【ty le.bong da】Bộ Công thương: Giá điện đã hoãn tăng từ tháng 6/2018
Tăng giá điện,ộCôngthươngGiáđiệnđãhoãntăngtừtháty le.bong da CPI cả năm tăng thêm 0,3%
Trong báo cáo về điều hành giá điện, Bộ Công thương cho biết, theo Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg, giá điện đáng lẽ sẽ được xem xét điều chỉnh từ tháng 6/2018 (sau 6 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất là ngày 1/12/2017). Tuy nhiên, căn cứ thực tế các yếu tố chi phí đầu vào cấu thành giá điện và để đảm bảo ổn định giá cả, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2018, Chính phủ đã quyết định không điều chỉnh giá điện trong năm 2018. Việc không điều chỉnh giá điện trong năm 2018 đã góp phần kiềm chế lạm phát ở mức 3,54% và giúp tăng trưởng tổng sản phẩm GDP đạt 7,08%.
Sang năm 2019, Chính phủ đã xem xét điều hành điều chỉnh giá điện trong năm 2019 theo đúng quy định tại Luật Điện lực và Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg, đồng thời thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc điều chỉnh giá khí, giá than bán cho điện, thuế bảo vệ môi trường và phân bổ một phần các khoản chênh lệch tỷ giá còn treo trong các năm trước.
Cũng trong năm 2019, Ban Chỉ đạo điều hành giá đã xây dựng các kịch bản, đề ra mục tiêu kiểm soát lạm phát từ 3,3 - 3,9% (theo nghị quyết của Quốc hội khoảng 4%); trong đó có tính toán theo các dự báo giá cả thế giới, nhu cầu điều chỉnh các dịch vụ công và giá cả thiết yếu như điện, xăng dầu, y tế, giáo dục theo đề xuất của các bộ và Tổng cục Thống kê.
Về việc cân nhắc lựa chọn thời điểm tăng giá, Bộ Công thương giải thích, theo quy luật, chỉ số CPI thường tăng cao vào tháng 2 (dịp nghỉ tết Âm lịch) và sẽ giảm mạnh trong tháng 3, nên sẽ không tác động nhiều đến chỉ số CPI bình quân cả năm và kiềm chế được lạm phát kỳ vọng.
Theo đánh giá của liên Bộ Công Thương, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Tổng cục Thống kê, dự kiến điều chỉnh giá điện bán lẻ bình quân tăng bình quân 8,36% vào ngày 20/3/2019 sẽ làm CPI cả năm tăng 0,3%.
Mặt khác, việc cân nhắc thời điểm điều chỉnh giá điện vào ngày 20/3/2019, đã được Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá tính toán tổng thể để đồng bộ với các điều chỉnh về giá xăng dầu, giá dịch vụ y tế, học phí, dự kiến CPI của tháng 3/2019 và cả năm 2019 nhằm đảm bảo CPI của cả năm nằm trong khoảng từ 3,3 - 3,9%.
EVN không có lỗ đầu tư ngoài ngành
Về thông tin cho rằng giá điện "gánh" các chi phí, lỗ đầu tư ngoài ngành của EVN, báo cáo của Bộ Công thương cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 852/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc EVN, các khoản đầu tư ngoài ngành cơ bản đã được EVN thoái hết vốn nên không có các khoản lỗ đầu tư ngoài ngành.
Riêng khoản vốn đầu tư còn lại 7,5% vốn điều lệ tương ứng 187,5 tỷ đồng tại Công ty cổ phần Tài chính Điện lực đang kinh doanh có lợi nhuận và trả cổ tức hàng năm sẽ được EVN thực hiện thoái vốn trong năm 2019.
Các khoản chi phí giá thành sản xuất kinh doanh điện đã được kiểm toán và không bao gồm các khoản chi phí đầu tư ra ngoài ngành của EVN. Việc tính toán phương án giá bán lẻ điện bình quân đã được EVN, Bộ Công thương thực hiện theo đúng quy định, tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg về việc xác định mức giá bán lẻ điện bình quân.
Số dư tiền gửi cao do đặc thù của EVN
Tại báo cáo này, Bộ Công thương cũng làm rõ thông tin báo chí nêu về số dư tiền gửi ngân hàng của EVN và quản lý dòng tiền của EVN, tại thời điểm 30/6/2018.
Theo Bộ Công thương, số dư tiền gửi tại thời điểm 30/6/2018 là 42.798 tỷ đồng như báo chí đã nêu là số liệu tại Báo cáo tài chính hợp nhất toàn EVN thời điểm 30/6/2018. Đây là tổng số tiền gửi ngân hàng tại 253 đơn vị thành viên cấp 2 và cấp 3 thuộc tập đoàn, để phục vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng.
