tín dụng (cùng kỳ 2021 giảm 4,67%, chiếm 2,27%).

Với bản chất hoạt động ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn, cho vay bổ sung vốn lưu động thì thường xuyên có nguồn thu nợ, cho vay. Tuy nhiên, NHNN bày tỏ lo ngại, một số TCTD chủ yếu cho vay trung dài hạn, tập trung vào lĩnh vực bất động sản thì thời gian quay vòng vốn chậm, không thu hồi được nợ nhanh, nên dẫn đến hết dư địa tăng trưởng tín dụng.

Theo NHNN, tín dụng ngân hàng được đẩy mạnh quá mức vào bất động sản sẽ tạo rủi ro lớn, ảnh hưởng trọng yếu tới an toàn hệ thống các TCTD nói riêng và nền kinh tế nói chung.

"Nhu cầu tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản thường có thời gian vay vốn dài (hiện nay khoảng 94% dư nợ tín dụng bất động sản có thời gian vay vốn từ 10-25 năm), trong khi nguồn huy động của hệ thống TCTD chủ yếu là ngắn hạn với lãi suất thay đổi theo thị trường (80% nguồn vốn huy động của hệ thống TCTD là tiền gửi ngắn hạn), vì vậy TCTD sẽ đối mặt với rủi ro thanh khoản, không đáp ứng được nhu cầu chi trả tiền gửi cho người dân", báo cáo của NHNN nêu rõ.

Thực tế tại Việt Nam, tín dụng vẫn là nguồn vốn mang tính chất trọng yếu. Theo số liệu từ NHNN, tính đến tháng 6/2022, dư nợ tín dụng bất động sản đã đạt trên 2,36 triệu tỷ đồng, chiếm 20,74% tổng tín dụng toàn hệ thống và tăng 14,07% so với cuối năm 2021, cao hơn tăng trưởng tín dụng chung của toàn hệ thống và cùng kỳ các năm trước.

Cần khơi thông nguồn vốn đa dạng cho thị trường bất động sản

Mặc dù mang tầm quan trọng, nhưng báo cáo của NHNN nhận định, tín dụng ngân hàng chỉ giải quyết được các vấn đề trước mắt, tạm thời đối với thị trường bất động sản về nguồn vốn cho sự phát triển của thị trường này. Về lâu dài, để phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, bền vững cần có các giải pháp đồng bộ để khơi thông nguồn vốn đa dạng, an toàn, hiệu quả, hỗ trợ thị trường bất động sản.

Do đó, NHNN cho hay, việc xử lý ách tắc dòng vốn của thị trường bất động sản cần được cân nhắc và tiếp cận theo nhiều nguồn vốn khác nhau, không đẩy rủi ro tới hệ thống ngân hàng.

Trong trao đổi mới đây, ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) cho rằng, dòng vốn đầu tư vào thị trường bất động sản rất đa dạng, bao gồm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn huy động từ thị trường quốc tế thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp hoặc vay các tổ chức nước ngoài, huy động từ thị trường chứng khoán, nguồn vốn tự có, tự tích lũy của các tổ chức, cá nhân và vay từ tổ chức tín dụng. Như vậy, nguồn vốn tín dụng từ hệ thống ngân hàng chỉ là một trong số các nguồn vốn đầu tư vào thị trường bất động sản.

Ngoài ra, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, NHNN cho biết đã triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách nhằm kiểm soát chặt chẽ tín dụng chảy vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro thời gian qua, thông qua việc thường xuyên rà soát, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD (trong đó có lộ trình điều chỉnh giảm dần tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn), tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động cấp tín dụng của các TCTD, đặc biệt là tín dụng bất động sản.

Nói thêm về room tín dụng, NHNN cho biết, năm 2022 với định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Vì thế, NHNN đã phân bổ tăng trưởng tín dụng năm 2022 cho từng TCTD trên một số nguyên tắc, xếp hạng từng TCTD theo các tiêu chí và chấm điểm quy định, đồng thời xem xét một số yếu tố cụ thể hóa chủ trương, định hướng điều hành của Chính phủ, NHNN như tiêu chí: giảm lãi suất cho vay, tham gia hỗ trợ xử lý các ngân hàng yếu kém…

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Phát động cuộc thi Video clip giới thiệu sản phẩm OCOP địa phương
  • “Chảo lửa Trung Đông” lại nóng lên
  • Bộ Ngoại giao bổ nhiệm nhân sự mới
  • Khủng hoảng di cư
  • Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn
  • Bí thư Hà Giang Triệu Tài Vinh: Hợp nhất đòi hỏi loại bỏ tư lợi
  • Chùm ảnh: Hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Liên hợp quốc
  • Thủ tướng hoan nghênh Czech mở lại thị thực lao động cho Việt Nam
推荐内容
  • Cảnh báo về việc giả danh cơ quan thuế để trục lợi, lừa đảo
  • Triển khai quyết định nhân sự của Bộ trưởng Quốc phòng
  • Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2019
  • Làn sóng rút tiền gửi tại Mỹ
  • Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tái định cư cao
  • Israel đứng trước nguy cơ nội chiến