【kết quả đội tuyển mexico】Chỉ 17,2% người lao động hài lòng với mức lương của mình
12,5% người lao động không đủ sống
Cuộc khảo sát do Viện Công nhân và Công đoàn phối hợp với Ban Quan hệ Lao động thực hiện tại 25 tỉnh, thành phố, ngành Trung ương có đông lao động công nghiệp, dịch vụ, đại diện các loại hình DN và vùng lương gồm: Hà Nội; Hải Phòng; Bắc Ninh; Vĩnh Phúc; Lạng Sơn; Tuyên Quang; Hà Nam; Ninh Bình; Hòa Bình; Nghệ An; Thanh Hóa; Đà Nẵng; Thừa Thiên - Huế; Quảng Nam; Phú Yên: Khánh Hòa; Ninh Thuận; Đồng Nai; Bình Dương; TP Hồ Chí Minh; Cần Thơ; Đồng Tháp; Kiên Giang; CĐ ngành xây dựng; CĐ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.
Cuộc khảo sát tổ chức trao đổi thông tin, thu thập báo cáo, lấy ý kiến 3.008 phiếu hỏi đối với NLĐ tại 150 doanh nghiệp, trung bình mỗi doanh nghiệp 20 lao động, đảm bảo cơ cấu về giới tính, độ tuổi, vị trí công việc; tìm hiểu các vấn đề liên quan đến việc làm, tiền lương, chi tiêu, những khó khăn, vướng mắc, bức xúc và kiến nghị của NLĐ.
Theo kết quả khảo sát, với thu nhập và chi tiêu hiện nay (không có biến động về việc làm, thu nhập và đời sống) có 32,1% người lao động (NLĐ) cho biết gia đình họ có khoản tiền tiết kiệm, trung bình 1,5 triệu đồng/tháng. Đây là khoản tiền mà NLĐ dành dụm để chi tiêu dịp lễ Tết, lúc ốm đau, hoạn nạn, thất nghiệp và tích lũy đầu tư cho việc học hành của con cái.
So sánh thu nhập với chi tiêu của NLĐ và gia đình có 17,4% NLĐ cho biết có dư dật và tích luỹ; 43,7% cho biết vừa đủ trang trải cho cuộc sống; 26,5% phải chi tiêu tằn tiện và kham khổ. Đáng chú ý, có 12,5% cho biết thu nhập không đủ sống.
So với năm 2017, tỷ lệ NLĐ cho biết thu nhập so với chi tiêu “có dư dật, tích lũy” tăng 1,3%; số NLĐ gặp khó khăn “không đủ sống, phải làm thêm giờ” chỉ tăng nhẹ (0,5%), nhưng tỷ lệ NLĐ “vừa đủ trang trải cho cuộc sống” giảm 7,6%; tỷ lệ NLĐ phải chi tiêu “tằn tiện, kham khổ” tăng lên 5,8%. Nhưng nhìn chung, đa số NLĐ cho biết mặc dù còn nhiều khó khăn, song thu nhập cơ bản đủ trang trải cho cuộc sống.
PGS-TS Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn cho biết, Như vậy, như vậy ý kiến của NLĐ vẫn còn bức xúc, nhất là tỷ lệ NLĐ cho rằng mức tiền lương còn thấp và không có, hoặc có ít các khoản phụ cấp để nâng cao thu nhập bảo đảm cuộc sống. Đánh giá mức độ hài lòng với tiền lương, thu nhập của mình, 17,2% NLĐ đánh giá hài lòng, giảm 5,5% so với năm 2017; 65,7% NLĐ tạm hài lòng, tăng 13,3%; 17,1% NLĐ không hài lòng, giảm 7,8%. Đó cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng tranh chấp lao động và đình công vẫn còn xẩy ra. Theo số liệu của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, tháng đầu năm 2018, cả nước có 131 cuộc đình công, trong đó các doanh nghiệp FDI là 103 cuộc, chiếm 78,6%; ngành dệt may 48 cuộc, chiếm 36,6 %; giày da có 27 cuộc, chiếm 20,6%; điện tử 20 cuộc, chiếm 15,3%.