So với số dư nợ phải trả ngắn hạn tại cùng thời điểm trả của EVN (hơn 106 nghìn tỷ đồng), thì số dư tiền gửi nêu trên chưa đủ để sử dụng cho trả nợ ngay các nhà cung cấp nhiên liệu (khí, than, dầu), bán điện (55 nghìn tỷ đồng), chi phí phải trả ngắn hạn tiền mua điện của các nhà máy điện (10 nghìn tỷ đồng), trả nợ ngân hàng đến hạn (22 nghìn tỷ đồng), thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (2,5 nghìn tỷ đồng) và các khoản phải trả phục vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng (16,5 nghìn tỷ đồng).
Bộ Công thương giải thích, do đặc thù của ngành nghề kinh doanh, tiền điện thường tập trung vào cuối tháng nên số dư tiền gửi của EVN vào các ngày cuối tháng (thời điểm lập báo cáo quyết toán) thường cao hơn so với các ngày còn lại. Đồng thời, một số khoản vay nước ngoài các đơn vị phải sử dụng tài khoản đặc biệt, hoặc giải ngân một lần về tài khoản chuyên dụng của người vay, theo quy định của hiệp định vay nên đã tăng thêm số dư tiền gửi của các đơn vị.
Do nhu cầu vốn cho đầu tư và sản xuất kinh doanh quá lớn nên với số dư tiền gửi trên mới giúp cho EVN và các đơn vị thành viên hoàn thành nhiệm vụ được giao. Để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, mỗi đơn vị phải duy trì một số dư tiền gửi phục vụ cho công việc thường xuyên và xử lý đột xuất.
Đối với công ty mẹ - EVN, trung bình 1 tháng của năm 2018 thực hiện chi thanh toán khoảng 18.806 tỷ đồng cho thanh toán tiền mua điện và chi phí đầu tư chưa kể thanh toán các khoản chi phí khác. Đối với các công ty nhiệt điện cần có một số lượng tiền lớn để mở L/C thanh toán nhiên liệu nhập khẩu hoặc thanh toán cho các đơn vị cung cấp trong nước.
Ngoài ra, theo Bộ Công thương, trong lĩnh vực đầu tư, EVN có số dư nợ vay rất lớn vì thế nhu cầu trả nợ trong năm tương đối cao đòi hỏi EVN phải duy trì số dư đủ để trả nợ khi đến hạn để đảm bảo tín nhiệm tín dụng cho các khoản vay trong tương lai.
H.Y
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Giá vàng hôm nay (20/12): Bất ngờ tăng vọt
- ·Những di tích sống mãi với Hà Nội
- ·Bãi thải than 'treo' trên đầu nhà dân ở Thái Nguyên, khách đến không dám ngủ lại
- ·Hợp long cầu vượt sông Đào trong dự án đường hơn 5.000 tỷ đồng tại Nam Định
- ·Khẩn trương ứng phó áp thấp nhiệt đới và mưa lớn, đề phòng nguy cơ sạt lở đất, lũ quét
- ·Quân nhân chưa có chế độ nhà ở, kiến nghị hỗ trợ thêm vào lương hằng tháng
- ·Khám xét nơi ở, nơi làm việc của Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị
- ·Thông tin bất ngờ vụ chiếm đoạt ô tô 'phóng như bay' từ Cần Thơ về Tiền Giang
- ·Hà Nội phát động chương trình tiêu dùng xanh, bền vững
- ·Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau
- ·Giá heo hơi hôm nay 15/3/2023: Thương lái ép, giá giảm mạnh
- ·Công ty cây xanh Công Minh thông đồng với chủ đầu tư để tham gia các gói thầu
- ·Bãi thải than 'treo' trên đầu nhà dân ở Thái Nguyên, khách đến không dám ngủ lại
- ·Ngư dân Đà Nẵng ứng phó trước khi áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão
- ·Lùi lịch điều chỉnh giá xăng dầu trong nước sang ngày 4/5
- ·Phải làm rõ 'cơ chế gọi điện thoại trợ giúp' khi vi phạm giao thông để xử nghiêm
- ·Nỗi đau của người mẹ có con trai 15 tuổi tử vong 'vụ trộm xe, tông chết 2 người'
- ·Người phụ nữ bị lừa hơn 600 triệu đồng vì tin lời 'tổng giám đốc' trên mạng
- ·Địa chỉ cung cấp máy bộ đàm chất lượng & giá tốt hiện nay
- ·Quân nhân chưa có chế độ nhà ở, kiến nghị hỗ trợ thêm vào lương hằng tháng