Đề xuất tăng 8%
Về mức điều chỉnh năm 2018, kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 3,5% NLĐ tham gia khảo sát cho biết mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2018 là cao, trong đó tỷ lệ NLĐ đánh giá mức điều chỉnh cao ở các doanh nghiệp vùng I là 1,7%; vùng II là 6,6%; vùng III là 4,1% và ở vùng IV là 2,3%. Có 57,6% cho biết mức điều chỉnh là “trung bình” và có tới 39% NLĐ cho biết mức điều chỉnh còn thấp. Có 5,2% NLĐ cho biết khi doanh nghiệp điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng thì họ bị cắt giảm một số khoản hỗ trợ.
Về tác động của việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng đến các đối tượng liên quan, hầu hết các doanh nghiệp cho biết khi điều chỉnh lương tối thiểu vùng đã làm tăng quỹ tiền lương, làm tăng các khoản đóng góp theo lương và phải điều chỉnh bảng lương cho phù hợp. Trong đó, tác động chủ yếu là do doanh nghiệp phải chi trả các khoản đóng bảo hiểm, mà không ảnh hưởng nhiều đến quỹ lương thực tế của doanh nghiệp trả cho NLĐ.
Đa số các doanh nghiệp và NLĐ đều cho rằng việc điều chỉnh là cần thiết, là cơ sở pháp lý quan trọng để doanh nghiệp điều chỉnh tiền lương, giúp NLĐ nhất là lao động phổ thông, lao động có tay nghề thấp có điều kiện tăng lương, cải thiện đời sống và tăng mức đóng bảo hiểm. Nhiều NLĐ có thu nhập cao là do làm thêm giờ, tăng ca và các khoản phụ cấp, nếu chỉ trông chờ vào lương cơ bản làm việc trong giờ quy định thì cuộc sống sẽ gặp nhiều khó khăn, không đủ sống.
Chính vì vậy, căn cứ phần thiếu hụt mức lương tối thiểu vùng năm 2018 chưa được điều chỉnh để đáp ứng mức sống tối thiểu của NLĐ, còn thiếu khoảng 7%. Nếu tính cho 2 năm 2019 và 2020 thì mỗi năm phải bù đắp 3,5%, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đề xuất phương án tăng trung bình 8,0% năm 2019 để gửi tới Hội đồng TLQG làm cơ sở thương lượng trong các phiên họp.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Khẩu trang bất lương
- ·Ca sĩ bolero Thanh Hằng bị ung thư giai đoạn 3 vẫn đi bán kẹo kéo mưu sinh
- ·Vietjet trao thưởng máy bay vàng 1 kg cho hành khách may mắn
- ·Gạo Việt được vinh danh
- ·Sàn TMĐT nước ngoài phải bổ sung giấy phép kinh doanh trước 1/1/2023
- ·Lập tổ liên ngành thu đòi nợ thuế
- ·Infographics: Thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2021 dự kiến diễn ra từ ngày 6
- ·Israel nâng lãi suất lên mức cao nhất kể từ cuối năm 2006
- ·Trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi lợn giảm giá lợn hơi xuống mức 70.000 đồng/kg
- ·Hiền Nguyễn Soprano, Quốc Đạt Baritone mang opera trữ tình Việt Nam sang Ý
- ·Dự báo thời tiết đêm 1 và ngày 2/6: Áp thấp nhiệt đới mạnh lên, nhiều nơi xảy ra tố lốc
- ·Chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm trong phiên 12/6
- ·Đồng Nai: Bắt 2 thuyền trưởng vụ buôn lậu và làm xăng giả
- ·Infographics: Những đối tượng trì hoãn tiêm chủng vaccine Covid
- ·Nhà khoa học 'giật mình' phát hiện hóa chất kem chống nắng trong mô vú
- ·Bàn cách thành lập Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng
- ·Nợ toàn cầu lên hơn 300.000 tỷ USD trong ba tháng đầu năm
- ·Nước mắm truyền thống của Hải Phòng bảo đảm an toàn thực phẩm
- ·Xuất khẩu sụt giảm lần đầu tiên sau cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008/2009
- ·Hướng dẫn thẩm định tài chính các dự án vay lại vốn nước ngoài